Chính sách
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
13/10/2014
Riêng doanh nghiệp (DN) có quy mô vừa và nhỏ sử dụng dưới 200 lao động, làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm không quá 20 tỉ đồng (của 2 năm liền kề) áp dụng thuế suất 20% trong 2 năm kể từ khi áp dụng. Theo Bộ Tài chính, mức thuế suất phổ thông 25% là phù hợp với thực tế thời gian qua và là mức trung bình so với các nước trong khu vực (bằng với Trung Quốc). Tuy nhiên, các nước gần đây có xu thế giảm dần mức thuế suất phổ thông để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh môi trường đầu tư trong thu hút đầu tư. Ví dụ, Malaysia giảm từ 28% năm 2005 xuống 26% năm 2008. Từ năm 2009 đến nay, thuế suất Thuế TNDN ở Malaysia là 25%.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thuế suất 20%

Điểm quan trọng nhất trong lần sửa đổi này là mức thuế suất Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) chung giảm từ 25% xuống còn 23%. Riêng doanh nghiệp (DN) có quy mô vừa và nhỏ sử dụng dưới 200 lao động, làm việc toàn bộ thời gian và có doanh thu năm không quá 20 tỉ đồng (của 2 năm liền kề) áp dụng thuế suất 20% trong 2 năm kể từ khi áp dụng.

Theo Bộ Tài chính, mức thuế suất phổ thông 25% là phù hợp với thực tế thời gian qua và là mức trung bình so với các nước trong khu vực (bằng với Trung Quốc). Tuy nhiên, các nước gần đây có xu thế giảm dần mức thuế suất phổ thông để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh môi trường đầu tư trong thu hút đầu tư. Ví dụ, Malaysia giảm từ 28% năm 2005 xuống 26% năm 2008. Từ năm 2009 đến nay, thuế suất Thuế TNDN ở Malaysia là 25%.

Thái Lan giảm từ 30% xuống 23% năm 2012. Nhiều nước có quy định DN nhỏ và vừa được áp dụng mức thuế suất thấp hơn như: Trung Quốc áp mức thuế suất 20% trong khi mức thuế suất phổ thông là 25%; Thái Lan 15%, trong khi mức thuế suất phổ thông là 23%, Malaysia 20%. Mức thuế suất phổ thông giảm xuống còn 23% và việc áp dụng thuế suất 20% đối với DN vừa và nhỏ đảm bảo tính cạnh tranh, hấp dẫn thu hút đầu tư và cũng không gây tác động giảm thu đột ngột tạo sức ép về cân đối ngân sách của năm áp dụng, đồng thời không xáo trộn nhiều tới hệ thống chính sách ưu đãi.

Về tác động ngân sách nhà nước (NSNN), theo Bộ Tài chính, năm 2014 dự kiến thu NSNN từ thuế TNDN khoảng 150.800 tỉ đồng, nếu điều chỉnh thuế suất từ 25% xuống 23% dự kiến giảm thu khoảng 12.064 tỉ đồng, nếu áp dụng thuế suất 20% đối với DN nhỏ và vừa, giảm thu ngân sách còn nhiều hơn.

Nhà ở xã hội, báo in chịu thuế 10%

Luật sửa đổi dự kiến quy định thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua được áp dụng thuế suất 10%, không áp dụng miễn, giảm thuế. Nguyên nhân, theo Bộ Tài chính, do đầu tư xây dựng phát triển nhà ở xã hội là chủ trương lớn và lâu dài của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng cần được quan tâm. Nhu cầu về nhà ở xã hội đang trở nên cấp bách, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi người lao động không đủ việc làm, thu nhập bị giảm sút, tiền thuê nhà cao so với thu nhập của người lao động.

Bên cạnh đó, hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo) cũng sẽ được áp dụng thuế suất 10%. Bởi theo quy định của luật Báo chí, sản phẩm báo chí là sản phẩm văn hóa, không vì mục tiêu lợi nhuận và thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao. Thực tế trong thời gian vừa qua, hoạt động phát hành của hầu hết các cơ quan báo chí bị lỗ và phải lấy nguồn thu từ quảng cáo để bù đắp. Riêng các báo in trong năm 2011, tính cả hoạt động phát hành và hoạt động quảng cáo, cũng bị lỗ; báo hình ít bị ảnh hưởng hơn báo in. Cụ thể, theo số liệu quyết toán thuế năm 2011, chỉ tính riêng 4 đài truyền hình lớn đã nộp thuế TNDN là 536,312 tỉ đồng. Trong đó, Đài truyền hình Hà Nội nộp 10,92 tỉ đồng, Đài truyền hình Việt Nam 277,971 tỉ đồng, Đài truyền hình TP.HCM nộp 154,331 tỉ đồng, Đài truyền hình Vĩnh Long nộp 93,090 tỉ đồng.

Để có thời gian xây dựng các văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội về hiệu lực thi hành của luật từ ngày 1.1.2014.

Ý kiến bạn đọc