Phê duyệt Chương trình phát triển DN nhỏ và vừa (29/05/2013)
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Chương trình Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa lần thứ 2 - Tiểu chương trình 2, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Theo đó, tổng kinh phí tài trợ Tiểu chương trình là 50 triệu USD, vay vốn ADB từ Quỹ Phát triển Châu Á (ADF).
Mục tiêu chính của Tiểu chương trình là duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế bền vững tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ sự phát triển và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Năm 2013, dệt may thế giới có gì mới. (28/05/2013)
Mặc dù khủng hoảng châu Âu lan rộng và ảnh hưởng tới khắp ngành nghê của nền kinh tế thế giới nhưng dệt may thế giới vẫn giữ được những bước phát triển ổn định.
Nhịp độ phát triển mậu dịch hàng dệt may thế giới tuỳ thuộc vào triển vọng tiêu dùng của các nước trên thế giới, mà triển vọng tiêu dùng lại phải phụ thuộc vào các yếu tố về phát triển kinh tế, dân số, về tiến bộ khoa học kỹ thuật, về xu thế mốt thời trang của mỗi nước, trong đó yếu tố về phát triển kinh tế với thu nhập tính theo đầu người là quan trọng nhất.
Tận dụng lợi thế, khắc phục khó khăn, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã hoàn thành hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng đầu năm 2013, trong đó, có nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước, đưa giá cổ phiếu của PV Gas tăng cao trên sàn giao dịch chứng khoán, tạo niềm tin tốt cho các nhà đầu tư, giúp cho thương hiệu của PV Gas ngày càng lớn mạnh trong và ngoài nước.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 44/2013/QĐ-TTg về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17.2.2009 của Thủ tướng Chính phủ” có hiệu lực từ 15.9.2013.
Quyết định mới này quy định thêm đối tượng được mua hàng miễn thuế là người nhập cảnh VN. Ngoài việc đặt cửa hàng miễn thuế để phục người xuất cảnh, quá cảnh sắp tới sẽ có thêm cửa hàng miễn thuế để phục vụ người nhập cảnh.
Ảnh hưởng từ khủng hoảng châu Âu (26/05/2013)
Tình hình cuộc khủng hoảng châu Âu thời điểm này như một vệt đen kéo dài u ám cho nền kinh tế thế giới nói chung. Sức ảnh hưởng của nó lan rộng đến nhiều nước trên thế giới và tác động vào mọi ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế.
Theo dự báo mới nhất của Ngân hàng thế giới (NHTG) trong tháng 6/2013, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,2% trong năm 2013, thấp hơn mức dự báo đầu năm là 2,4% và mức 2,3% của năm 2012. Khu vực Euro vẫn đang là khu vực có nhiều dấu hiệu kém lạc quan khi quý I/2013 là quý thứ 6 có mức tăng trưởng âm, với mức tăng GDP so với quý trước là âm 0,2% và so với cùng kì năm trước là âm 1,1%. Tỷ lệ thấp nghiệp của khu vực Euro tiếp tục tăng từ khoảng 10% trong năm 2011 lên 12,2% trong tháng 4/2013.
Theo thống kê của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cả nước hiện có gần 250 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi (TACN). Trong đó, sản lượng TACN ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là tương đương nhau và lớn nhất nước, chiếm khoảng 39,5 – 39,6%.
Ông Phạm Đức Bình – Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất TACN Thanh Bình cho biết, các nhà máy tại ĐBSCL chủ yếu chế biến thức ăn thủy sản với quy mô nhỏ, lẻ. Trong khi đó, hầu hết hệ thống kho, nhà máy sấy, sơ chế nguyên liệu như ngô, đậu nành và các sản phẩm phụ trợ khác của doanh nghiệp chế biến TACN đều đóng tại Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. Hiện chưa có một cơ sở sấy, sơ chế ngô nào đặt tại khu vực ĐBSCL. “Nếu trồng ngô trong mùa mưa ở ĐBSCL, công tác bảo quản sau thu hoạch sẽ rất khó khăn”- ông Bình nói.
Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn (25/05/2013)
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật, nhóm rau ăn lá như rau muống, rau ngót, cải xanh, cải thảo, cải ngọt , bắp cải… là các loại rau được dùng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày ở nước ta vẫn có nguy cơ cao mất an toàn thực phẩm do nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do người sản xuất chưa thực hiện tốt quy định trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất, tiêu thụ rau an toàn còn nhiều mặt yếu kém, công tác quản lý buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt trên rau còn bị buông lỏng ở nhiều địa phương.
Nông, lâm, thủy sản là mặt hàng Việt Nam cần lưu ý và nên xuất khẩu, vì Ukraine đang rất cần những mặt hàng này.
Những năm gần đây, Ukraine được coi là thị trường mới, nổi lên nhờ mức tăng trưởng kinh tế cao. Với thế mạnh về công nghiệp nặng và công nghiệp quốc phòng. Ukraine có nhu cầu nhập khẩu nhiều hàng hóa tiêu dùng, nhất là nông thủy sản. Đây sẽ là một trong những thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam nếu biết cách tiếp cận thị trường.
Giá xăng đẩy CPI tăng mạnh nhất từ đầu năm (23/05/2013)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng này ước tăng 0,27% - mạnh nhất trong vòng gần nửa năm qua - chủ yếu do đợt tăng giá xăng dầu hôm 28/6.
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 với mức tăng 0,27%, cao nhất kể từ tháng 2/2013. Tính chung 7 tháng, CPI đã tăng 2,68%. Con số này vẫn khá "an toàn" so với mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 6,81% của năm nay.
Vốn là một đất nước có sản lượng khai thác thủy sản cao, nhưng những tháng đầu năm nay, sản lượng khai thác tại nước này giảm sút, là nguyên nhân làm tăng giá mặt hàng này trên thị trường.
Sản lượng thủy sản khai thác tiếp tục giảm
Từ tháng 01 tới 11/2010, sảni lượng thủy sản cập cảng Tây Ban Nha đạt 213.849 tấn, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2009 (226.104 tấn).
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi (22/05/2013)
Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp đà tăng trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đã trở lại hoạt động và tồn kho có xu hướng giảm.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7 ước tăng 7% so với cùng kỳ, cao nhất kể từ đầu năm. Tính chung 7 tháng, sản xuất của cả nước tăng 5,2%, cao hơn mức tăng 4,8% của cùng kỳ năm ngoái. Một số ngành có chỉ số tăng cao gồm sản xuất da và các sản phẩm từ da, xe có động cơ, giấy, đồ uống, trang phục...
10.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại (21/05/2013)
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới 7 tháng đầu năm tăng 8,4% trong khi nhiều đơn vị tạm ngừng hoạt động đang quay trở lại thương trường, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết thêm, số doanh nghiệp ngừng hoạt động vẫn tăng nhưng đà tăng đang giảm dần. Trong số đã ngừng hoạt động, 10.000 đơn vị đã hồi sinh trong 7 tháng qua.
Nghành ô tô Trung Quốc ngày càng thịnh vượng và vươn ra quốc tế, thời gian gần đây Trung quốc coi thị trường Trung Á là một thị trường tiềm năng để tiêu thụ mặt hàng này.
Các nhà kinh tế cho rằng sự thịnh vượng ngày càng tăng ở các nước Trung Á đang thúc đẩy nhu cầu về các loại hàng hóa nói chung và đặc biệt các loại nhãn hiêu xe hơi của Trung Quốc do giá rẻ và chất lượng trung bình. Chẳng hạn, tại Cadắcxtan, một chiếc xe mới do Trung Quốc sản xuất chỉ bán với giá 15.000 USD. Do đó người sử dụng ô tô trong khu vực đang thay thế các loại ô tô nhãn hiệu Nhật Bản, châu Âu và Nga bằng các loại ô tô của Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều người phàn nàn chất lượng xe của Trung Quốc kém hơn.
Loạn giá hàng hóa bán lẻ (20/05/2013)
Tại các kênh bán lẻ, nhiều mặt hàng: mì gói, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm, thức uống, điện máy… giá bán có thể vênh từ vài nghìn đồng đến bạc triệu. Có những sản phẩm cùng một thương hiệu nhưng giá mỗi nơi lại niêm yết một khác.
Chị Lê Thị Thanh Thủy (quận Phú Nhuận, TP HCM) kể vừa rồi đi Siêu thị Big C Hoàng Văn Thụ mua chai dầu Neptune 2 lít giá 89.400 đồng, sáng hôm sau khi đi chợ gần nhà, hỏi người bán hàng tạp hóa mới biết chỉ bán có khoảng 82.000 đồng.
