Theo thông tin từ "Bộ Tài chính" Đài Loan thì tình hình ngoại thương của Đài Loan 3 tháng đầu năm 2015 có một số nét chính sau:
+ Về quy mô:
Xuất khẩu lũy kế 3 tháng đạt 70,25 tỷ USD, giảm 4,2%. Nhập khẩu lũy kế 3 tháng đạt 56,83 tỷ USD, giảm 15,0%. Đài Loan xuất siêu 13,42 tỷ USD, tăng 6,94 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
+ Về xuất khẩu:
Nhóm sản phẩm công nghiệp xuất khẩu lũy kế đạt 69,282 tỷ USD, giảm 4,2%, chiếm tỷ trọng 98,6% trong tổng giá trị xuất khẩu trong kỳ. Nhóm hàng nông sản xuất khẩu đạt 0,252 tỷ USD, tăng 0,6%, chiếm tỷ trọng 0,4% trong tổng giá trị xuất khẩu. Nhóm hàng nông sản chế biến xuất khẩu đạt 0,711 tỷ USD, giảm 6,8%, chiếm tỷ trọng 1,0% trong tổng giá trị xuất khẩu.
Về mặt hàng xuất khẩu, nhóm mặt hàng xuất khẩu chính có sản phẩm từ khoáng sản xuất khẩu lũy kế đạt 3,07 tỷ USD, giảm 47,8%; hóa chất đạt 4,73 tỷ USD, giảm 14,5%; chất dẻo, cao su và sản phẩm đạt 5,25 tỷ USD, giảm 9,6%; kim loại và sản phẩm đạt 6,52 tỷ USD, giảm 5,6%; sản phẩm điện tử đạt 23,19 tỷ USD, tăng 5,5%; máy móc đạt 4,88 tỷ USD, tăng 4,0%.
+ Về nhập khẩu:
Nhóm nguyên liệu cho công nông nghiệp nhập khẩu lũy kế đạt 40,639 tỷ USD, giảm 19,4%, chiếm tỷ trọng 71,5% tổng giá trị nhập khẩu trong kỳ. Nhóm máy móc thiết bị nhập khẩu đạt 8,119 tỷ USD, giảm 9,4%, chiếm tỷ trọng 14,3% trong tổng giá trị nhập khẩu. Nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu đạt 7,323 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm tỷ trọng 12,9% tổng giá trị nhập khẩu.
Về mặt hàng nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu chính có sản phẩm điện tử nhập khẩu lũy kế đạt 10,560 tỷ USD, tăng 6,0%; sản phẩm khoáng sản nhập khẩu đạt 9,992 tỷ USD, giảm 46,8%; hóa chất đạt 6,326 tỷ USD, giảm 14,6%; kim loại và sản phẩm đạt 5,067 tỷ USD, giảm 1,6%; máy móc đạt 4,826 tỷ USD, giảm 16,5%.
+ Về thị trường:
Trong 3 tháng đầu 2015, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đài Loan là: Trung Quốc (18,033 tỷ USD, giảm 5,1%, chiếm 25,7% tổng giá trị xuất khẩu. Nếu tính cả Hongkong thì đạt 27,419 tỷ USD, giảm 4,4%, chiếm tỷ trọng 39,0% tổng giá trị xuất khẩu); ASEAN 6 (12,648 tỷ USD, giảm 10,2%, chiếm tỷ trọng 18,0% tổng giá trị xuất khẩu); Mỹ (8,306 tỷ USD, tăng 7,0%, chiếm 11,8% tổng giá trị xuất khẩu); châu Âu (6,278 tỷ USD, giảm 10,5%, chiếm 8,9% tổng giá trị xuất khẩu); Nhật Bản (4,789 tỷ USD, tăng 0,2%, chiếm 6,8% tổng giá trị xuất khẩu).
Thị trường nhập khẩu lớn nhất trong cùng kỳ có Trung Quốc (10,704 tỷ USD, tăng 1,5%, chiếm 18,8% tổng giá trị nhập khẩu trong kỳ. Nếu tính cả Hongkong thì đạt 11,071 tỷ USD, tăng 1,5%, chiếm 19,5% tổng giá trị nhập khẩu); Nhật Bản (9,703 tỷ USD, giảm 3,6%, chiếm 17,1% tổng giá trị nhập khẩu); ASEAN 6 (7,377 tỷ USD, giảm 5,5%, chiếm 13,0% tổng giá trị nhập khẩu); châu Âu (6,894 tỷ USD, giảm 10,0%, chiếm 12,1% tổng giá trị nhập khẩu); Mỹ (5,949 tỷ USD, giảm 9,9%, chiếm 10,5% tổng giá trị nhập khẩu); Trung Đông (5,777 tỷ USD, giảm 47,0%, chiếm 10,2% tổng giá trị nhập khẩu).
Văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc