Khách hàng đi cửa nào trên internet?
26/02/2016
Thời nay có vô vàn phương pháp marketing được sử dụng, marketing truyền thống, onilne marketing, social media, quảng cáo, mạng xã hội… Mỗi phương pháp sẽ là một “cánh cửa” dẫn khách hàng đến với chúng ta. Tuy nhiên, không phải cửa nào cũng mang lại hiệu quả. Có những cánh cửa, người ta chỉ đến xem hàng, có những cánh cửa người ta chỉ vào hỏi, có những cánh cửa… chẳng ai vào. Và, có những cánh cửa dẫn khách hàng thật sự, những người bỏ tiền ra để mua hàng của mình.
Khách hàng (hoặc khách hàng tiềm năng) là những mà bạn cần phải quan tâm nhất, chăm sóc nhiều nhất.
Nhưng, khách hàng của bạn đi cửa nào?
Thông thường, với digital marketing, chúng ta dễ dàng đo đạc những kết quả của các cánh cửa hơn vì các phương pháp kĩ thuật có thể thống kê được hành vi của người truy cập trên webiste của chúng ta (họ đến từ đâu, làm gì, có mua hàng hay không,…) tốt hơn là những phương pháp truyền thống (bao nhiêu người mua hàng vì cái panô quảng cáo ở ngã tư?). Hubspot đã có một thống kê thú vì về những cánh cửa như sau:
SEO vẫn là số 1!
Dĩ nhiên, những con số này sẽ có chút ít thay đổi với từng ngành, nhưng nhìn chung, các con số khá đúng với thực tế cũng như kinh nghiệm thân tôi. Cùng hiểu 1 chút về các kênh nhé.
Tại sao SEO là số 1?
Lý do lớn nhất, là những người đến từ SEO là những người có nhu cần thực sự với dịch vụ của bạn. Nếu bạn không có nhu cầu mua/tìm hiểu áo khoác nam, chắc chắn bạn sẽ không đi google “áo khoác nam” làm gì, đúng không? Nhu cầu càng cao, càng đúng đối tượng thì khả năng chi tiền mua hàng càng cao.
Nếu bạn vẫn còn chưa hiểu lắm, hãy đọc bài viết Hiểu nhanh về SEO và tại sao phải làm SEO, bạn sẽ nắm rõ hơn về nhu cầu SEO.
Direct Traffic là gì?
Direct Traffic là lượng truy cập trực tiếp vào website. Ví dụ, bạn gõ “thuthuatmarketing.com” vào ô địa chỉ của trình duyệt và nhấn Enter, thì lượt truy cập của bạn sẽ được tính là direct traffic. Con số này cao ngang ngửa với SEO cũng với lý do tương tự, khách hàng biết bạn là ai và có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Ví dụ, bạn đang quan tâm về marketing và biết là có cái trang thuthuatmarketing.com, bạn sẽ vào trang của tôi để đọc các bài viết. Bạn sẽ không gõ vào “kenh14.vn” để tìm hiểu về các chuyên đề marketing, đúng không? Kênh marketing này liên quan nhiều đến vấn đề xây dựng thương hiệu để khách hàng trung thành với bạn.
Referrals
Referrals hiểu đơn giản như là giới thiệu. Bạn đăng một bài quảng cáo trên vnexpress và người ta nhấp chuột vào. Một website khác giới thiệu hàng hóa của bạn, và người ta nhấp chuột vào. Bạn đi giới thiệu trên các diễn đàn và người ta nhấp chuột vào.
Hiệu quả của referral không bằng SEO hoặc direct traffic, vì người ta vẫn còn hơi thụ động (thấy hình hay, nội dung hấp dẫn nên nhấp vào xem) chứ không hoàn toàn chủ động như 2 loại trên. Tuy nhiên 9% vẫn là một kết quả rất tốt.
Paid search
Nôm na nó là Google Adwords hoặc Youtube Ads. Bạn mua quảng cáo của Google để được xếp hạng cao. Thường thì paid search không được “tự nhiên” như SEO khiến người truy cập “phòng thủ” khá nhiều nên hiệu quả cũng không cao bằng.
Social Media
Chúng ta đã nghe rất nhiều về xu hướng social media (như Facebook, Google+, Youtube, Pinterest,…). Khách hàng của bạn ngồi hàng đống trên đó và họ sẵn sàng like, comment, share với bạn. Tuy nhiên, số người sẵn sàng dốc hầu bao trên mạng xã hội khá thấp (bạn mua hàng qua Facebook bao nhiêu lần rồi?) vì người ta ít sẵn sàng mua sắm trên đó. Khi có nhu cầu, họ sẽ Google hoặc vào thẳng website hơn là tìm kiếm trên Facebook.
Outbound
Chỉ 2%. Outbound chỉ những cách marketing “nhồi nhét” như treo banner nhấp nháy trên các website, treo panô ngoài bùng binh, quảng cáo trên tivi, phát tờ rơi và những việc đại loại như thế. Cơ bản, người nhận thông tin không hề chủ động mà bị nhồi nhét vào óc. Dĩ nhiên, cách làm này là kém hiệu quả nhất và cũng tốn kém nhất, vì bạn phải nhồi tới nhồi lui để người ta biết và nhớ.
Khách hàng (hoặc khách hàng tiềm năng) là những mà bạn cần phải quan tâm nhất, chăm sóc nhiều nhất.
Nhưng, khách hàng của bạn đi cửa nào?
Thông thường, với digital marketing, chúng ta dễ dàng đo đạc những kết quả của các cánh cửa hơn vì các phương pháp kĩ thuật có thể thống kê được hành vi của người truy cập trên webiste của chúng ta (họ đến từ đâu, làm gì, có mua hàng hay không,…) tốt hơn là những phương pháp truyền thống (bao nhiêu người mua hàng vì cái panô quảng cáo ở ngã tư?). Hubspot đã có một thống kê thú vì về những cánh cửa như sau:
SEO vẫn là số 1!
Dĩ nhiên, những con số này sẽ có chút ít thay đổi với từng ngành, nhưng nhìn chung, các con số khá đúng với thực tế cũng như kinh nghiệm thân tôi. Cùng hiểu 1 chút về các kênh nhé.
Tại sao SEO là số 1?
Lý do lớn nhất, là những người đến từ SEO là những người có nhu cần thực sự với dịch vụ của bạn. Nếu bạn không có nhu cầu mua/tìm hiểu áo khoác nam, chắc chắn bạn sẽ không đi google “áo khoác nam” làm gì, đúng không? Nhu cầu càng cao, càng đúng đối tượng thì khả năng chi tiền mua hàng càng cao.
Nếu bạn vẫn còn chưa hiểu lắm, hãy đọc bài viết Hiểu nhanh về SEO và tại sao phải làm SEO, bạn sẽ nắm rõ hơn về nhu cầu SEO.
Direct Traffic là gì?
Direct Traffic là lượng truy cập trực tiếp vào website. Ví dụ, bạn gõ “thuthuatmarketing.com” vào ô địa chỉ của trình duyệt và nhấn Enter, thì lượt truy cập của bạn sẽ được tính là direct traffic. Con số này cao ngang ngửa với SEO cũng với lý do tương tự, khách hàng biết bạn là ai và có nhu cầu tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Ví dụ, bạn đang quan tâm về marketing và biết là có cái trang thuthuatmarketing.com, bạn sẽ vào trang của tôi để đọc các bài viết. Bạn sẽ không gõ vào “kenh14.vn” để tìm hiểu về các chuyên đề marketing, đúng không? Kênh marketing này liên quan nhiều đến vấn đề xây dựng thương hiệu để khách hàng trung thành với bạn.
Referrals
Referrals hiểu đơn giản như là giới thiệu. Bạn đăng một bài quảng cáo trên vnexpress và người ta nhấp chuột vào. Một website khác giới thiệu hàng hóa của bạn, và người ta nhấp chuột vào. Bạn đi giới thiệu trên các diễn đàn và người ta nhấp chuột vào.
Hiệu quả của referral không bằng SEO hoặc direct traffic, vì người ta vẫn còn hơi thụ động (thấy hình hay, nội dung hấp dẫn nên nhấp vào xem) chứ không hoàn toàn chủ động như 2 loại trên. Tuy nhiên 9% vẫn là một kết quả rất tốt.
Paid search
Nôm na nó là Google Adwords hoặc Youtube Ads. Bạn mua quảng cáo của Google để được xếp hạng cao. Thường thì paid search không được “tự nhiên” như SEO khiến người truy cập “phòng thủ” khá nhiều nên hiệu quả cũng không cao bằng.
Social Media
Chúng ta đã nghe rất nhiều về xu hướng social media (như Facebook, Google+, Youtube, Pinterest,…). Khách hàng của bạn ngồi hàng đống trên đó và họ sẵn sàng like, comment, share với bạn. Tuy nhiên, số người sẵn sàng dốc hầu bao trên mạng xã hội khá thấp (bạn mua hàng qua Facebook bao nhiêu lần rồi?) vì người ta ít sẵn sàng mua sắm trên đó. Khi có nhu cầu, họ sẽ Google hoặc vào thẳng website hơn là tìm kiếm trên Facebook.
Outbound
Chỉ 2%. Outbound chỉ những cách marketing “nhồi nhét” như treo banner nhấp nháy trên các website, treo panô ngoài bùng binh, quảng cáo trên tivi, phát tờ rơi và những việc đại loại như thế. Cơ bản, người nhận thông tin không hề chủ động mà bị nhồi nhét vào óc. Dĩ nhiên, cách làm này là kém hiệu quả nhất và cũng tốn kém nhất, vì bạn phải nhồi tới nhồi lui để người ta biết và nhớ.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