5.3. MỘT SỐ HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THỬ NGHIỆM
5.3.1. Hệ thống mua bán sản phẩm văn hoá
Sản phẩm văn hoá là sản phẩm đem đến giá trị tinh thần cho xã hội, về hình thức được chia làm 2 loại vật thể như mỹ thuật, đồ cổ, đồ thủ công mỹ nghệ....loại phi vật thể như văn học, âm nhạc, điện ảnh, sách báo, bí quyết nghề nghiệp ... Sản phẩm văn hoá có giá trị đặc biệt trong thế giới thương mại vì thương mại điện tử là phương tiện hữu hiệu nhất để mua bán các sản phẩm văn hoá phi vật thể và quảng bá sản phẩm văn hoá vật thể đơn chiếc. Đối với các sản phẩm văn hoá vật thể đơn chiếc: tác phẩm hội hoạ, điêu khắc, ảnh, thủ công mỹ nghệ...có thể giới thiệu rộng rãi, lâu dài trên mạng. Hình thức giới thiệu này hiệu quả hơn rất nhiều so với cách giới thiệu thông qua triển lãm, trưng bày của buôn bán truyền thống.
Đối với các sản phẩm phi vật thể như văn học, âm nhạc, phim, báo chí, xuất bản phẩm ... có thể mua bán dữ liệu trực tiếp trên mạng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho khách hàng mua hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện, giá thành rẻ. Đối với văn học là hình thức thể nghiệm kinh doanh dữ liệu, các công đoạn mua bán được thực hiện trực tiếp trên mạng. Đối với mỹ thuật là loại sản phẩm văn hoá vật thể đơn chiếc, việc thể nghiệm tập trung vào việc giới thiệu các tác giả, tác phẩm nổi tiếng của Việt Nam để thu hút khách hàng và các tác phẩm để bán. Việc mua bán trên mạng sẽ thực hiện gián tiếp: tác giả cung cấp thông tin về tác phẩm và đóng lệ phí giới thiệu trên mạng, còn các công đoạn khác của quá trình mua bán sẽ được thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán.
5.3.1.1. Mô hình kinh doanh
Hình 24. Mô hình kinh doanh sản phẩm văn hoá
Trong mô hình trên, theo thiết kế, Trung tâm thông tin Bộ Thương mại đóng vai trò là trung tâm giao dịch. Tại đây sẽ được đặt Website thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm văn hóa. Các nhà cung cấp sẽ cung cấp thông tin về hàng hóa thông qua Website Quản lý, mỗi nhà cung cấp khi đăng ký bán hàng sẽ được nhận một tài khoản và chữ kí điện tử để có thể truy cập vào Website quản lý kho hàng của mình. Thông qua Website thương mại điện tử khách hàng thực hiện thao tác mua hàng: tìm kiếm, chọn hàng, đặt mua hàng, ... Các thông tin này sẽ được kiểm tra và xây dựng thành các đơn hàng và được chuyển về cho nhà cung cấp tương ứng, đồng thời thông tin thanh toán sẽ được gửi qua cổng thanh toán điện tử đến ngân hàng để thực hiện thanh toán. Khi đơn hàng đã được thanh toán, nhà cung cấp sẽ thực hiện chuyển hàng.
Mô hình trên đem lại nhiều lợi ích cho các thành viên tham gia TMĐT:
-
Nhiều nhà cung cấp có thể tham gia vào hệ thống thương mại điện tử với chi phí thấp.
-
Đồng thời giúp cho Website TMĐT có được sự đa dạng các sản phẩm trong kinh doanh.
-
Khách hàng không phải thực hiện riêng từng đơn hàng đối với nhà cung cấp.
5.3.1.2. Một số tính năng kỹ thuật của giải pháp
a) Hệ thống được thiết kế mềm dẻo, có tính mở
-
Thiết kế theo từng Mo-đun rời rạc dễ dàng nâng cấp và mở rộng
-
Được xây dựng hoàn toàn trên ngôn ngữ ASP, không yêu cầu DLL (100% Vbscript code)
-
Tương thích với cả Windows vµ Linux Servers (với Chilisoft và mySQL)
-
Cho phép cấu hình để có thể sử dùng nhiều loại database khác nhau như Access 97, Access 2000, SQL Server 2000, mySQL
-
Cho phép thay đổi giao diện với người dùng một cách nhanh chóng với nhiều mẫu có sẵn
-
Hỗ trợ kiểu “từ điển” giúp thay đổi ngôn ngữ trên Website mà không cần lập trình
b) Hệ thống được thiết kế đảm bảo tính bảo mật cao
-
Sử dụng chữ kí điện tử để xác định người dùng
-
Mã hóa dữ liệu quan trọng sử dụng RC4
-
Cho phép lựa chọn hình thức bảo mật mạnh nhất với kiểu mã hóa DES
-
Cung cấp bảo mật SSL khi thực hiện thanh toán trên Server khác
-
Cho phép cấu hình loại bỏ những hòm thư miễn phí như yahoo, hotmail để đảm báo tính chính xác trong thông tin do người sử dụng cung cấp
-
Tính năng “kích hoạt” hoặc “bỏ kích hoạt” để loại bỏ những khách hàng nghi ngờ
-
Các thông tin quan trọng truyền theo hình thức POST đều được mã hóa bằng giải thuật tiên tiến.