Xe máy nhỏ đắt khách trước thềm năm học mới (19/05/2013)
Nhiều cửa hàng, đại lý kinh doanh xe máy ở TP HCM dành vị trí đẹp nhất để trưng bày các dòng xe 50 phân khối, đón đầu nhu cầu mua sắm cho con em đi học.
"Con trai nên mua Sirius hay Sirius GP giá từ 12-13,5 triệu đồng. Con gái đi Max nha anh, ở đây có nhiều màu, anh cứ xem thoải mái. Mấy loại này đang thịnh, ngày nào cũng có người hỏi mua", một nhân viên bán xe ở đại lý Quang Phương trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5 tư vấn cho khách. Lượng khách đến xem, khảo sát giá đối với dòng xe phân khối nhỏ tại cửa hàng này mấy ngày nay đông hơn hẳn.
Hải sản đua nhau lên mạng kiếm khách (18/05/2013)
Từng là nhân viên công ty tư vấn thiết kế, xây dựng, chị Nguyễn Thị Lan (Nhổn, Hà Nội) đột ngột bỏ ngang và mở cửa hàng bán hải sản trên mạng.
Chưa từng có kinh nghiệm bán hàng ở chợ, cũng không biết nhiều về tôm cá, chị quyết định "mạo hiểm" vì có lợi thế là người nhà làm ở một công ty chuyên cung cấp hải sản ở Hạ Long.
Với mối hàng sẵn có, chị Lan mở cửa hàng hải sản online từ năm 2011. Cách thức kinh doanh của chị là gom đơn đặt hàng của khách, sau đó mới nhập hàng. Hải sản được chuyển từ Quảng Ninh lên Hà Nội trong ngày, sau đó phân phát đến tận tay người mua. Chồng của chị làm việc về máy tính, nhưng cũng không "xe ôm" giúp chị đi giao từng thùng cá tôm, cua ghẹ cho khách.
Nhật Bản tăng nhập khẩu từ Hàn Quốc (17/05/2013)
Nhờ nhu cầu thực phẩm từ Nhật Bản tăng đã giúp kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc tăng nhanh trong thời điểm này. Đây là tín hiệu đáng mừng cho xuất khẩu của Hàn Quốc từ nay đến cuối năm.
Theo Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA), trong quý II/2011, XK dưa hấu, cá ngừ và mỳ ăn liền sang Nhật đạt 604 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng nhu cầu tiêu thụ thực phẩm Hàn Quốc giúp các nhà XK nước này bù lại tổn thất do tình hình ảm đạm tại thị trường Mỹ và Châu Âu. Lượng tiêu thụ đồ uống của công ty đồ uống Lotte Chilsung tăng 2 lần, mang lại 1 triệu USD mỗi tháng và giá cổ phiếu tăng 58% kể từ sau động đất, sóng thần và sự cố hạt nhân ở Fukushima. Tiêu thụ mỳ ăn liền của công ty NongShim tăng hơn 2 lần. Công ty này hy vọng tăng doanh thu lên 100 tỷ won trong năm nay so với 55 tỷ won của năm ngoái.
40 ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của VN (17/05/2013)
à phê được đánh giá là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu Theo kết quả của báo cáo "Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của VN", tiềm năng xuất khẩu lớn nhất thuộc về các ngành hàng: hạt điều, dầu lửa, đồ gỗ, than đá, da giày...
Tiếp đó là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản, cao su, đóng tàu, thuỷ tinh, cà phê, máy móc nông nghiệp, hạt tiêu, đồ gia dụng, đồ chơi và hàng may mặc.
Đây là báo cáo do Trung tâm Thương mại Thế giới UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Thương mại thực hiện.
Thái Lan có kế hoạch tái xuất gạo Campuchia vào EU (17/05/2013)
Chính phủ Thái Lan đang có kế hoạch thiết lập một “vùng thương mại gạo” tại khu vực phía đông với nước láng giềng Campuchia để xuất khẩu gạo từ Campuchia sang EU. Phó cục trưởng cục Ngoại thương Thái Lan cho biết Thái Lan có thể được hưởng lợi từ miễn thuế nhập khẩu gạo mà EU đang dành cho Campuchia.
Dordogne, một quận trong bang Aquitaine ở phía Đông Nam nước Pháp cam kết sẽ phục hồi và phát huy truyền thống trong ngành công nghiệp da. Khu vực này muốn nuôi tốt hơn các loại gia súc dành cho các xưởng thuộc da địa phương và ngày càng mở rộng cơ sở sản xuất mới.