Thị trường ngoài nước
Trung Quốc nhập khẩu kỷ lục than của Triều Tiên
01/10/2016

Triều Tiên có thể xuất khẩu than với khối lượng kỷ lục sang Trung Quốc bất chấp sự trừng phạt chống lại nhà nước được trang bị vũ khí hạt nhân này.

Trung Quốc đã nhập khẩu 2,465 triệu tấn than từ Triều Tiên trong tháng 8, mức cao kỷ lục, và cao hơn 61% khối lượng đã nhập khẩu trong tháng 4, tháng mà các biện pháp trừng phạt được cho là có hiệu lực.

Các biện pháp cứng rắng hơn được Liên hợp quốc áp dụng trong tháng 3 nhằm mục đích bỏ đói các quỹ cung cấp cho chương trình tên lửa hạt nhân và tên lửa đạm đạo của Triều Tiên. Trung Quốc cho biết tại thời điểm đó họ đã cấm nhập khẩu vàng và đất hiếm cũng như than.

Trong khi nhập khẩu than từ Triều Tiên đã giảm trong tháng 4 xuống 1,527 triệu tấn từ mức 2,345 triệu trong tháng 3, lượng nhập khẩu này theo xu hướng tăng ổn định kể từ đó để đạt được mức kỷ lục trong tháng 8.

Một số sự miễn trừ được cho phép nhập khẩu từ Triều Tiên được diễn tả như là “sự hạnh phúc của người dân”, nhập khẩu than của Triều Tiên đang ngày càng tăng, cho phép nước này một lần nữa trở thành nhà cung cấp nhiên liệu này lớn thứ ba của Trung Quốc sau Australia và Indonesia.

Nhập khẩu than của Trung Quốc từ Triều Tiên tăng 11,7% trong 8 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn chút ít so với mức tăng 12,4% của tổng lượng than nhập khẩu.

Cho đến nay, người chiến thắng lớn trong số các nhà xuất khẩu than sang Trung Quốc là Mông Cổ, với mức tăng 50,1% và Indonesia ở mức 18%.

Nhà cung cấp hàng dầu Australia đã giảm 3,6% trong tháng tháng đầu năm nay do xuất khẩu than cốc không đủ để bù cho lượng than nhiệt xuất khẩu giảm.

Đây là một khó khăn để xác định tại sao Trung Quốc đã quyết định cho phép tiếp tục giao dịch than với Triều Tiên và thực sự phát triển. Khoảng 90% giao dịch của Bình Nhưỡng là với Trung Quốc, và than chiếm gần 40% về mặt giá trị, theo một báo cáo ngày 24/9. Điều này có nghĩa là than là sức sống cần thiết cho Triều Tiên. Cũng có khả năng là giao dịch than với Triều Tiên thịnh vượng trong năm nay do loại than Bình Nhưỡng cung cấp có nhu cầu cao.

Xuất khẩu của Triều Tiên hầu hết là than gầy, mà các khách hàng Trung Quốc sử dụng chủ yếu cho sản xuất thép và gốm sứ, cũng như để trộn với các loại than khác để chạy các nhà máy điện.

Trong số 17,28 triệu tấn than gầy nhập khẩu của Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay, Triều Tiên đã cung cấp 14,91 triệu tấn tương đương với 86,3%.

Trong 8 tháng đầu năm nay nhà cung cấp thứ hai là Nga đã xuất khẩu 1,44 triệu tấn và số liệu này giảm 18,3% so với cùng kỳ năm 2015. Một phần sức hấp dẫn của than Triều Tiên là chi phí, với lượng hàng đến trong tháng 8 ở mức 45,55 USD/tấn, thấp hơn nhiều mức 70,25 USD/tấn là chi phí than gầy của Nga.

Giá than của Australia cũng đắt hơn, với than cốc sử dụng trong luyện thép cập cảng tháng 8 ở mức 93,92 USD/tấn, và than bitum sử dụng trong các nhà máy điện với giá 52,76 USD/tấn.

Than Triều Tiên vì thế thu hút các khách hàng Trung Quốc, đặc biệt trong những nỗ lực thành công của Bắc Kinh để hạn chế sản lượng năm nay.

Trong thực tế, Trung Quốc quá thành công trong việc giảm sản lượng than trong nước, tuần trước cho phép 74 mỏ than lớn tăng sản lượng than nhiệt. Dường như các mỏ than cốc trong nước cho đến nay đã không thành công trong nỗ lực để được cho phép tăng sản lượng nhằm giảm giá. Giá than đã tăng vọt trong năm nay bởi một thị trường hạn hẹp.

Mức cộng của than cốc cứng tăng vọt 164% khi đóng cửa tuần trước ở mức 206,4 USD/tấn, điều này đang cung cấp một vận may cho các nhà khai thác mỏ lớn như BHP Billiton.

Giá than tăng và lợi thế chi phí của Triều Tiên, cho thấy Bắc Kinh dường như không thực hiện các lệnh trừng phạt có hiệu quả chống lại Bình Nhưỡng.

Tất nhiên, không có gì chắc chắn trong chính sách, nhưng trong trường hợp không có sự thay đổi trong chính sách của Bắc Kinh, thì dường như Triều Tiên sẽ tiếp tục tận hưởng sự cứu trợ từ than.

Nguồn: Reuters

Ý kiến bạn đọc