-
Kho hàng được bảo mật với nhiều mức độ, yêu cầu người bán hoặc người quản trị phải login mới được sử dụng
-
Cơ sở dữ liệu được thiết lập ở trạng thái Read Only khi đang mở chống tình trạng hacker tấn công rồi thay đổi dữ liệu
-
Các hàng hóa dưới dạng dữ liệu máy tính được cất giữ ở thư mục đặc biệt, sẽ được copy ra thư mục riêng với tên ngẫu nhiên khi có yêu cầu download. Sau khi download xong sẽ tự động được xóa.
b) Hệ thống được phục vụ mua bán trên mạng hoàn toàn tự động và thuận tiện
- Đối với người quản trị hệ thống:
-
Dễ dàng cài đặt
-
Chức năng cấu hình website thuận tiện dễ sử dụng
-
Hệ thống Back Office cho phép người quản trị có thể ngồi từ xa theo dõi và điều khiển mọi hoạt động của Website bán hàng
- Đối với người bán hàng
-
Mỗi nhà cung cấp hàng hóa sẽ được cấp cho 1 mật khẩu để quản trị kho hàng của mình.
-
Với hệ thống quản lý kho hàng người bán hàng dễ dàng quản lý sản phẩm và khách hàng của mình
-
Thêm bớt các sản phẩm vào kho hàng, đưa hình minh họa
-
Phân nhóm các sản phẩm (Các nhóm lớn, các nhóm nhỏ, các nhóm nhỏ của nhóm nhỏ, v.. v)
-
Một sản phẩm có thể được đưa vào nhiều nhóm cùng một lúc
-
Thay đổi các lựa chọn cho sản phẩm cần bán với các loại giá như giá bán buôn, giá bán lẻ (kích thước, màu sắc, v.v...)
-
Quản lý bán hàng như đơn đặt hàng, trạng thái mua hàng
-
Thống kê số người đã xem, đã mua đối với từng sản phẩm
-
Phân loại khách hàng như khách hàng mua buôn và khách hành mua lẻ
-
Cho phép thiết lập giá vận chuyển, giá thanh toán, thuế tùy theo mặt hàng, địa chỉ...
-
Thiết lập các chương trình khuyến mại, gim giá
-
Một số sản phẩm có thể để ở chế độ ẩn khi hết hàng
- Đối với người mua hàng
-
Trang chủ có thể thay đổi liên tục các sản phẩm nổi bật giúp cho khách hàng không nhàm chán
-
Hỗ trợ 2 ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh
-
Danh sách mặt hàng được phân loại theo nhiều hình thức dễ tìm kiếm
-
Cho phép tìm kiếm mặt hàng trong website với hệ thống Search Engine có tìm kiếm nhanh và tìm kiếm chuyên sâu.
-
Ghi nhớ các từ khóa tìm kiếm cho khách hàng
-
Thống kê các mặt hàng bán chạy, mặt hàng được nhiều người xem
-
Mô tả cấu trúc của gian hàng, lưu vết cho khách hàng (bạn đang ở gian hàng....)
-
Thông báo số lượng hàng trong kho theo thời gian thực
-
Có các hình thức khuyến mại, giảm giá
-
Cho phép Download trực tiếp trên Website đối với sản phẩm là dữ liệu máy tính
-
Khách hàng có thể lưu sản phẩm vào danh sách đặt hàng trước khi ra quyết định
-
Có áp dụng giá đặc biệt cho khách hàng mua nhiều
-
Tự phát hiện và lưu Cookies trên máy người sử dụng, giúp người sử dụng thuận tiện khi giao dịch
-
Tự phát hiện được khách hàng khi họ quay lại mua lần sau
-
Có menu với đầy đủ các tiện ích cho khách hàng, như sửa dữ liệu người dùng, danh sách đặt trước, theo dõi mua hàng, hòm thư góp ý.
-
Khách hàng có thể theo dõi quá trình mua hàng diễn ra như thế nào, như là đã thanh toán chưa, đã giao hàng chưa...
-
Khách hàng có thể đăng ký trước hoặc khi mua hàng lần đầu
-
Khẳng định mua hàng, thông báo trạng thái thanh toán qua email
5.3.1.3. Minh hoạ một số chức năng của website mua bán sản phẩm văn hoá
Để tham gia mua các sản phẩm văn hóa như sách, báo, các tác phẩm mỹ thuật.v.v. khách hàng truy cập vào địa chỉ website. Khi đó trang chủ của website sẽ hiện ra như sau:
Như vậy khi đã vào website khách hàng có thể tiến hành tìm kiếm các sản phẩm mình muốn mua theo các chức năng của website như: liệt kê các sản phẩm văn hóa theo danh mục, cây danh mục, tìm kiếm theo các tiêu chí. Hoặc khách hàng có thể xem những sản phẩm mới nhất, những sản phẩm bán chạy nhất, những sản phẩm đang trong thời gian khuyến mại giảm giá...
