Thị trường xuất nhập khẩu
UAE – thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu
08/09/2014

Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất được đánh giá như một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng, hứa hẹn kim ngạch tăng trưởng 2 con số cho nhiều ngành hàng, đối với sản phẩm của Việt Nam. 

Vì thế, thị trường Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của các doanh nghiệp và những bộ, ngành Việt Nam đang tìm cách giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

8 tháng đạt 3,2 tỷ USD

Tính đến hết tháng 8/2013, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường UAE khoảng 20 mặt hàng với tổng kim ngạch đạt 3,2 tỷ USD, tăng 18,35% so với cùng kỳ năm 2013. Mức tăng trưởng cũng rất đồng đều khi kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng sang UAE trong năm nay tăng trưởng ở mức 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái. Như máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 151,49%; túi xách, ví, va li, mũ, ô dù tăng 236,23%; hạt điều tăng 108,42%…

UAE đang giữ vị trí là một trong những thị trường tiêu thụ sản phẩm điện tử tiêu dùng lớn nhất toàn cầu, nhờ vào mức tăng trưởng cao và là một trong những trung tâm thương mại quốc tế hàng đầu thế giới, kết nối với thị trường các nước Trung Đông, Ấn Độ, Đông Âu và Bắc Phi.

Tính tới hết tháng 8/2014, điện thoại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang UAE (chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch), đạt trên 2,56 tỷ USD, tăng 13,07% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng máy vi tính và linh kiện, 8 tháng 2014 cũng tăng 20,48% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 157 triệu USD. Ước tính xuất khẩu hàng điện thoại các loại và linh kiện sang UAE cả năm 2014 đạt 3,85 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm 2013.

Nông sản, dệt may nhiều tiềm năng

Nhóm các mặt hàng nông sản cũng đang tìm được chỗ đứng tốt ở thị trường UAE. Năm 2013, tổng kim ngạch các mặt hàng nông sản xuất qua UAE đạt 104,2 triệu USD... Chủ yếu gồm: hạt tiêu, hạt điều, gạo, chè, rau quả, cà phê, tinh bột sắn... Con số tuy chưa lớn, nhưng đã tăng khá mạnh khoảng 62% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 154 triệu USD trong 8 tháng đầu năm nay. Hạt tiêu vẫn là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch ước đạt 81,67 triệu USD, tăng 94,13% so với cùng kỳ năm 2013. Tiếp theo là hạt điều tăng 108,42%, gạo tăng 23,86%, rau quả tăng 96,14%... Cùng với nhóm hàng nông sản thì hàng thủy sản xuất sang thị trường UAE đạt trên 45 triệu USD, tăng gần 38% so với cùng kỳ năm 2013. Do UAE không có lợi thế về thủy hải sản, nên nội địa chỉ cung cấp khoảng 25% nhu cầu trong nước, 75% nhu cầu còn lại phải phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu nên thị trường này hết sức tiềm năng cho các doanh nghiệp trong nước. Thương vụ Việt Nam tại UAE cho rằng, các mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã được thị trường này chấp nhận, đặc biệt, hai mặt hàng cá tra, ba sa đông lạnh rất được ưa chuộng.

Nhu cầu nhập khẩu nhóm hàng dệt may của UAE hằng năm đạt khoảng trên dưới 6 tỷ USD. Nhưng hiện nay,  hàng dệt may xuất sang UAE chỉ chiếm khoảng 1,4% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của UAE. Như vậy, tiềm năng xuất hàng dệt may sang  UAE còn rất lớn. Ngoài ra, một số mặt hàng trong 8 tháng qua đạt kim ngạch khá cao ở thị trường UAE như: giày dép, ước đạt trên 52 triệu USD, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Với lợi thế về sản xuất nông nghiệp nhất là gạo, hạt điều, trà..; nuôi trồng đánh bắt thủy sản và sản xuất hàng dệt may, giày dép; sản xuất hàng điện tử, điện thoại... trong những năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực trên hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường UAE, biến UAE thành một trong những thị trường trọng điểm của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến những đặc thù của thị trường này.

Mặt hàng xuất khẩu sang UAE 8 tháng đầu năm 2014

TT

Nhóm/mặt hàng

8 tháng 2013

8 tháng 2014

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

 

Tổng

 

2.815.087.071

 

3.214.059.759

1

Điện thoại các loại và linh kiện

 

2.377.725.398

 

2.572.082.116

2

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

124.376.162

 

160.909.446

3

Hạt tiêu

6.996

42.873.792

10.677

77.299.331

4

Hàng dệt, may

 

45.041.828

 

74.767.971

5

Giày dép các loại

 

33.483.384

 

51.856.062

6

Hàng thủy sản

 

32.390.049

 

43.970.259

7

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 

10.231.317

 

26.680.323

8

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

 

21.502.778

 

24.456.632

9

Sắt thép các loại

9.989

9.720.254

15.300

19.257.439

10

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

 

6.065.429

 

18.658.496

11

Hạt điều

1.778

7.894.990

2.909

17.075.201

12

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

7.792.301

 

10.782.501

13

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

9.384.235

 

10.083.570

14

Gạo

13.456

8.403.010

16.223

10.080.695

15

Hàng rau quả

 

3.880.272

 

8.231.688

16

Sản phẩm từ chất dẻo

 

6.292.628

 

6.007.811

17

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

3.730.252

 

4.103.870

18

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

3.090.094

 

2.139.156

19

Sản phẩm từ sắt thép

 

4.864.198

 

2.078.628

20

Chè

2.276

4.787.473

821

1.582.925

 

Ý kiến bạn đọc