Thị trường xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may Việt Nam vững vàng trên thị trường quốc tế
18/09/2014

 

Ngày 17/9/2014, Ngân hàng HSBC Việt Nam chính thức công bố báo cáo về Triển vọng kết nối giao thương của Việt Nam. Triển vọng xuất khẩu đang tập trung đối với ngành dệt may và công nghệ thông tin.

Vững vàng dệt may

Ngành sản xuất hàng dệt may Việt Nam có vị trí vững vàng trên thị trường quốc tế do chi phí nhân công thấp tạo tính cạnh tranh và vị trí địa lý thuận lợi tại trung tâm châu Á.

Thị trường xuất khẩu dệt may trọng yếu của Việt Nam đang từng bước chuyển sang hướng Đông. Xuất khẩu hàng dệt may sang Trung Quốc chiếm 6% trong tổng sản lượng của ngành trong năm 2013, các nước khác trong khu vực, không tính thị trường Nhật Bản, chiếm 12% trong tổng sản lượng. HSBC nhận định, sản lượng xuất khẩu hàng dệt may sang Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020 phản ánh nhu cầu tăng cao từ thị trường trung cấp.

Thị phần xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ sẽ giảm từ mức 50% của năm 2013 xuống gần 40% vào 2020. Tuy chỉ mới là thị trường tương đối nhỏ so với các thị trường châu Á và phương Tây, nhưng Trung Đông đang tăng trưởng nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu dệt may quan trọng của Việt Nam.

 

Thị trường hàng dệt, may của Việt Nam trong những năm qua

 

TT

 

Thị trường

 

Năm 2010

 

Năm 2011

 

Năm 2012

 

Năm 2013

 

