Tin tức
Quy trình thanh toán trong giao dịch TMĐT bằng thẻ thanh toán
16/07/2007

3.2. QUY TRÌNH THANH TOÁN TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BẰNG THẺ THANH TOÁN

3.2.1. Khái niệm thẻ thanh toán:

Tùy vào hoàn cảnh mà có nhiều cách diễn đạt khái niệm thẻ thanh toán, trong đó, mỗi cách diễn đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Bao gồm:

  • Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động.
  • Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty.
  • Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
  • Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.

Tất cả các cách diễn đạt trên đều có chung một nội dung rằng đây là phương thức thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động.

3.2.2. Phân loại thẻ thanh toán

Có nhiều cách để phân loại thẻ thanh toán: phân loại theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát hành, theo tính chất thanh toán của thẻ, theo phạm vi lãnh thổ...

3.2.2.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất

  • Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi, tấm thẻ đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
  • Thẻ băng từ (Magnetic stripe): dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm qua, nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin...
  • Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, thẻ có cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính.

3.2.2.2. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ

  • Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng có đặc điểm là chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không phải trả tiền ngay, chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả.
  • Thẻ ghi nợ (Debit card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động. Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài khoản của chủ thẻ. Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
    Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị các giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản chủ thẻ.
    Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị các giao dịch được khấu trừ vào tài khoản chủ thẻ sau đó vài ngày.
  • Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được. Thẻ rút tiền mặt có hai loại:

          Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.

          Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn  được sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ.

3.2.2.3. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ

  • Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia, do vậy đồng tiền giao dịch phải là đồng bản tệ của nước đó.
  • Thẻ quốc tế: đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới, sử dụng các ngoại tệ mạnh để thanh toán.

3.2.2.4. Phân loại theo chủ thể phát hành

  • Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.
  • Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn, các cửa hiệu lớn... phát hành như Diner's Club, Amex...

3.2.3. Quy trình thanh toán trong giao dịch thương mại điện tủ bằng thẻ thanh toán

Để sử dụng dịch vụ này, doanh nghiệp cần làm việc với các công ty dịch vụ thanh toán trên Internet, và đăng ký tài khoản thương mại điện tử (Internet Merchant Account) tại một ngân hàng có triển khai dịch vụ này. Internet merchant account là tài khoản ngân hàng đặc biệt, cho phép bạn thanh toán bằng thẻ tín dụng. Thanh toán bằng thẻ tín dụng chỉ có thể tiến hành thông qua dạng tài khoản này. Một số công ty chuyên về dịch vụ thanh toán trên Internet lớn và uy tín với tên tuổi được biết đến là Visa Card, Master Card, American Express. Hiện nay, một số ngân hàng trong nước như Á Châu, Vietcombank, Eximbank, Sacombank đều chấp nhận một trong các loại thẻ thanh toán này.

Trên thực tế, qui trình thanh toán thẻ (truyền thống) được diễn ra theo các bước như sau: Khi khách mua hàng có nhu cầu thanh toán bằng thẻ (ví dụ thẻ VISA), cửa hàng sẽ quẹt (swipe) thẻ của bạn vào một chiếc máy đọc (gọi là EDCT - Electronic Data Capture Terminal). EDCT đọc các thông tin về thẻ của bạn ghi trên băng từ và kết nối (contact) tới ngân hàng của cửa hàng (Merchant's Bank) thông qua modem, đường điện thoại hoặc ISDN line, gửi kèm theo yêu cầu về số tiền cần thanh toán, ngân hàng này kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của VISA xem thẻ của bạn có phải là thẻ hết hạn hoặc bị mất cắp hay không, số tiền bạn muốn trả có vượt quá hạn mức không, nếu không, ngân hàng sẽ báo lại ngay trong vài giây về EDCT là giao dịch được phê duyệt (approved), khi đó EDCT sẽ in ra một tờ giấy nhỏ ghi rõ số tiền, mã số giao dịch để bạn ký vào đó (Sale Slip). Bạn được giữ bản chính của sale slip, cöa hµng sẽ giữ bản sao và gửi về ngân hàng để nhận tiền sau này. Nhận được sale slip ngân hàng của cửa hàng sẽ ghi có (credit) ngay số tiền giao dịch vào tài khoản của cửa hàng đồng thời gửi thông báo qua mạng của VISA yêu cầu ngân hàng của bạn (Cardholder's Bank) thanh toán số tiền. Ngân hàng của bạn sẽ thanh toán tiền cho ngân hàng của cửa hàng và ghi nợ số tiền vào tài khoản của bạn. Chi tiết về giao dịch sẽ được ghi trong thông báo kế tiếp gửi đến cho bạn. Giả sử có người ăn cắp thẻ, giả mạo chữ ký của bạn thì trong thời hạn nhất định (thường là 2 tuần) bạn có thể liên hệ với ngân hàng của bạn để đòi lại tiền. VISA đảm bảo rằng nếu ngân hàng của bạn chứng minh được chữ ký không phải là chữ ký của bạn thì họ sẽ trả lại tiền cho bạn ngay. Ngân hàng của cửa hàng sẽ lấy lại tiền từ tài khoản của cửa hàng. Trường hợp này gọi là Chargeback.