Đặc biệt website còn cung cấp cho khách hàng một kho thông tin dữ liệu đồ sộ về các tác giả và các tác phẩm trong nền mỹ thuật Việt Nam.
Sau khi đã xem một sản phẩm khách hàng có thể vẫn chưa đưa ra quyết định có mua sản phẩm đó hay không. Website sẽ giúp khách hàng đưa sản phẩm đó vào danh sách đợi đặt hàng, để sau đó khách hàng có thể so sánh giữa các sản phẩm, đưa ra quyết định mua hàng mà không mất thời gian tìm lại. Khi khách hàng đã quyết định mua hàng, khách hàng sẽ đưa sản phẩm đó vào giỏ hàng.
Khi đã mua xong hàng khách hàng sẽ chọn mục thanh toán. Lúc này khách hàng cần phải cho biết một thông tin cá nhân. Để tiện cho việc mua bán website sẽ đưa ra một mẫu đăng kí cho khách hàng. Nếu khách hàng đã từng mua ở website thì khách hàng chỉ cần nhập địa chỉ email của mình và mật khẩu truy nhập. Nếu không khách hàng sẽ phải điền đầy đủ mẫu thông tin này.
Sau khi khách hàng đăng nhập, thông tin khách hàng sẽ được khẳng định lại và khách hàng lựa chọn một phương thức thanh toán do website đưa ra.
Sau đó khách hàng sẽ chọn phương thức vận chuyển phù hợp với sản phẩm mình vừa mua.
Cuối cùng đơn hàng của khách hàng sẽ được khẳng định lại.
Sau khi được lưu, thông tin về đơn hàng sẽ được gửi về email cho khách hàng, và cho người quản trị. Sau đó website sẽ thực hiện chức năng thanh toán, nếu khách hàng sử dụng phương thức thanh toán chuyển khoản, khách hàng sẽ phải điền thêm thông tin về tài khoản của mình.
Khách hàng có thể vào phần theo dõi mua hàng để xem các trạng thái cho đơn hàng của mình như: đã thanh toán xong chưa, đã chuyển tới nơi chưa, hoặc download dữ liệu. Tất cả những thông tin liên quan đến khách hàng như thông tin cá nhân, đơn đặt hàng... đều được quản lý ở menu của khách hàng khi khách hàng đăng nhập.
5.3.2. Hệ thống mua bán một số loại hình dịch vụ du lịch
5.3.2.1 Giới thiệu chung
Trong thời điểm hiện tại, thương mại điện tử đã được triển khai mạnh mẽ trong các loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch. Các hãng lớn như Expedia, Travelocity, Cheap Tickets, Orbitz và Priceline đều có các kiểu dáng giao diện khác nhau nhưng về cơ bản thì những dịch vụ họ cung cấp đều như nhau. Trước đây, các site chỉ tập trung vào một lĩnh vực nào đó như giá vé máy bay hay khách sạn. Nhưng bây giờ họ cung cấp toàn bộ các sản phẩm du lịch: từ đặt tour đến phòng khách sạn rồi đến những gói du lịch trọn vẹn. Sự cạnh tranh trên thị trường du lịch trực tuyến diễn ra rất gay gắt, mỗi hãng lữ hành đều đưa ra các tính năng mới trên website của mình để nâng cao tính cạnh tranh. Đại lý du lịch trực tuyến Orbitz có tính năng Deal Detector, cho phép khách du lịch có thể thay đổi loại vé họ muốn mua, tức là nếu giá vé vào thời điểm khách đặt trước cao hơn so với giá vé bán vào ngày mà họ đã chọn để đi, thì tính năng mới sẽ gửi một email đến họ và họ có thể thay đổi nếu vé bán ngày hôm đó vẫn còn. Khách hàng dùng dịch vụ này hoàn toàn được miễn phí nếu đăng ký vào site này. Còn tính năng mới nhất của Expedia là nó mô tả phòng khách sạn và những thứ liên quan khác như bao gồm tiền phòng có cả bữa sáng, kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị lên cho người sử dụng. Các hãng hàng không khắp thế giới đang tăng cường ứng dụng thương mại điện tử như là một công cụ hiệu quả để điều chỉnh chi phí. Họ hoặc là sẽ chấm dứt hoặc cho đóng cửa các trung tâm dịch vụ điện thoại khách hàng của mình. Hiện nay, 70% lượng booking vé máy bay ở Mỹ đã được thực hiện trực tuyến. Các hãng như Qantas và Thai Airways cũng đã thông báo về làn sóng đặt vé máy bay trực tuyến. Còn đối với các khách sạn, thì việc đặt phòng qua mạng đã là “chuyện thường ngày”. Hầu như tất cả các khách sạn đều có những website riêng cho phép khách hàng đặt chỗ vào bất cứ lúc nào.
