Đối với toàn bộ quá trình lưu thông, phân phối, ứng dụng hệ thống Logistics là một bước phát triển cao hơn của công nghệ vận tải. Vận tải đa phương thức đã liên kết được tất cả các phương thức vận tải với nhau để phục vụ cho nhu cầu cung ứng và tiêu thụ của hãng sản xuất. Điều này rất quan trọng trong Thương mịa điện tử
KHÁI NIỆM VỀ LOGISTICS:
Ở Việt Nam, chúng ta mới chỉ quen với từ” logic” còn thuật ngữ “ Logistics” thì có vẻ còn khá mới mẻ.
Chúng tôi đã lục tìm trong nhiều cuốn tự điển được xuất bản ở nước ta ba bốn chục năm gần đây: “Từ điển Anh - Việt do tác giả Nguyễn Văn Khôn……” thì thuật ngữ “Logistics” chưa được đưa vào.
Các cuốn “Từ điển Anh Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà NộI 1975 và cuốn xuất bản năm 1991 đã có thuật ngữ “ Logistics” vớI hai cách giải nghĩa như sau: nghĩa dùng trong toán học là logic; nghĩa dùng trong quân sự là ngành hậu cần.
Như vậy “Logistics” chưa được sử dụng rộng rảI ở Việt Nam, mặc dù các quốc gia trên thế giới đã sử dụng quen thuộc thuật ngữ này trong các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại và vận tải. Khoảng hai ba chục năm gần đây, Logistics đã trở thành một bộ môn khoa học được giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Giải nghĩa Logistics
Từ “Logistics” được giải nghĩa bằng tiếng anh trong cuốn “Oxford Advances Learners Dictionary of Current English, A.S Hornby. Fifth Edition, Oxford University Press, 1995” như sau: Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động phức hợp nào đó (Logistics – the organization of supplies and services for any compex operation).
Những năm gần đây, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện hoạt động Logistics trong kinh doanh thương mại và vận tải. Thuật ngữ “Logistics” được tạm dịch là “tiếp vận” hay “hậu cần”. Tuy nhiên giải nghĩa như thế vẫn chưa phản ánh được đầy đủ thuật ngữ này. Trong từ điển tiếng Việt, từ “hậu cần” có nghĩa là: việc đảm bảo vật chất kỹ thuật, y tế cho lực lượng vũ trang; còn từ “tiếp vận” có nghĩa là: vận chuyển, tiếp tế phục vụ cho chiến đấu.
Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về dịch nghĩa từ logistics ra tiếng Việt nên có thể dùng chính từ này coi như một từ ngoại nhập, tương tự như từ “container” hay “maketing”
Định nghĩa về logistics
Nếu hiểu từ Logistics như một thuật ngữ chuyên môn, thì cho đến nay có những cách định nghĩa khác nhau. Theo cách tiếp cận của Hội đồng quản lý Logistics (The Council of Logistics Management CLM in the USA), khái niệm này được hiểu như sau: Logistics là một bộ phận của dây chuyền cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và lưu kho hàng hoá, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát (0) đến nơi tiêu dùng (D) một cách hiệu quả nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng
Cách định nghĩa khái niệm “Logistics” như vậy hiện nay được tiếp nhận một cách rộng rãi, bởi vì với cách tiếp cận này đã liên kết chặt chẽ nhiều lĩnh vực của Logistics với thị trường, mà điều quan trọng nhất là đã thừa nhận khách hàng là “thượng đế”.
PHÂN LOẠI HỆ THỐNG LOGISTICS
Từ xa xưa, hệ thống Logistics đã được ứng dụng vào hoạt động sản xuất và đời sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực phức tạp bao gồm nhiều quá trình, nhiều công đoạn khác nhau mà cần phải thực hiện bởi nhiều tổ chức, nhiều chủ thể có liên quan.
Ngày nay, hệ thống Logistics càng có vị trí và vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống, được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau và phát triển thành 3 nhóm riêng biệt:
- Hệ thống Logistics trong quân sự;
- Hệ thống Logistics trong sản xuất, kinh doanh, thương mại;
- Hệ thống Logistics trong quản lý xã hội.
