Thị trường xuất nhập khẩu
Hàng hóa Thái Lan âm thầm xâm nhập thị trường Việt Nam
10/09/2014

 

Len lỏi vào các chợ lớn nhỏ, cửa hàng tiện ích đến siêu thị, trung tâm thương mại…, hàng hóa của Thái Lan đã hiện diện trên tất cả các kênh phân phối tại thị trường. Đáng chú ý là hàng Thái cạnh tranh với những mặt hàng là thế mạnh của Việt Nam và lấp đầy chỗ trống cả những khu vực doanh nghiệp Việt chưa làm được.

Đủ loại thực phẩm đến hóa mỹ phẩm, nội thất

Hiện hàng hóa Thái Lan có mặt ở hầu hết các hệ thống phân phối, từ siêu thị (Parkson, Citimart, Maximark…), trung tâm thương mại, đến hệ thống cửa hàng tiện lợi như Family Mart, B’s Mart… hay các chợ lớn nhỏ. Thậm chí, còn có những cửa hàng riêng chuyên bán hàng Thái Lan. Hàng hóa Thái Lan đa dạng về chủng loại và mẫu mã, đồ gia dụng, điện tử, thời trang, rau củ quả tươi hay đã qua chế biến… đều có.

Tại các chợ đầu mối kinh doanh nông sản, thực phẩm, nhiều loại trái cây như bòn bon, măng cụt, me… trong nước đang là cuối vụ hay đã qua vụ nhưng hàng Thái Lan vẫn rất dồi dào. Hiện nhiều nhất là bòn bon Thái Lan, giá bán sỉ 43.000 - 45.000 đồng/kg. Vào chính vụ trái cây miền Tây, bòn bon Thái Lan vẫn được người mua ưa chuộng hơn vì mẫu mã đẹp, trái kết chùm rất chặt, vị ngọt đậm đà.

Tương tự, dù trong nước đã cuối vụ măng cụt nhưng hàng Thái Lan nhập về chỉ trên dưới 30.000 đồng/kg. Thậm chí khi trùng mùa với sản phẩm trong nước, trái cây Thái Lan còn “đội lốt” các loại đặc sản địa phương.

Không chỉ phổ biến dưới dạng tươi, nhiều loại rau quả sấy khô của Thái Lan còn xuất hiện ở các kênh bán lẻ. Những người đang kinh doanh các loại hàng hóa có nguồn gốc từ Thái Lan, cho biết sản phẩm đưa về thường không “đụng hàng”. Chẳng hạn, theo đại diện công ty TNHH TM&DV tổng hợp T.L. (quận 6, TP.HCM), Việt Nam có khá nhiều loại rau củ sấy như mít, đậu, khoai… thì hàng nhập từ Thái về là sầu riêng, chôm chôm, xoài, măng cụt sấy… với giá không hề rẻ. Những sản phẩm sấy khô này đang được tiêu thụ rất tốt từ đối tượng khách hàng cao cấp tại Hà Nội và TP.HCM. Chỉ sầu riêng sấy là được nhập chính ngạch, các sản phẩm sấy khác đều theo đường tiểu ngạch. Giá bán sỉ của nhà nhập khẩu này so với mức bán lẻ ra thị trường có sự chênh lệch khá lớn. Chẳng hạn, trọng lượng 100g, sầu riêng sấy giá sỉ là 135.000 đồng, giá lẻ 150.000 đồng, mức chênh lệch này ở chôm chôm là 78.000 - 98.000 đồng, măng cụt 88.000 - 108.000 đồng... Phải chăng đây là một trong những lý do hàng Thái Lan hấp dẫn cả những nhà nhập khẩu và phân phối trong nước?

Tại siêu thị Maximark, ở bất kỳ quầy nào, người tiêu dùng đều dễ dàng thấy ngay những mặt hàng xuất xứ từ Thái Lan. Thông dụng nhất là mì gói: có khoảng ba nhãn hiệu với đủ chủng loại mì chay, mặn, mì ly, mì tô. Riêng cá thu xốt cà đóng hộp cũng có đến khoảng năm nhãn hiệu khác nhau: ba cô gái, Teri, Lucky Roza… Đáng nói là các loại trái cây nguyên quả với các loại quả thuộc thế mạnh của Việt Nam như: vải, nhãn, chôm chôm… lại chỉ có hàng đóng hộp của Thái Lan. Bột nếp Thái cũng có mặt với giá đắt gấp đôi hàng Việt.