Qua khảo sát, có thể đi đến kết luận là các website thương mại điện tử của các hãng cung cấp dịch vụ du lịch thường được thiết kế với một trong hai mô hình : web site riêng lẻ và website tổng hợp. Tuy nhiên, mô hình tổng hợp hiện nay đang là xu thế chung và được các website lớn áp dụng rất thành công (Travelocity, Expedia, Priceline…). Tại các site này, khách hàng có thể tìm kiếm và đặt mua các dịch vụ rất đa dạng như vé máy bay, tàu hoả, thuê ôtô, phòng khách sạn, tour du lịch. Tất cả các site này đều có cơ sở dữ liệu sản phẩm rất lớn và kết hợp được với các đối tác là các hãng hàng không, khách sạn và các công ty lữ hành. Các site này xây dựng với nhiều thiết kế khác nhau, nhưng tựu chung đều có một cấu trúc:
Hình 24. Cấu trúc chung của các website dịch vụ du lịch
Ở Việt Nam, các hãng du lịch cũng bắt đầu triển khai các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, tuy nhiên, phần lớn mới chỉ ở bước sơ khởi, chủ yếu nhằm quảng bá thông tin du lịch và có chung một mô hình như sau :
Hình 25. Cấu trúc website sơ khởi cho dịch vụ du lịch
Với mô hình này, các website đều là các website tĩnh, không có các công cụ tìm kiếm sản phẩm và cơ sở dữ liệu. Các tour đều được thiết kế bằng các trang HTML. Khi khách hàng đặt tour cũng không phải là đặt hàng trực tuyến mà tất cả các đơn hàng sẽ được gửi địa chỉ email và người bán liên lạc lại theo cách truyền thống như điện thoại, fax … Trong ngành khách sạn, hầu hết các khách sạn lớn từ 2 sao trở lên đều đã có riêng website cho mình. Cấu trúc của các website này không khác so với cấu trúc các website về khách sạn trên thế giới. Chỉ có một khác biệt duy nhất và cũng là khác biệt lớn nhất là : các website khách sạn tại Việt Nam không thể đặt phòng trực tiếp qua mạng và thanh toán trực tuyến. Các website khách sạn tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức giới thiệu chứ chưa phải là các website TMĐT thật sự.
Trong lĩnh vực kinh doanh vé máy bay, việc triển khai TMĐT cũng chỉ ở mức hạn chế. Cả nước chỉ có hai hãng hàng không là Vietnam Airlines và Pacific Airlines. Hai hãng này đều có website riêng, nhưng chỉ dừng lại ở mức giới thiệu thông tin. Trong việc đặt vé và giữ chỗ, hai hãng này đều sử dụng các phần mềm riêng. Những phần mềm này lại chỉ được cài đặt cho các đại lý, và chỉ có đại lý mới có thể vào được hệ thống này để tiến hành kiểm tra chỗ còn trống và tiến hành đặt vé. Các hệ thống này không cho phép người dùng truy cập. Nếu muốn mua vé máy bay, người mua vẫn phải đến các đại lý để đặt vé và thanh toán, trong trường hợp muốn hủy vé hay hoãn chuyến bay người mua cũng phải đến các đại lý để thực hiện. Trong quá trình xây dựng mô hình thực nghiệm này, ban chủ nhiệm đề tài cũng đã liên hệ với hàng không Việt Nam để đề xuất kết nối với hệ thống đặt vé và giữ chỗ của Vietnam Airlines nhưng đều bị từ chối. Do vậy khả năng xây dựng mô hình bán vé máy bay qua mạng là chưa thực hiện được tại Việt Nam.
Như vậy là hầu như các hãng du lịch, khách sạn, hàng không đều đã có ý thức về TMĐT nhưng chỉ xây dựng website với tính chất giới thiệu chứ chưa thể xúc tiến bán các sản phẩm của mình trực tiếp qua mạng. Nếu khách hàng đặt mua một dịch vụ nào đó trên mạng thì việc cuối cùng họ phải làm vẫn là đến trực tiếp tại các công ty hay khách sạn để xác nhận và thanh toán.
5.3.2.2 Xây dựng hệ thống cho mua bán dịch vụ du lịch
Qua các kết quả khảo sát, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn phương án xây dựng website theo mô hình tổng hợp. Như vậy, website sẽ bao gồm hai giao diện chính:
- Giao diện dành cho khách hàng: bao gồm các thông tin chung giới thiệu sơ bộ các tour du lịch và các danh lam thắng cảnh trên cả nước.
