Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 1/2016 (22/02/2016)
Tháng Một, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp chế biến chỉ tăng trưởng khoảng 2,8% và là mức tăng trưởng khá thấp của lĩnh vực này. Nguyên nhân là do xuất khẩu của nhóm điện thoại, linh kiện và máy tính, linh kiện điện tử có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Ngày 16/2, Bộ Thương mại Trung Quốc công bố số liệu cho thấy đầu tư ra nước ngoài của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục duy trì mức tăng trưởng nhanh, với đầu tư trực tiếp phi tài chính ra nước ngoài đạt 12,02 tỷ USD trong tháng 1, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 17/2, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố một loạt các biện pháp nhằm tăng cường đầu tư của các công ty vào các ngành công nghiệp mới để tạo ra các sản phẩm mới trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu - động lực chính của sự tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này.
Theo số liệu mới công bố của hải quan Đài Loan(16/2/2016), thống kê sơ bộ tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 1 năm 2016 đạt 22,2 tỷ USD giảm 1,6% so với tháng 12 năm 2015 và giảm 13% so với cùng kỳ năm 2015, và là tháng thứ 12 liên tiếp chỉ số này có mức tăng trưởng âm. Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu của Đài Loan trong tháng 1 đạt 18,69 tỷ USD giảm 1,4% so với tháng 12 năm 2015 và giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2015, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt 4,93 tỷ USD, giảm 19% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 2,91 tỷ USD, giảm 27,2%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 2,02 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ. Việt Nam xuất siêu khoảng 900 triệu USD sang Úc.
Xuất siêu do nhập khẩu giảm (16/02/2016)
Hai tháng đầu năm 2016 chứng kiến sự đảo chiều khá thú vị trong quan hệ thương mại khi Việt Nam đã xuất siêu, trái ngược với việc nhập siêu trong cả năm 2015. Tuy nhiên, xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm và sẽ nhanh chóng chấm dứt.
Nông nghiệp của Braxin: Tiềm năng lớn đậu tương (15/02/2016)
Theo thống kê của Cơ quan USDA Hoa Kỳ, Braxin là nước đứng đầu về sản lượng đậu tương mùa vụ 2013 với 90 triệu tấn, cao hơn sản lượng của Hoa Kỳ (89,5 triệu tấn). Năm 2014, Braxin xuất khẩu 45,8 triệu tấn đậu tương, đem lại nguồn thu ngoại tệ trên 31 tỷ USD.
Sản lượng đường của Thái Lan sẽ sụt giảm so với dự báo trước đó ở mức 11,6 triệu tấn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tình hình hạn hán kéo dài trong năm 2016. Hiện Thái Lan là nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới sau Brazil.
Ngày 11 tháng 12 năm 2016 tới đây sẽ là cột mốc đáng ghi nhớ của Trung Quốc nói riêng và toàn thế giới nói chung khi tất cả các nước thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) không thể tiếp tục đối xử với Trung Quốc như một “nền kinh tế phi thị trường” (non-market economy – NME) trong quá trình tiến hành những cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước này.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, mặc dù xuất khẩu Việt Nam tăng trưởng nhanh, nhưng dễ bị tổn thương trước biến động từ bên ngoài như giá cả thị trường thế giới, sự xuất hiện rào cản thương mại mới, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu.
Xuất khẩu chưa thể song hành cùng logistics (01/02/2016)
Để tiết kiệm chi phí và thuận lợi hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu trong nước đã có xu hướng kết hợp, sáp nhập với doanh nghiệp logistics hoặc tự thành lập lĩnh vực kinh doanh logistics.
Bản tin Thị trường Úc tháng 12 năm 2015 (29/01/2016)
Bản tin Thị trường Úc trong tháng 12/2015 nổi bật với những nội dung: Tình hình kinh tế, chính trị năm 2015 của Úc; Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong 11 tháng năm 2015; Một số thay đổi chính sách của Úc trong năm 2015; Báo cáo thực phẩm nhập khẩu vi phạm tháng 11/2015, v.v...
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hồng Kông trong tháng 12/2015 đạt 584,52 triệu USD, giảm 4,2% so với tháng 11/2015; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông trong cả năm 2015 đạt 6,96 tỷ USD, tăng trưởng 33,9% so với năm 2014.
Xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 8,7% năm 2015 (29/01/2016)
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ (TİM), kim ngạch xuất khẩu của nước này năm 2015 đạt 143,7 tỷ USD giảm khoảng 8,7% so với năm 2014 do ảnh hưởng biến động về tỷ giá và việc sụt giảm mạnh về giá cả hàng hóa cũng như leo thang rủi ro về địa chính trị.
Tháng đầu tiên của năm mới 2016, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, cả vốn cấp mới và tăng thêm là 1,334 tỷ USD, tăng 101,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Doanh nghiệp chưa tận dụng hết lợi ích các FTA (29/01/2016)
Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; trong đó có TPP sẽ tác động mạnh mẽ tới toàn bộ thể chế kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Sau hai ngày làm việc căng thẳng, Hạ viện Malaysia tối 27/1 đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 127 phiếu thuận và 84 phiếu chống, hướng tới việc ký kết và phê chuẩn hiệp định gồm 12 nước tham gia này.
Hạ viện đã ủng hộ quyết định của Chính phủ Malaysia trở thành một bên tham gia TPP sau khi các cuộc đàm phám kết thúc ngày 5/10/2015 tại Atlanta, Mỹ.