Các cửa hàng tiện lợi cũng tràn ngập các sản phẩm đóng hộp từ Thái Lan, giá không chênh lệch nhiều so với hàng Việt, thậm chí còn thấp hơn. Ví dụ, cùng một lít nước nho ép 100%, hàng Việt có giá 56.000 đồng, hàng Thái Lan 50.000 đồng; sữa chua men sống 150ml giá bằng nhau 11.000 đồng…

Đa dạng hơn cả là các loại hóa mỹ phẩm vệ sinh, chăm sóc cá nhân như dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, sữa dưỡng thể, nước xả quần áo; giấy và băng vệ sinh, mỗi loại không dưới hai nhãn hiệu của công ty đa quốc gia nhưng nhập khẩu từ Thái Lan.

Ở phân khúc hàng hóa trung - cao cấp hơn còn có hệ thống siêu thị nội thất và trang trí như Index Living Mall. Ở đây có đầy đủ hàng hóa cho tất cả các không gian trong gia đình với nhiều kích cỡ, mẫu mã. Đặc biệt, vì được sản xuất theo dạng modul để lắp ghép nên có thể sắp xếp cực kỳ linh hoạt theo diện tích cụ thể của từng gia đình. Vì vậy, tuy có mặt ở Việt Nam chưa lâu, giá cả không hề rẻ, nhưng tiện dụng nên hệ thống này nhanh chóng thu hút người tiêu dùng. Theo tiết lộ từ một nhân viên của siêu thị thì doanh số bán hàng ở đây liên tục tăng mỗi tháng.

 

Hàng hoá nhập khẩu từ thị trường Thái Lan 7 tháng đầu năm 2014

 

TT

 

Nhóm/mặt hàng

 

7 tháng 2014

 

So với 7 tháng 2013 (%)

 

Lượng (tấn)

 

Trị giá (USD)

 

Lượng

 

Trị giá


 

Tổng


 

3.765.452.429


 

7,7

1

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác


359.569.836


4,7

2

Chất dẻo nguyên liệu

182.389

304.926.628

4,4

2,6

3

Hàng điện gia dụng và linh kiện


299.963.796


3,5

4

Linh kiện, phụ tùng ô tô


296.250.603


14,8

5

Xăng dầu các loại

270.105

257.398.719

7,0

6,1

6

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện


125.704.454


-22,9

7

Hóa chất


145.928.891


17,2

8

Vải các loại


113.896.621


-2,4

9

Giấy các loại

120.818

114.745.859

0,0

4,5

10

Sản phẩm hóa chất


113.666.011


9,8

11

Sản phẩm từ chất dẻo


102.934.399


17,5

12

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày


108.589.435


38,3

13

Ô tô nguyên chiếc các loại

6.085

101.041.577

51,4

38,4

14

Hàng rau quả


105.896.107


63,0

15

Thức ăn gia súc và nguyên liệu


65.030.318


-33,8

16

Xơ, sợi dệt các loại

48.362

75.904.049

-0,6

-9,2

17

Sản phẩm từ sắt thép


71.204.362


13,9

18

Linh kiện, phụ tùng xe máy




-100,0

19

Kim loại thường khác

12.288

62.063.755

109,9

78,5

20

Sắt thép các loại

38.340

57.384.866

87,4

101,9

21

Sữa và sản phẩm sữa


43.363.757


20,4

22

Gỗ và sản phẩm gỗ


35.369.563


-13,6

23

Sản phẩm khác từ dầu mỏ


37.140.440


3,4

24

Cao su

20.478

35.995.527

26,2

9,0

25

Ngô

92.424

45.417.846

473,2

98,3

26

Sản phẩm từ cao su


33.569.035


-3,2

27

Dược phẩm


30.714.836


-9,6

28

Dây điện và dây cáp điện


24.254.881


-27,3

29

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu


23.912.806


-10,6

30

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh


41.350.979



31

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc


22.891.241


27,0

32

Quặng và khoáng sản khác

1.272.955

38.390.164



33

Sản phẩm từ kim loại thường khác


18.414.583


2,3

34

Dầu mỡ động thực vật


5.609.937


-68,5

35

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh


20.909.091



36

Chế phẩm thực phẩm khác


20.628.145



37

Hàng thủy sản


10.797.251


32,3

38

Sản phẩm từ giấy


6.488.817


-2,7

39

Phân bón các loại

5.229

3.213.499

14,6

-30,4

40

Nguyên phụ liệu dược phẩm


5.065.875



41

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm


2.582.713


54,6

42

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện


4.027.395



43

Xe máy nguyên chiếc



-100,0

-100,0

44

Nguyên phụ liệu thuốc lá


136.857



 