- Phần hệ thống: bao gồm các cơ sở dữ liệu về tour, phòng khách sạn và cơ sở dữ liệu khách hàng.
a- Giao diện dành cho khách hàng
Trang chủ:
Là các trang HTML giới thiệu những thông tin chung về các tour và khách sạn. Ngoài ra, còn có các trang giới thiệu về hầu hết các cảnh đẹp, điểm tham quan hấp dẫn trên khắp cả nước. Phần này sẽ giúp cho khách hàng có một hình dung cơ bản về các tour và các điểm đến du lịch trước khi khách hàng có quyết định đặt mua dịch vụ. Các trang này được xây dựng bằng ngôn ngữ HTML với giao diện đơn giản, tiện dụng và tính nghệ thuật cao, bao gồm :
Phần Header: Thể hiện Logo công ty và Thương hiệu sản phẩm du lịch của công ty. Bên cạnh đó còn đưa vào ảnh Vịnh Hạ Long là điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam nhằm mục đích tạo sự hấp dẫn đối với khách.
Thanh thực đơn ngang để chuyển đổi giữa các trang cấp 1: Trang chủ, Trang Liên hệ với công ty và trang Giới thiệu công ty. Ngoài ra còn cã đường liên kết đến mục khai báo thông tin của các khách hàng cũ của công ty trước khi chọn mua các sản phẩm dịch vụ (Sign in) và mục Địa danh Du lịch
Thanh thực đơn dọc để truy cập vào các trang con của website: cấp 2, cấp 3, cấp 4… với mục đích giúp khách hàng tìm kiếm và đặt mua các sản phẩm dịch vụ: Tour, Phòng khách sạn và Vé máy bay.
Hộp tìm kiếm giúp khách hàng tìm nhanh nhất các sản phẩm và dịch vụ chào bán trên website thông qua các từ khoá.
Trong phần Địa danh Du lịch cho phép khách hàng tìm kiếm và tham khảo thông tin về các địa danh du lịch nổi tiếng trên khắp 64 tỉnh thành trong cả nước.
Nếu muốn tìm hiểu về địa phương nào, khách hàng chỉ cần chọn trong phần “Địa danh du lịch” lập tức một cửa sổ mới xuất hiện cho phép tìm hiểu về các điểm du lịch và các thông tin có liên quan của địa phương đó.
Quy trình đặt mua tour du lịch dành cho khách hàng
Sau khi khách hàng tìm hiểu thông tin về điểm đến, từ trang chủ khách hàng có thể vào mục “Tìm kiếm” để tìm tour du lịch phù hợp bằng cách gõ các từ khoá như “Hà Nội” hay “Hạ Long”… Hoặc khách hàng có thể dùng thanh công cụ bên tay trái bằng cách nhấn vào mục “Du lịch trong nước” hoặc “Du lịch nước ngoài”.
Lập tức các danh sách tour du lịch sẽ hiện ra để khách hàng tham khảo
Nếu khách hàng muốn tìm hiểu kỹ hơn về một tour nào đó, khách hàng nhấn vào mục “Chi tiết” để tham khảo:
Nếu muốn đặt mua tour khách hàng nhấn vào nút “Chọn mua”, lập tức một bảng đăng nhập hiện ra, khách hàng có thể nhập các thông tin cơ bản ban đầu về số lượng người và nhấn nút “Submit”.
Khi đó dữ liệu sẽ được tự động cập nhật và tính toán số lượng tiền mà khách hàng phải trả phù hợp với số lượng người đã nhập. Khách hàng có thể tham khảo tiếp các thông tin về các tour khác hoặc có thể tiến hành đặt mua ngay lập tức bằng cách nhấn vào biểu tượng giỏ hàng trên màn hình.
Khi đó khách hàng chỉ cần điền đầy đủ thông tin vào các ô liên quan và nhấn nút “Submit”, lập tức các thông tin sẽ được chuyển về máy chủ và lưu vào cơ sở dữ liệu khách hàng .
Đồng thời các dữ liệu về thanh toán sẽ được chuyển đến hệ thống thanh toán trực tuyến xử lý. Nếu lệnh thanh toán được thực hiện thì khi đó nhà cung cấp dịch vụ du lịch mới xác nhận với khách hàng.
b- Phần hệ thống
Bao gồm các cơ sở dữ liệu tour, khách sạn và khách hàng. Trong tất cả các cơ sở dữ liệu này đều được cung cấp thêm phần mềm để người quản lý có thể tìm kiếm thông tin, cập nhật hoặc xoá các thông tin trên cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, người quản lý có thể ra các báo cáo theo từng tiêu chí khác nhau như: báo cáo doanh thu; báo cáo số sản phẩm được đặt mua; báo cáo khách hàng… tất cả các báo cáo này đều được rút ra từ cơ sở dữ liệu theo thời gian thực tại thời điểm ra báo cáo.Các đối tượng nghiên cứu bao gồm đơn vị: Hanoi Red Tour; các website: http://travelocity.com ; http://traveltovietnam.com ; http://priceline.com . Hầu hết các sản phẩm trong các đơn vị này đều phải đảm bảo các trường thông tin cơ bản.