Trường hợp bạn thanh toán trực tuyến (online), cửa hàng không có điều kiện quẹt (swipe) thẻ của bạn, cũng không nhìn thấy bạn. Nhưng bạn cung cấp tên, ngày hết hạn và số thẻ (16 số in trên mặt trước thẻ) thì họ cũng kiểm tra được tương tự như làm qua EDCT. Để bảo vệ thêm cho cửa hàng, phía sau thẻ có một dãy số dài in trên cùng dải băng nơi có chữ ký của bạn. Đa số các cửa hàng yêu cầu bạn cung cấp 3-4 số cuối trong dãy số này, gọi là security code, trước khi nhận thanh toán. Tuy vậy bạn thấy rõ rằng giao dịch này không hoàn toàn an toàn 100%, một người có bản photocopy cả 2 mặt thẻ của bạn là có thể thanh toán trực tuyến. Nếu bạn phát hiện giao dịch không đúng trên thông báo của mình, hãy đến ngay ngân hàng của bạn yêu cầu lấy lại tiền. Nếu bạn chứng minh được giao dịch không phải do bạn thực hiện (ví dụ, bạn ở Hàn Quốc mà giao dịch lại do ai đó thực hiện từ máy tính ở Mỹ) hoặc bạn tuyên bố là không nhận được hàng, thì ngân hàng của bạn có cơ sở để đòi lại số tiền cho bạn ngay. Cuối cùng, chỉ có cửa hàng có thể đã gửi hàng đi mà không được trả tiền, tr­ường hợp muốn khiếu kiện thì bạn lại ở quá xa, chi phí pháp lý cao. Không ít người đã sử dụng kẽ hở này để thực hiện các giao dịch không trung thực trên internet.

Để chống lại hiện tượng này các tổ chức thanh toán quốc tế có vài giải pháp. Các thẻ xảy ra rắc rối sẽ được ghi lại trên cơ sở dữ liệu, lần sau sẽ khó có sự chấp thuận cho giao dịch hơn. Thẻ gây ra quá nhiều giao dịch thì cảnh sát có thể bí mật điều tra về chủ thẻ (Cardholder), và người đó có thể bị bắt, bị tù vì tội lừa đảo. Về phía các cöa hµng, họ tự vệ bằng cách từ chối nhận thanh toán bằng các loại thẻ phát hành từ các quốc gia mà ngân hàng của họ không với tới được, các quốc gia mà hệ thống bảo vệ pháp luật, cưỡng chế thi hành kém, thậm chí thẻ do các ngân hàng nhỏ và lạ phát hành. Một số cöa hµng lớn, họ có biện pháp an toàn gần như 100% là yêu cầu bạn điền thông tin vào một tờ khai, in ra, ký tên và gửi lại cho họ qua fax. Như đã nói ở trên, một khi giao dịch đã có chữ ký của bạn, thì khó lòng có thể lấy lại tiền, và nếu chữ ký giả mạo, thì từ chữ ký đó và số fax, thời gian, người ta có thể lần tìm ra được kẻ lừa đảo. Người thiệt thòi trong trường hợp này, có thể nói chính là chủ thẻ không được chấp nhận thanh toán, như các bạn ở Hàn Quốc chẳng hạn, trong khi thẻ của các bạn có biểu tượng của VISA, MasterCard ngân hàng vẫn thu phí, công dụng thì không có.

Ở một số nước trong phạm vi quốc gia có hệ thống thanh toán liên ngân hàng, ví dụ ở Singapore gọi là NETS. Bạn có thể dùng thẻ ATM mua hàng ở cửa hàng cũng bằng hình thức swipe card. Nhưng thay vì ký tên bạn gõ số PIN (bí mật của bạn) vào một cái máy, ngay lập tức tiền được chuyển từ tài khoản của bạn vào tài khoản của cöa hµng, không có cơ hội lấy lại tiền bất kỳ kiểu gì, dù là thẻ bị đánh cắp. Vì thế NETS được coi là giao dịch tương đương với trả tiền mặt. Nếu bạn có Card reader thì còn có thể sử dụng thẻ ATM để mua hàng trên PC nữa.

Ngoài ra còn có một loại thẻ nữa dùng ở Singapore, gọi là Cash Card. Thẻ này cực kỳ đơn giản, bạn dùng thẻ ATM nạp tiền vào Cash Card, sau đó dùng Cash Card thanh toán được mọi thứ, nhưng không nên nạp nhiều tiền vào Cash Card, vì Cash Card không ghi tên, chỉ là một cái ví điện tử (electronic wallet). Cash Card không cần ký tên, cũng không có PIN.

 

Ý kiến bạn đọc