8 tháng 2014

1

Hoa Kỳ

6.117,9

6.883,6

7.458,3

8.611,6

6.497,8

2

Nhật Bản

1.154,5

1.690,3

1.974,7

2.382,6

1.682,5

3

Hàn Quốc

431,6

899,9

1.069,0

1.640,7

1.216,5

4

Đức

445,9

601,2

558,8

652,3

523,8

5

Tây Ban Nha

337,3

401,3

409,1

534,5

471,7

6

Anh

332,6

448,7

451,7

471,4

379,6

7

Canada

217,0

270,7

314,9

391,2

328,0

8

Trung Quốc

93,6

203,1

247,3

355,4

301,8

9

Hà Lan

167,4

238,4

246,6

254,0

240,7

10

Đài Loan

181,5

246,3

229,9

201,4

130,8

11

Bỉ

121,4

163,6

148,7

158,5

130,0

12

Italy

117,7

154,1

138,0

151,3

127,3

13

Pháp

146,3

202,0

174,3

178,7

121,4

14

Hồng Kông

49,1

79,4

103,4

135,5

112,5

15

Nga

76,1

107,0

122,1

134,0

98,9

16

Campuchia

61,1

93,9

107,8

140,5

95,1

17

Australia

44,0

52,5

68,6

90,3

86,9

18

Các Tiểu Vương quốc ả Rập Thống nhất

44,1

0,0

58,1

83,7

74,8

19

Mêhicô

64,9

82,4

82,4

86,7

72,9

20

Chilê

0,0

21,7

27,6

31,1

65,7

21

Đan Mạch

64,9

102,9

114,3

91,4

56,8

22

Inđônêxia

77,3

83,6

76,7

88,8

54,9

23

Thụy Điển

49,8

68,5

52,3

72,7

51,6

24

Thổ Nhĩ Kỳ

87,0

108,8

68,4

63,9

49,4

25

Braxin

18,8

32,7

41,8

54,0

45,0

26

Malaysia

33,5

41,5

43,4

51,5

38,1

27

Ả Rập Xê út

29,9

47,4

64,6

59,7

36,0

28

Ba Lan

21,6

26,6

21,8

32,9

32,5

29

Singapore

30,0

29,5

33,6

41,3

29,5

30

Thái Lan

22,6

45,7

46,3

45,8

27,8

31

Philipine

18,2

21,6

26,1

31,3

26,6

32

Bangladet

0,0

23,7

17,7

21,7

17,3

33

Bờ Biển Ngà

0,0

1,0

1,9

0,0

16,1

34

Na Uy

10,6

14,8

12,5

21,8

15,0

35

Nigiêria

0,0

0,3

3,8

19,7

14,9

36

Nam Phi

18,4

20,8

15,4

18,1

14,6

37

Ấn Độ

21,5

31,2

20,2

20,7

13,8

38

Panama

14,2

23,0

35,0

34,9

13,2

39

Phần Lan

8,8

12,4

7,5

12,2

11,1

40

Áo

21,0

30,1

27,8

27,1

10,5

41

Cộng hoà Séc

35,3

38,5

33,4

27,3

10,4

42

Achentina

0,0

23,2

16,9

17,6

10,3

43

Israel

0,0

7,8

14,1

15,6

10,3

44

Myanma

3,4

3,2

5,6

13,2

9,4

45

New Zealand

0,0

7,9

8,0

13,0

9,1

46

Thuỵ Sỹ

10,6

15,1

14,1

13,6

9,0

47

Xênêgan

0,0

0,0

0,0

0,3

7,9

48

Angôla

0,0

7,4

14,5

17,2

7,7

49

Hunggary

6,5

9,7

6,4

9,0

5,9

50

Lào

8,6

6,0

6,9

7,7

5,7

51

Ukraina

15,3

18,2

21,0

12,1

5,1

52

Hy Lạp

6,9

8,5

8,4

8,2

4,0

53

Ai Cập

10,6

9,0

9,5

5,2

3,6

54

Slovakia

0,0

16,2

13,5

12,6

3,5

55

Gana

0,0

7,0

3,8

3,3

0,3

56

Cuba

0,9

1,9

0,0

0,0

0,0

57

Bungari

0,0

53,5

0,0

0,0

0,0

Đánh giá về trọng điểm ngành dệt may, HSBC cho rằng, xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cho thấy Việt Nam đang chuyển dịch lên dây chuyền sản xuất quần áo giá trị cao hơn để xuất khẩu và đây là ngành ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố giá. Việt Nam xuất khẩu gần một nửa tổng sản lượng hàng dệt may qua Mỹ trong 2012. Nhu cầu của thị trường Mỹ sẽ còn tăng mạnh trong trung-dài hạn, do thu nhập bình quân của Mỹ tăng chậm sẽ tạo ra nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm có giá mềm hơn.

Trung Quốc là đối tác cung cấp nguyên liệu dệt may chính, cũng là nước có chung đường biên giới với Việt Nam. Do vị trí trung tâm châu Á, Việt Nam cũng có các hoặt động thương mại với các nước khác trong khu vực. Việt Nam nhập khẩu 95% trong tổng nguyên liệu nhập khẩu ngành dệt may từ các nước láng giềng khác trong khu vực vào 2012 và tỷ lệ này sẽ tăng lên mức 99% vào năm 2030.

Nhiều lợi thế xuất khẩu

Theo HSBC, Việt Nam có lợi thế lớn là nằm ở trung tâm châu Á là khu vực thương mại năng động nhất trên thế giới. Do đó có đến ba phần tư các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết các đối tác thương mại chính của họ nằm trong khu vực này. Các hiệp định thương mại trong những năm gần đây đã thắt chặt quan hệ hợp tác thương mại trong khu vực. Gần ba phần tư các doanh nghiệp cho biết các hiệp định thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam và phương Tây đang có mối quan hệ hợp tác thương mại vững chắc. Gần 20% doanh nghiệp Việt nhận thấy châu Âu là thị trường có nhiều tiềm năng nhất trong sáu tháng tới, 8% cho rằng Bắc Mỹ sẽ mang lại nhiều hứa hẹn nhất.

Không tới 50% doanh nghiệp giao dịch bằng tiền đồng, trong khi hơn 95% doanh nghiệp trong khảo sát đang sử dụng USD cho các thanh toán.

Việt Nam có nhiều yếu tố hấp dẫn thị trường và các yếu tố này sẽ tiếp tục hỗ trợ triển vọng thương mại của Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam nằm ở trung tâm châu Á, giữa các nước láng giềng là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và nhiều nước Đông Nam Á khác. Nguyên nhân thứ hai, triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam đã có nhiều cải thiện, lạm phát dưới mức 5% trong năm, trạng thái xuất siêu duy trì gần đây và tiền tệ ổn định. Các hiệp định thương mại trong khu vực là nguyên nhân thứ ba thúc đẩy thương mại nội vùng châu Á phát triển hơn trong những năm gần đây.

Với nền công nghiệp đa dạng bên cạnh việc mở rộng đầu tư, Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng của thị trường mới nổi châu Á. Ngành sản xuất thiết bị CNTT và vi tính sẽ là ngành xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, sau dệt may, từ nay cho đến 2030. Tăng trưởng xuất khẩu thiết bị viễn thông sẽ tạo nhiều đất cho doanh nghiệp trong nước phát huy sản xuất để thay thế các sản phẩm, linh kiện nhập khẩu hiện nay.

Samsung Việt Nam là nhà sản xuất thiết bị viễn thông chính tại Việt Nam với nhà máy sản xuất điện thoại di động trị giá 2,5 tỷ USD. Đây là nhà máy mà mỗi năm đều có sản lượng năm sau tăng gấp đôi năm trước. Năm 2013 Samsung tiếp tục xây dựng nhà máy sản xuất thứ hai trị giá 2 tỷ USD và đang tính đến việc xây dựng thêm một nhà máy thứ ba. Điều này cho thấy các doanh nghiệp viễn thông sẵn sàng khai thác nguồn lao động sản xuất lớn, giá rẻ, và có tay nghề cao của Việt Nam. Hãng điện tử LG cũng đang sản xuất các thiết bị điện tử công nghệ cao tại Việt Nam và cũng có nhiều kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất tại đây.

Ý kiến bạn đọc