Hình 26. Mô hình cơ sở dữ liệu dịch vụ du lịch
Đối với sản phẩm tour du lịch: Một sản phẩm được kết cấu bởi các thông tin sau:
-
Tên tour
-
Giá tour
-
Độ dài tour
-
Lộ trình chi tiết
Đối với khách sạn, một sản phẩm phải bao hàm các thông tin:
- Tên khách sạn
- Địa chỉ
- Loại phòng
- Giá phòng
Để đưa các sản phẩm này lên trên mạng, ngoài việc phải đảm bảo các trường thông tin trên, bắt buộc phải có thêm các trường thông tin như: mã sản phẩm; ảnh mô tả… và đặc biệt là phải có phần cơ sở dữ liệu để lưu giữ thông tin của khách hàng đặt mua và sản phẩm đặt mua
Với những kết quả đạt được sau thời gian nghiên cứu, phần cơ sở dữ liệu của mô hình được thiết kế có tính liên kết cao và gồm các phần cơ bản sau :
-
Toàn bộ cơ sở dữ liệu này sẽ phục vụ cho 2 nhiệm vụ chính: tìm kiếm sản phẩm và ra báo cáo tổng kết.
-
Tìm kiếm sản phẩm: khách hàng sẽ tìm kiếm theo các tiêu chí cụ thể tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm.
-
Đối với sản phẩm tour: khách hàng tìm kiếm theo các tiêu chí: Tên tour - Độ dài – Giá tour – Lộ trình (điểm đến, quốc gia)
-
Đối với khách sạn: khách hàng tìm kiếm theo các tiêu chí: Tên khách sạn – Thứ hạng – Giá phòng - Địa chỉ
-
Mỗi khi nhận được yêu cầu tìm kiếm, căn cứ vào cơ sở dữ liệu hiện có các kết quả tìm kiếm sẽ được hiện ra với đầy đủ các thông tin được lưu trong các trường của cơ sở dữ liệu. Căn cứ vào thông tin chi tiết này, khách hàng có thể tiến hành đặt mua sản phẩm. Khi khách hàng khai báo những thông tin về bản thân và sản phẩm. Ngay lập tức các số liệu này sẽ được lưu vào các trường tương ứng để phục vụ quá trình giao sản phẩm và báo cáo về sau.
-
Báo cáo tổng kết: căn cứ vào cơ sở dữ liệu được lưu lại qua mỗi lần giao dịch. Người quản lý có thể yêu cÇu ra các báo cáo như: báo cáo về số lượng người mua sản phẩm; báo cáo doanh thu theo từng loại sản phẩm; báo cáo tổng hợp khách hàng …
Ngay từ lúc sơ khai, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến việc phát triển TMĐT trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bộ Thương mại đã hỗ trợ từng bước về công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng để giúp doanh nghiệp phát triển TMĐT. Việc còn lại của các doanh nghiệp là khẩn trương tìm cách áp dụng mọi tiến bộ của công nghệ thông tin, ứng dụng các mô hình kinh doanh trong TMĐT như B2B, B2C vào hoạt động của doanh nghiệp càng sớm càng tốt.
5.3.3. Hệ thống mua bán hàng qua mạng (VNESHOP)
Hệ thống VNESHOP cña Trung tâm Thông tin được thiết kế và xây dựng theo mô hình B2C. Việc xây dựng hệ thống bao gồm các công việc: xây dựng hệ thống thực hiện việc đăng ký giới thiệu, quảng bá các hàng hoá sản phẩm của doanh nghiệp, quản lý các loại hàng hóa sản phẩm, quản lý việc kinh doanh hàng hoá và thực hiện mua bán hàng hoá sản phẩm.
5.3.3.1. Mô hình hệ thống
Theo thiết kế, Trung tâm Thông tin -Bộ Thương mại (Trung tâm) đóng vai trò trung tâm giao dịch. Tại đây sẽ xây dựng một Web site mua bán hàng hoá. Các siêu thị sẽ cung cấp danh mục hàng, thông tin về doanh nghiệp cùng các thông tin liên quan. Thông qua Web site, khách hàng sẽ tìm kiếm, chọn hàng, đặt mua hàng,... Các thông tin này sẽ được kiểm tra và xây dựng thành các đơn hàng và được chuyển về cho các siêu thị tương ứng. Khi nhận được đơn hàng do Trung tâm gửi đến, các siêu thị sẽ kiểm tra và gửi lại thông tin xác nhận đơn hàng cùng cách thức thanh toán và giao hàng cho Trung tâm, sau đó Trung tâm sẽ gửi các thông tin này về cho khách hàng. Trong công việc thanh toán, người sử dụng có thể lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc thanh toán qua ngân hàng. Trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, khách hàng có thể thanh toán tại nhà hay thông qua một văn phòng đại diện. Trong trường hợp thanh toán qua ngân hàng hệ thống sẽ liên kết đến hệ thống thanh toán qua mạng của Ngân hàng công thương Việt Nam.
