Thị trường xuất nhập khẩu
Nhiều cơ hội xuất khẩu sang Đức
23/09/2014

 

Là nước có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, lại là thị trường dẫn dắt kinh tế của cả Liên minh châu Âu (EU), Đức được nhận định là “cửa ngõ” cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiến sâu hơn vào thị trường EU.

Trong những năm qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Đức phát triển khá năng động. Riêng trong giai đoạn 2010-2013, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Đức đã có sự tăng trưởng đáng kể. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều tăng hơn 7,5 lần, đạt gần 7,7 tỷ USD. 7 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước cũng đạt 4,191 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất siêu sang Đức gần 1,5 tỷ USD.

Kinh tế Đức và Việt Nam có tính bổ trợ nhau rất lớn, thể hiện trong cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa 2 nước. Cụ thể, Đức chủ yếu nhập khẩu linh kiện điện thoại, thủy sản, dệt may, cà phê... từ Việt Nam. Việt Nam lại nhập khẩu từ Đức máy móc, dụng cụ, phụ tùng sản phẩm hóa chất, xe có động cơ, xe lắp ráp….

Điện thoại các loại và linh kiện chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Đức, chiếm 25,2%, tương đương với 728,6 triệu USD, giảm 27,18% so với cùng kỳ.

Mặt hàng chiếm thị phần lớn thứ hai là hàng dệt may, đạt 448,8 triệu USD, tăng 26,34% so với 7 tháng 2013. Trong tháng 7/2014, hàng dệt may xuất khẩu sang Đức gồm các chủng loại như: áo vets nam, áo khoác nam 3 lớp, áo sơ mi nữ dài tay… trong đó chủng loại  áo vest nam 2 lớp cỡ 21-345 được xuất khẩu nhiều nhất, với đơn giá trung bình khoảng 22,74 USD/Cái, FOB, Tân Cảng Hải Phòng.

Đứng thứ ba về kim ngạch là hàng giày dép, đạt 329 triệu USD, tăng 34,52%....

Nhìn chung, trong 7 tháng 2014, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Đức đều có tốc độ tăng trưởng dương, số mặt hàng này chiếm trên 75%, trong đó sản phẩm từ cao su có tốc độ tăng vượt trội, tăng 85,88%, tuy kim ngạch chỉ đạt 14,7 triệu USD. Ngoài những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng dương, thì xuất khẩu hạt tiêu, cao su, sản phẩm gốm sứ, chè… lại giảm kim ngạch.

 

Hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Đức 7 tháng đầu năm 2014 (đvt USD)

 

TT

 

Nhóm/mặt hàng

 

7 tháng 2013

 

7 tháng2014

 

So 7t/2014 với 7t/2013 (%)


 

Tổng kim ngạch

 

2.759.450.407

 

2.886.933.446

 

4,62

1

Điện thoại các loại và linh kiện

1.000.609.028

728.666.798

-27,18

2

Hàng dệt may

355.278.922

448.841.754

26,34

3

Giày dép các loại

244.627.635

329.077.511

34,52

4

Cà phê

248.744.870

327.871.871

31,81

5

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

152.737.864

154.126.670

0,91

6

Hàng thủy sản

107.338.658

136.266.090

26,95

7

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

64.096.547

99.491.868

55,22

8

Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù

76.928.180

82.117.002

6,75

9

Sản phẩm từ chất dẻo

63.213.107

66.155.776

4,66

10

Gỗ và sản phẩm gỗ

55.039.536

61.744.558

12,18

11

Sản phẩm từ sắt thép

57.469.532

61.602.835

7,19

12

Hạt tiêu

62.333.125

30.288.312

-51,41

13

Cao su

44.867.062

29.883.462

-33,4

14

Phương tiện vận tải và phụ tùng

10.510.511

22.729.536

116,26

15

Hạt điều

18.668.253

19.526.841

4,6

16

Sản phẩm mây, tre, cói thảm

13.111.421

15.646.690

19,34

17

Sản phẩm từ cao su

7.950.172

14.777.509

85,88

18

Sản phẩm gốm, sứ

12.341.708

7.865.641

-36,27

19

Bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc

7.009.646

6.595.727

-5,9

20

Hàng rau quả

5.623.671

5.651.034

0,49

21

Sản phẩm hóa chất

3.786.501

3.254.957

-14,04

22

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

2.249.475

2.466.110

9,63

23

Chè

2.291.570

2.104.099

-8,18

24

Giấy và các sản phẩm từ giấy

1.604.725

1.258.941

-21,55

Hơn nữa, Việt Nam cũng khá hấp dẫn với các nhà đầu tư Đức. Thời điểm hiện tại có khoảng 300 doanh nghiệp Đức hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD. Mặc dù so với các nước khác trong khu vực Đông Bắc Á, số lượng doanh nghiệp Đức tại Việt Nam không nhiều, nhưng quan trọng là có được sự tham gia của doanh nghiệp lớn với công nghệ hiện đại. Theo đó, Việt Nam có sự thuận lợi trong việc xây dựng mối quan hệ thương mại, đầu tư bền vững với Đức.

Trên thực tế, Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại EU khi chiếm đến 20% tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU. Cùng với Singapore, Việt Nam là đối tác chiến lược thứ 2 của Đức tại khu vực Đông Nam Á. Như vậy, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực khi tiến vào thị trường Đức.

Đức hiện là nền kinh tế dẫn dắt trong khối EU. Trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU dự kiến được ký kết trong năm 2014, Đức sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam khai thác tốt hơn các ưu đãi của hiệp định này. Đức cũng chính là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam vào các thị trường khác trong khối.

Để có thể thuận lợi tiến vào thị trường Đức và không vướng phải rào cản về thuế, các tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi tiếp cận thị trường Đức, doanh nghiệp Việt Nam không nên mở ngay công ty mà tìm đối tác là những doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đức. Lực lượng này sẽ giúp doanh nghiệp Việt tiếp cận nhanh hơn với xu hướng thị trường, kênh phân phối.... Các doanh nghiệp cũng nhất thiết phải nắm vững khuôn khổ luật pháp của Đức trong lĩnh vực kinh doanh.

Ngoài ra, việc tham gia các hội chợ thương mại sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có cảm nhận tốt nhất về thị trường Đức và tiếp cận với đối tác tiềm năng.

Thị trường Đức có yêu cầu rất cao về chất lượng hàng hóa sản phẩm và có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật rất chặt chẽ. Theo đó, ngoài việc đánh giá thị trường Đức đang cần loại sản phẩm gì, khả năng cung cấp cả về số lượng và chất lượng, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn kỹ thuật, thuế suất. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và “ăn chắc”, doanh nghiệp có thể mời các chuyên gia tới từ Đức, EU để phổ biến rõ yêu cầu kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc