Bán hàng thông minh và tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh
Hãy đối mặt với điều này: khi bạn đang bán hàng trực tuyến (cho dù là bán sản phẩm của riêng mình hoặc bán lại của người khác), rất có thể bạn sẽ phải đối đầu với nhiều sự cạnh tranh khốc liệt. Sau đây là một số lời khuyên về cách làm thế nào để khách hàng hoàn tất đơn hàng và trả tiền cho bạn.
9. Tránh các giao dịch hào nhoáng
“Khi nói đến giao dịch trực tuyến, người tiêu dùng thường làm theo câu ngạn ngữ cổ: nếu nó có vẻ quá tốt để là thật, nó có thể là không thật. Nếu bạn có một lời chào hàng có vẻ hời, cố gắng đừng khiến cho nó quá phô trương. Tránh những từ như ‘chính hãng’ vì điều này có thể cho khách hàng thấy rằng nó là bất cứ thứ gì và sẽ công khai các điều khoản và điều kiện của bạn. Những khách hàng thông minh sẽ muốn nhìn rõ sự thật hơn là nghĩ bạn đang cố gắng để che mắt họ.” – Raj Samani, EMEA McAfee.
10. Truyền đạt những lợi ích cho người sử dụng
“Bên cạnh việc nêu ra điểm bán hàng khác biệt (USP), các nhà bán lẻ trực tuyến phải đưa ra các lợi ích bổ sung và trình bày các lợi ích một cách nổi bật. Sử dụng các công cụ trực quan như các dấu tích hoặc biểu tượng bên cạnh những lợi ích nhằm thu hút người mua sắm, chẳng hạn như miễn phí vận chuyển hoặc thời gian giao hàng ngắn hơn.” – Theo Phillip Smith, Giám đốc chi nhánh Anh Quốc của Trusted Shops.
11. Thực hiện phục hồi giỏ hàng trực tuyến
“70% mọi người thừa nhận đã từ bỏ giỏ mua hàng trực tuyến của mình. Lý do từ bỏ rất nhiều, nhưng đó không phải là một điều xấu, vì người mua sắm đó đã vào trang web của bạn và đưa hàng hóa vào giỏ. Bạn đã thắng một nửa trận chiến! Bằng cách thêm vào những email kịp thời, bạn có thể chuyển đổi chúng thành bán hàng, ngay cả khi họ không hoàn thành ở lần đầu tiên, và được biết có đến 25% giỏ hàng đã bị bỏ có thể được phục hồi bằng cách này.” – Theo James Critchley, Giám đốc điều hành của chuyên gia phục hồi giỏ hàng cloud.IQ.
12. Bắt đầu bán với số lượng nhỏ và bán ‘sạch’ hàng
“Cường điệu đôi khi rất có lợi cho bạn. Đôi lúc cần thể hiện sản phẩm của bạn đang rất khan hiếm, điều đó không phải lúc nào cũng gây rắc rối – nó có thể cho thấy bạn có một sản phẩm tuyệt vời mà mọi người đều muốn.” – Theo Tom Carson và Chris Rea của YoungOnes.
13. Xây dựng lượng sản phẩm thương hiệu riêng hoặc độc quyền
“Bằng cách này bạn sẽ không phải cạnh tranh bằng cách bán một sản phẩm với giá thấp nhất so với các đối thủ cạnh tranh bán sản phẩm y chang.” – Theo Tim Barlow, AttaCat.
Tạo cho mình một danh tiếng
Chẳng ai kinh doanh trực tuyến mà muốn bị mang danh tiếng xấu cả. Cô Caroline Skipsey của Igniyte đưa ra những lời khuyên tốt nhất để tạo ra tiếng tăm cho doanh nghiệp của bạn với tất cả những lý do đúng đắn.
14. Theo dõi kết quả tìm kiếm về tên tuổi của bạn hoặc doanh nghiệp của bạn
“Thiết lập thông báo tin tức của Google (news alerts), nhờ đó bạn sẽ ngay lập tức biết khi bất cứ điều gì xuất hiện về bạn trên mạng.”
15. Hãy đảm bảo bạn sở hữu bất kỳ tài khoản mạng xã hội nào có liên quan đến bạn và doanh nghiệp của bạn
“Kể cả khi bạn không có kế hoạch sử dụng chúng ở giai đoạn này, bạn có thể sẽ cần đến chúng trong tương lai và hẳn là bạn không muốn một người nào đó nói linh tinh trên một tên người dùng có liên quan đến sản phẩm của bạn, vì khách hàng có thể nghĩ rằng đó là bạn!”
16. Đảm bảo cung cấp ổn định nội dung mới và tích cực
“Bạn có thể làm điều này bằng cách thiết lập một blog cung cấp nội dung về bản thân, ngành kinh doanh hay doanh nghiệp và đăng các bài viết về lợi ích và các lĩnh vực chuyên môn của bạn.”
17. Nếu trang nào đó có nội dung tiêu cực và ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp của bạn, đừng ngại liên hệ trực tiếp với trang web đó
“Nếu nội dung không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của trang web, có khả năng nó sẽbị loại bỏvĩnh viễn. Và nếu điều này không có tác dụng,hãy sử dụng công cụ Google Removal Tool-công cụ này có thể, trong những tình huống nhất định, loại bỏ các nội dung vi phạm từ kết quả tìm kiếm về thương hiệu hay tên công ty của bạn.”
18. Đảm bảo tất cả các phương tiện truyền thông xã hội và trang web bạn sử dụng đều an toàn
“Hãy kiểm soát các bài viết và ý kiến từ bên ngoài. Đảm bảocài đặt bảo mật được thiết lập để bạn kiểm soát những người đăng bài lên trang, blog hoặc hồ sơ cá nhân của bạn.”
19. Nếu công ty của bạn nhận được đánh giá tiêu cực, đừng cố gắng tạo ra đánh giá tích cực giả
“Điều này chắc chắn có thể quay lại ám ảnh bạn. Thay vào đó hãy tập trung tới việcđạt được những đánh giá thực sự tích cực bằng cách giải quyết những vấn đề khách hàng đã chỉ ra. Những đánh giá tiêu cựcthật đáng buồn, nhưng chúng có thể mang tính xây dựng. Hãy khuyến khích khách hàng của bạn để lại cả những đánh giá tích cực.”
20. Đừng tiếp tục trả lời một chủ đề tiêu cực
“Điều này sẽ chỉ khiến cho nó tồn tại lâu hơn và bạn chắc chắn không muốn điều đó“. Thay vào đó, hãy thử tiến hành những cuộc trò chuyện mang tính cá nhân, như email hoặc gọi điện thoại chẳng hạn.