Mô hình này giúp cho nhiều doanh nghiệp có thể nhanh chóng tham gia vào hệ thống TMĐT với chi phí thấp. Khi một doanh nghiệp muốn tham gia vào hệ thống chỉ cần đăng ký thông qua Bộ Thương mại. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc trao đổi, cập nhật thông tin lên hệ thống có thể được thực hiện thông qua thư điện tử hay kết nối modem qua đường điện thoại thông thường. Đối với người sử dụng, đây là mô hình giao dịch một cửa, mô hình giúp người sử dụng có nhiều thông tin và điều kiện so sánh, lựa chọn, đặt hàng tại nhiều công ty trong cùng một giao dịch. Điều này rất thuận tiện cho khách hàng khi mua hàng của nhiều doanh nghiệp (khách hàng không phải thực hiện riêng từng giao dịch (lập đơn hàng, thanh toán, nhận hàng,...) với từng doanh nghiệp).
Hình 27. Mô hình hệ thống bán hàng qua mạng
5.3.3.2. Giải pháp công nghệ
Hệ thống được thiết kế theo các giải pháp công nghệ sau:Hình 28 . Cấu trúc hệ thống
- Phông chữ: theo TCVN 6909-2001, hỗ trợ các bộ mã theo tiêu chuẩn Unicode
- Hệ điều hành máy chủ: Windows 2000 Server.
- Hệ quản trị CSDL: MS SQL Server 2000.
- Công cụ phát triển: ASP.net, C#.
- Khả năng mở rộng tốt.
- Tích hợp hệ thống thanh toán của ngân hàng (Vasc Payment)
- Bảo mật dữ liệu đường truyền.
-
Dữ liệu đường truyền được mã hoá bởi SSL (Secure Socket Layer) 128 bit. Do đó dữ liệu không bị thay đổi trên đường truyền.
-
Người sử dụng đầu cuối (End users) đều làm việc với giao thức siêu văn bản có bảo vệ https.
5.3.3.3 Các chức năng cơ bản của hệ thống
Hình 28: Cấu trúc hệ thống
Hệ thống được thiết kế với các chức năng cơ bản :
-
Trang Web cho phép doanh nghiệp thông qua đó có thể nhập thông tin về các loại hàng hóa sản phẩm mà họ muốn đăng ký giới thiệu và thực hiện kinh doanh.
-
Cập nhật thông tin về các sản phẩm, hàng hoá vào cơ sở dữ liệu của hệ thống khi doanh nghiệp có yêu cầu sửa đổi, thêm thông tin mới về hàng hóa.
-
Quản lý hàng : Quản lý các loại hàng hoá, sản phẩm xuất đi của doanh nghiệp, lưu trữ các thông tin cụ thể mô tả các thuộc tính (hình ảnh, tên model, công dụng, các chỉ tiêu kỹ thuật, thời gian sản xuất, hãng sản xuất...), số lượng hiện có, số lượng đã bán của các model của từng loại hàng hoá, các thông tin thời gian xuất, thông tin của hãng sản xuất hàng...
-
Quản lý thông tin của các phiên giao dịch đã thực hiện như đơn hàng, tên, địa chỉ khách hàng, nơi giao nhận, thời gian đặt hàng, thời gian xuất hàng...
-
Quản lý thông tin của các phiên giao dịch đang thực hiện phục vụ việc theo dõi về tình hình các phiên giao dịch đang được thực hiện như số tiền mà khách hàng trả trước, số lượng hàng hoá đã giao nhận, thời gian dự kiến kết thúc giao dịch, có đánh giá tiến độ thực hiện...
-
Quản lý giá cả kinh doanh: quản lý các thông tin về giá bán ra của từng loại hàng hoá theo thời gian.
-
Xây dựng chức năng quản lý khách hàng.
-
Xây dựng trang Web giới thiệu, quảng cáo các loại sản phẩm hàng hóa, đưa các mô tả chi tiết về các thuộc tính của các model của từng loại hàng hoá, giá cả tính theo loại tiền mà khách hàng lựa chọn.
-
Tìm kiếm hàng hoá theo một hoặc nhiều mô tả thuộc tính hàng hoá như tên hàng, tên hãng sản xuất, giá cả... Liệt kê hiển thị kết quả tìm kiếm.
-
Tạo lập giỏ mua hàng: chức năng cho phép khách hàng chọn và quản lý các hàng mà khách đã chọn.
-
Tạo lập hoá đơn đặt hàng: tạo hoá đơn đặt hàng, tính giá thành của đơn hàng.
-
Cho phép khách hàng theo dõi quá trình thực hiện đơn hàng.
-
Thanh toán và giao hàng:
-
Thanh toán trực tiếp hoặc kết hợp với Ngân hàng thanh toán qua ngân hàng.
-
Phương thức giao hàng: tuỳ thuộc điều kiện cụ thể mà thông báo giao hàng tại nhà hay tại từng cửa hàng.
-
Có khả năng liên kết tới các Web site riêng của doanh nghiệp.
