Tin tức
Kết luận
16/07/2007

KẾT LUẬN

Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông trong thời đại kinh tế tri thức đã dẫn đến việc hình thành một phương thức kinh doanh mới - thương mại điện tử (TMĐT). các nhà kinh doanh thương mại đã nhanh chóng khai thác thành tựu này, họ sử dụng Internet như phương tiện để gửi thư, đàm phán, thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng, quảng cáo, chào hàng, tìm kiếm thị trường, đối tác thương mại, và trong một số trường hợp Internet còn được sử dụng như kênh giao hàng. Năm 1996 thuật ngữ thương mại điện tử chính thức được Hội đồng liên hợp quốc sự dụng trong "Đạo luật mẫu về Thương mại điện tử" do Uỷ ban về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) soạn thảo. Cuốn sách “Thương mại điện tử” dành cho doanh nghiệp đã trình bày một số nội dung chính như sau:

  1. “Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ với mục đích sinh lời. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch về cung cấp, trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc chuyn nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp, kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ…
  2. Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử do các tổ chức kinh tế quốc tế , khu vực và các nhà hoạch định chính sách đưa ra . Mỗi khái niệm đã đưa những nội dung chung và riêng về TMĐT. nhưng nói một cách khái quát thì thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử. Về bản chất, thương mại điện tử vẫn như các hoạt động thương mại truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả.
  3. Cơ sở hạ tầng, hệ thống luật pháp cũng như kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam như : công nghệ thông tin- truyền thông, bảo mật, thanh toán ... ngày càng phát triển. Ngoài các giao dịch điện tử đối với mua bán hàng hoá, thương mại điện tử còn bao gồm cả những hoạt động thương mại dịch vụ như việc truyền tin trực tuyến, chuyển tiền điện tử, giao dịch cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử ... Thương mại điện tử vừa đề cập đến việc mua bán hàng hoá và cung cấp các dịch vụ, vừa có những nội dung hoạt động xã hội mới như cửa hàng ảo, kinh doanh qua mạng.
  4. Dựa vào các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử, người ta phân loại các mô hình giao dịch TMĐT thành : giao dịch giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp (B2B); giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C); giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (b2G); giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau (C2C); giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân (G2C) và giữa các chính phủ với nhau (G2G). Để ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần xác định rõ mô hình sẽ ứng dụng, điều chỉnh cách tổ chức, quản lý công việc kinh doanh, giải quyết vấn đề về nguồn nhân lực (tăng cường, sắp xếp, phân công trách nhiệm, quyền hạn...), các vấn đề về phương tiện kỹ thuật, các vấn đề về nghiệp vụ ...

  5. Bộ Thương mại luôn chú trọng, quan tâm đến việc phát triển TMĐT. Năm 1999 Bộ Thương mại đã tiến hành dự án kỹ thuật TMĐT, xác định 14 vấn đề cần giải quyết để TMĐT Việt Nam phát triển. Chính phủ đã nêu các vấn đề kỹ thuật, công nghệ chủ yếu của TMĐT như kỹ thuật, công nghệ bảo mật, kỹ thuật công nghệ thanh toán. Việc thực hiện thắng lợi các nghiệp vụ nghiên cứu này đã góp phần giải quyết các khó khăn về kỹ thuật, công nghệ để TMĐT Việt Nam phát triển. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các rào cản tham gia TMĐT, Theo Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Thương mại triển khai dự án “ Tổ Chức triển khai, phát triển TMĐT”. Đây là một dự án lớn, giải quyết về cơ bản các khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia TMĐT. 

  6. Để tham gia thương mại điện tử, doanh nghiệp cần phải có các trang bị tối thiểu về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin, đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng website, đăng ký tên miền, trau dồi nghiệp vụ về thương mại điện tử  ...

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp thành công trong việc áp dụng TMĐT vào sản xuất , kinh doanh, các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ, tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý, các chính sách kích thích ứng dụng thương mại điện tử; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại điện tử; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao về thương mại điện tử; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử. 

 

Ý kiến bạn đọc