Nguy cơ phụ thuộc Thái Lan

Tổng kim ngạch nhập khẩu chính ngạch các loại rau quả của Việt Nam 7 tháng đầu năm đạt 309,5 triệu USD. Trong đó, từ Thái Lan là 106 triệu USD, chiếm 34,2%, tăng 63% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính riêng về đường nhập khẩu chính ngạch, rau quả Thái Lan đã soán ngôi sản phẩm cùng loại nhập từ Trung Quốc tại thị trường Việt Nam, khi kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc chỉ còn hơn 71 triệu USD, chiếm 23% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Hàng chục năm nay, Thái Lan đã liên tục thực hiện ít nhất một lần/năm chương trình hội chợ để doanh nghiệp Thái Lan tiếp cận với các kênh phân phối, tìm đại lý tại Việt Nam. Không chỉ để bán được hàng, họ làm vậy còn để người Việt quen dần với hàng Thái Lan. Mặc dầu được tổ chức mỗi năm nhưng hội chợ hàng Thái Lan luôn thu hút rất đông người tiêu dùng tham quan bởi hàng hóa của Thái Lan phong phú, thường xuyên thay đổi mẫu mã. Chẳng hạn, tháng 7/2014 vừa qua tại Trung tâm hội chợ triển lãm Tân Bình, hội chợ hàng Thái Lan với sự tham gia của 300 doanh nghiệp đã thu hút trên 50.000 người tham quan. Trong tháng 9/2014 này, phía Thái Lan lại tiếp tục tổ chức thêm một hội chợ, tập trung hẳn vào thực phẩm và trái cây.

Sự phủ sóng của hàng Thái Lan tạo thêm cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn, song doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất phần lớn thị phần, nguy hiểm hơn là phụ thuộc Thái Lan. Sở dĩ hàng Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt là do cạnh tranh về giá. Khi nhận ra hàng Trung Quốc chất lượng kém, các doanh nghiệp Việt đã cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, giành lại được thị trường. Điều này cho thấy, chất lượng hàng hóa là yếu tố quyết định.

Hàng hóa Thái Lan vào Việt Nam đặt ra một thách thức đối với doanh nghiệp trong nước, bởi với chất lượng cao, ổn định, họ sẽ nhanh tay thâu tóm thị trường. Đó cũng là bước thăm dò của doanh nghiệp Thái Lan trước khi thuế quan của nhiều mặt hàng của các nước trong khối ASEAN về 0% vào cuối năm 2015. Lúc ấy, doanh nghiệp Việt không chỉ lo hàng Thái mà phải đề phòng với cả hàng của Malaysia, Indonesia…

Điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam là chất lượng hàng hóa không ổn định khiến cho niềm tin của người tiêu dùng không mạnh. Nhà nước hiện cũng có hỗ trợ mở rộng vốn đầu tư cho doanh nghiệp đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ… Doanh nghiệp phải mạnh dạn áp dụng công cụ quản lý chất lượng, đừng ngại tốn kém, hoặc để lộ điểm yếu của chất lượng.

Sự xâm nhập ồ ạt của hàng Thái Lan là điều cần lo lắng hơn cả hàng Trung Quốc, bởi ngoài mẫu mã, bao bì đẹp, với chất lượng và giá cả rất cạnh tranh, hàng Thái sẽ dễ chiếm lĩnh thị trường. Thực tế, hàng Việt Nam không cạnh tranh nổi với hàng Thái Lan, vì doanh nghiệp Thái chủ động về nguyên liệu, họ có cả công nghệ dây chuyền khép kín nên kiểm soát chất lượng tốt. Cụ thể lĩnh vực vải vóc ở Thái Lan, họ có những nhà máy cho khâu hoàn tất, như in ấn, cố định vải không bị biến dạng sau khi giặt… Trong khi ở Việt Nam, nguồn nguyên liệu ngành may mặc phụ thuộc lên đến 80%. Việt Nam mới chỉ đầu tư một vài khâu trong quy trình sản xuất, dẫn đến chất lượng hàng hóa không ổn định.

Ý kiến bạn đọc