Tỷ lệ thất nghiệp của Đức ở mức thấp nhất trong 25 năm qua
01/10/2015
Tỷ lệ thất nghiệp của Đức trong tháng Chín duy trì ở mức thấp lịch sử nhờ nền kinh tế lớn nhất châu Âu này vẫn đang trên đà phục hồi.
Theo số liệu Văn phòng Lao động liên bang Đức (FLO) công bố ngày 30/9, tỷ lệ thất nghiệp tại Đức trong tháng Chín đạt 6,4%, không thay đổi so với tháng trước đó. Đây là mức thất nghiệp thấp nhất kể từ khi nước Đức thống nhất năm 1990.
Dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp của Đức sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong mùa Thu này do sinh viên nghỉ Hè trở lại trường học.
Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức cũng đã tăng trong quý 2/2015. Đà tăng trưởng này dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong quý tiếp theo và thị trường lao động cũng sẽ phát triển thuận lợi.
Một ngày trước đó, Cục Thống kê liên bang Đức (Destatis) cho biết tỷ lệ lạm phát của Đức trong tháng Tám vừa qua chỉ còn 0,2% và tháng chín này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 0%. Điều này giúp người tiêu dùng Đức được hưởng lợi khi có thể tạm thời tăng chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng.
Tuy nhiên, giá cả hàng hóa quá thấp sẽ không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư gia tăng sản xuất. Ngoài ra, lạm phát thấp có thể khiến nền kinh tế bị "đóng băng" và dẫn đến tình trạng giảm phát.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế Đức cho rằng nguy cơ trên sẽ không xảy ra tại nước này do tỷ lệ lạm phát thấp hiện chủ yếu xuất phát từ việc giá dầu sụt giảm mạnh./.
Theo số liệu Văn phòng Lao động liên bang Đức (FLO) công bố ngày 30/9, tỷ lệ thất nghiệp tại Đức trong tháng Chín đạt 6,4%, không thay đổi so với tháng trước đó. Đây là mức thất nghiệp thấp nhất kể từ khi nước Đức thống nhất năm 1990.
Dự kiến, tỷ lệ thất nghiệp của Đức sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong mùa Thu này do sinh viên nghỉ Hè trở lại trường học.
Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức cũng đã tăng trong quý 2/2015. Đà tăng trưởng này dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong quý tiếp theo và thị trường lao động cũng sẽ phát triển thuận lợi.
Một ngày trước đó, Cục Thống kê liên bang Đức (Destatis) cho biết tỷ lệ lạm phát của Đức trong tháng Tám vừa qua chỉ còn 0,2% và tháng chín này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 0%. Điều này giúp người tiêu dùng Đức được hưởng lợi khi có thể tạm thời tăng chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng.
Tuy nhiên, giá cả hàng hóa quá thấp sẽ không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư gia tăng sản xuất. Ngoài ra, lạm phát thấp có thể khiến nền kinh tế bị "đóng băng" và dẫn đến tình trạng giảm phát.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế Đức cho rằng nguy cơ trên sẽ không xảy ra tại nước này do tỷ lệ lạm phát thấp hiện chủ yếu xuất phát từ việc giá dầu sụt giảm mạnh./.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Trung Quốc cam kết tiếp tục mở rộng cửa cho đầu tư nước ngoài (17/01/2017)
• New Zealand tăng nhập khẩu nông sản, thủy hải sản Việt Nam (31/12/2016)
• Trung Quốc giảm hạn ngạch xuất khẩu dầu mỏ trong lần cấp đầu tiên (31/12/2016)
• Canada mở rộng thị trường xuất khẩu dầu mỏ (30/12/2016)
• Xuất khẩu đậu tương của Mỹ có thể không ấn tượng như kỳ vọng (30/12/2016)
• Mỹ Latinh giảm mạnh lượng thép nhận khẩu từ Trung Quốc (29/12/2016)
• Mỹ tăng gấp đôi xuất khẩu khí đốt sang Mexico (28/12/2016)
• Nga dự kiến tăng xuất khẩu cá minh thái sang Hàn Quốc (28/12/2016)
• Xuất khẩu than từ Queensland của Úc giảm trong tháng 11 (28/12/2016)
• Campuchia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc (27/12/2016)
TIN TỨC CŨ