Chỉ số giá xuất nhập khẩu quý I/2016 (28/03/2016)
Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa quý I năm 2016 giảm 1,8% so với quý trước và giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá nhập khẩu hàng hoá quý I giảm 2,87% so với quý trước và giảm 8,85% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á năm 2015 đạt 23,9 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2014. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực đạt 15,7 tỷ USD, tăng 8,52% so với năm 2014 và nhập khẩu đạt 8,2 tỷ USD, giảm 3,3%.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Canada trong tháng 2 năm 2016 đạt trị giá 158,10 triệu USD, giảm 11,6% so với tháng 1/2016. Tính chung cho 2 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Canada đạt trên 341,07 triệu USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Ngành dược được dự báo là một trong những ngành bị ảnh hưởng khá lớn khi TPP có hiệu lực, do thuế suất kéo các mặt hàng thuốc xuất nhập khẩu về 0% và nhất là bản quyền thuốc được thực thi nghiêm ngặt.
Tự do thương mại mà thành tựu nhìn thấy rõ nhất là hàng loạt các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới được kí kết trong một thập kỷ trở lại đây là một xu hướng tất yếu mà nhiều quốc gia hướng đến. Tuy nhiên, trong khi các hàng rào thuế quan dần được dỡ bỏ thì các xu hướng bảo hộ mậu dịch mới lại hình thành, một cách tinh vi và khó lường hơn...
Theo báo cáo của Hội đồng các Nhà xuất khẩu Thổ Nhĩ Kỳ (TIM), kim ngạch xuất khẩu của nước này đã tăng nhẹ trong tháng 2 so với cùng kỳ năm trước sau 14 tháng liên tiếp giảm. Trong bối cảnh những rủi ro về địa chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang, tình hình an ninh trong nước vẫn gặp nhiều bất ổn, căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vẫn hiện hữu, sự sụt giảm giá dầu cũng ảnh hưởng tới sức mua của nhiều quốc gia trên thế giới, xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua đã chịu nhiều thiệt hại.
Năm 2015, trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ thương mại, có 29 thị trường có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, với tổng giá trị 147 tỷ USD, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Thị trường gạo thế giới 2016 (11/03/2016)
Gạo là lương thực chủ yếu, rất quan trọng với tất cả các nước trên toàn cầu. Phần lớn gạo dành cho người tiêu dùng trong nước tăng lên, chính phủ các nước chủ động bảo hộ phần lớn cho các ngành sản xuất gạo trong nước khi giá gạo giảm giá toàn cầu. Thương mại gạo chỉ chiếm tổng số khoảng 8% tổng sản lượng, gần đây đã đạt mức cao nhất kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai.
Việt Nam dự tính xuất khẩu thiết bị chế biến điều (04/03/2016)
Xuất khẩu những thiết bị gì, cho ai và điều kiện như thế nào, vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải trong hội thảo chuyển giao công nghệ và bán máy móc thiết bị ngành chế biến điều cho nước ngoài vừa được Hiệp hội Điều Việt Nam tổ chức tại TP.HCM.
Bỉ là một thị trường quan trọng trong khu vực EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Bỉ có nhu cầu nhập khẩu cao, hầu hết những mặt hàng mà nước này nhập của Việt Nam cũng là những mặt hàng có thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam như giầy dép, dệt may, thủy sản, túi xách… Bỉ cũng là thị trường lớn về nhập khẩu đá xây dựng, đồ gỗ, sắt thép, cao su và cà phê của Việt Nam.
UAE - cơ hội cho nông sản Việt Nam (01/03/2016)
Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) nói riêng và khu vực Trung Đông nói chung.
Cơ hội lớn cho hàng Việt Nam tại Myanma (01/03/2016)
Tại thị trường Myanmar, phân khúc bình dân vẫn chiếm phần lớn, nhưng phân khúc tiêu dùng trung và cao cấp cũng đang có chiều hướng tăng từ khi Myanmar mở cửa thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân. Đây chính là những cơ hội lớn để hàng Việt thâm nhập mạnh vào thị trường tiềm năng này.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của cả nước trong tháng Hai ước đạt 1,88 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hai tháng đầu năm 2016 đạt 4,2 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
Thái Lan là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan tăng dần từng năm. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Thái Lan trong tháng 1/2016 đạt 277,39 triệu USD, tăng 32,4% so với tháng 12/2015 và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cam kết không làm gián đoạn xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ và bày tỏ thiện chí mong muốn hai bên tăng cường hợp tác trong quá trình thực thi Bộ quy định cuối cùng thanh tra cá da trơn họ Siluriformes (bao gồm cá tra, ba sa của Việt Nam) áp dụng cho các nước xuất khẩu cá da trơn sang thị trường này.
Đầu tư ra nước ngoài: Cơ hội tăng tốc (23/02/2016)
Tính đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 1.049 dự án với tổng vốn đăng ký 20,4 tỷ USD. Việt Nam đã đầu tư tại 68 quốc gia và vùng lãnh thổ tại 5 châu lục trên thế giới.
Ngày 17 tháng 02 năm 2016, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với đá granite nhập khẩu từ Việt Nam.