-
Thực hiện các dịch vụ khách hàng: Dịch vụ hướng dẫn khách hàng mua bán các sản phẩm hàng hoá; dịch vụ khuyến mãi hàng hoá; dịch vụ giới thiệu, quảng cáo các loại hàng hoá mới; dịch vụ trả lời câu hỏi và lấy ý kiến góp ý của khách hàng; Hệ thống trợ giúp dịch vụ bảo hành, bảo trì sản phẩm.
5.3.3.4 Quy trình thực hiện giao dịch của hệ thống
Quy trình thực hiện giao dịch của hệ thống được thể hiện theo hình trên. Các công việc thực hiện trong từng giai đoạn:
-
Tìm kiếm: thực hiện các công việc liệt kê, tìm kiếm, lựa chọn hàng.
-
Giỏ hàng: cung cấp các thông tin về hàng; lấy thông tin về số lượng hàng; tính giá sơ bộ cho các mặt hàng có trong giỏ hàng.
-
Đặt hàng: hỏi các thông tin về hàng; hỏi thông tin địa điểm, thời gian giao hàng; xác nhận thông tin về số lượng hàng; tính giá toàn bộ đơn hàng.
-
Kiểm tra khả năng thanh toán: kiểm tra khả năng thanh toán của khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng tại ngân hàng hoặc thẻ tín dụng.
-
Phân chia đơn hàng: tách đơn hàng tổng thành các đơn hàng riêng cho từng siêu thị.
Hình 29. Quy trình thực hiện giao dịch
-
Kiểm tra thực hiện đơn hàng: kiểm tra khả năng cung cấp hàng của từng siêu thị.
-
Liên hệ với khách hàng: thỏa thuận thời gian, địa điểm giao hàng; thỏa thuận phương thức thanh toán.
-
Thực hiện đơn hàng: xác nhận các giao dịch; xác nhận việc hoàn tất đơn hàng; cập nhật đơn hàng.
Trên cơ sở quy trình giao dịch mô hình dữ liệu của hệ thống được thiết kế như hình vẽ.
Hình 30. Mô hình dữ liệu của hệ thống
5.3.3.5. Cài đặt hệ thống
Hệ thống VNeshop được thiết kế theo mô hình khách/chủ trên Internet theo công nghệ của Microsoft [Ramesh Chandak, Purshottam Chandak, 1998]. Máy trạm cung cấp dịch vụ duyệt web, trình bày giới thiệu sản phẩm, giao dịch với khách hàng. Máy chủ Trung tâm có nhiệm vụ: quản lý các CSDL: công ty, hàng hoá, khách hàng, giao dịch,...; cung cấp các dịch vụ internet, dịch vụ quảng bá thông tin, tìm kiếm thông tin, giao dịch với khách hàng và doanh nghiệp. Máy chủ tại siêu thị có chức năng cung cấp thông tin; nhận và xử lý các thông tin (đơn hàng, yêu cầu cập nhật dữ liệu,...) do máy chủ trung tâm gửi tới; cung cấp, trả lời các yêu cầu cho máy chủ Trung tâm.
Hình 31. Mô hình thiết kế cài đặt hệ thống
-
Trình duyệt Web trên máy khách được bổ sung một số tính năng để kiểm tra, trình diễn sản phẩm như ActiveX, Flash, ...
-
Cơ sở dữ liệu TMĐT chứa thông tin về các công ty và các mặt hàng, thông tin khách hàng, thông tin giao dịch,... được xây dựng trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server.
-
Cơ sở dữ liệu hàng của siêu thị lưu trữ thông tin về hàng hóa của siêu thị được xây dựng trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server hay Access.
-
Trình TMĐT 1 trên máy chủ Trung tâm bao gồm nhiều modul chương trình có nhiệm vụ chính:
-
Xử lý yêu cầu tìm kiếm thông tin, chọn hàng, đặt mua hàng ... của khách hàng và xây dựng các HTML trang kết qu
-
Xây dựng đơn hàn
-
Gửi đơn hàng về các siêu thị tương ứng
-
Tiếp nhận và xử lý thông tin từ các siêu thị
-
Quản lý khách hàn
-
Quản lý giao dịch ...
-
-
Trình TMĐT 2 trên máy chủ của siêu thị bao gồm nhiều modul chương trình có nhiệm vụ chính:
- Tiếp nhận đơn hàng
- Xử lý đơn hàng
- Gửi yêu cầu cập nhật hàng hoá cho Trung tâm.
Các trình TMĐT được xây dựng bằng ASP.NET, ADO.NET, kết hợp với lập trình mở rộng dịch vụ Web của Microsoft. Với việc lựa chọn trên giúp cho việc mở rộng hay tích hợp với các môi trường CSDL khác được thuận lợi.
Các kết quả đạt được
- Giao diện trang chủ
- Giao diện trang giỏ hàng
- Giao diện trang đơn hàng
Hình 32: Trang chủ
Hình 33: Giỏ hàng
Hình 34: Đơn hàng