VI TRÍ, VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG LOGISTICS TRONG SẢN XUẤT – KINH DOANH – THƯƠNG MẠI VÀ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN.
Hệ thống Logistics hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế:
Lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và với nước ngoài là hoạt động thiết yếu của nền kinh tế quốc dân. Nếu những hoạt động này thông suốt, có hiệu quả, thì sẽ góp phần to lớn làm cho các ngành sản xuất phát triển; còn nếu những hoạt động này bị ngưng trệ thì sẽ tác động xấu đến toàn bộ sản xuất và đời sống.
Hệ thống Logistics góp phần vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động quốc tế, do quá trình toàn cầu hoá tạo ra.
Các công ty xuyên quốc gia có các chi nhánh, các cơ sở sản xuất, cung ứng và dịch vụ đặt ở nhiều nơi, ở nhiều quốc gia khác nhau, do đó các công ty này đã áp dụng “hệ thống Logistics toàn cầu” để đảm bảo hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sản xuất.
Hệ thống Logistics góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một cách hợp lý để đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mỗi một vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên khoáng sản khác nhau và có phương thức lao động, tập quán khác nhau, do đó cần phải có sự phân bố, sắp xếp các ngành sản xuất, các khu công nghiệp, các trung tâm kinh tế sao cho phù hợp với những điều kiện riêng và tổng thể nhằm phát huy được các nguồn lực một cách hiệu quả nhất.
LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG LOGISTICS
Hoạt động Logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải. Nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng kịp thời. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng hoá một cách thuận tiện, linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình. Người mua có thể chỉ cần ở tại nhà, đặt mua hàng bằng cách gọi điện thoại, gửi fax, gửi e-mail hoặc giao dịch qua Internet…. cho người bán hàng, thậm chí cho hãng sản xuất hàng hoá là có thể nhanh chóng nhận được thứ hàng cần mua, được vận chuyển đến tận nhà.
Có hiệu quả đó chính là nhờ ứng dụng hệ thống Logistics vào sản xuất và lưu thông.
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS
Các hãng sản xuất kinh doanh ứng dụng Logistics vào ngay từ phần lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất, trong quá trình sản xuất và trong khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm.
Họ có thể ứng dụng Logistics để phân công dây chuyền sản xuất, chuyên môn hoá sản xuất bố trí, bố trí các cơ sở, các công ty con, các chi nhánh ở trong nước hoặc nước ngoài để nhằm mục đích mua nguồn nguyên vật liệu thuận lợi, thuê nhân công với giá rẻ, đưa hàng đi tiêu thụ nhanh chóng đến các thị trường có nhu cầu, do đó mà đạt được mục tiêu giá rẻ, thuận tiện và bán được nhiều sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận.
Các hãng sản xuất kinh doanh ngày càng nghiên cứu ứng dụng Logistics ở mức độ cao hơn. Đã có một số hãng đạt được mô hình sản xuất tối ưu.
Toàn bộ quá trình sản xuất – lưu thông – tiêu dùng của nền sản xuất hàng hoá được mô hình hoá như sau:
(Mô hình gồm có: Nguồn hàng <-> Xuât nhập khẩu <-> Cung ứng <-> Sản xuất <-> XNK bnas buôn <-> Bán lẻ <-> Ngưới tiêu dùng. Mũi tên (<->) đại diện cho Dòng hàng hóa, dòng thông tin và dòng tiền tệ. Có hình minh họa nhưng mình k biết cách post hình, các bạn thông cảm
Trên thực tế, các hoạt động của quá trình này còn phức tạp hơn nhiều. Ngày nay, nền sản xuất hiện đại, với sự phát triển của kinh tế quốc tế và thương mại toàn cầu, đã mở rộng nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ Logistics
Các dịch vụ Logistics chủ yếu như sau: nhận đơn đặt hàng vận tải, gom hàng, xử lý nguyên vật liệu, gia công mã mác, lưu kho, kiểm soát hàng tồn kho, tái chế hàng trả lại, quản lý việc phân phối, xúc tiến thị trường và các dịch vụ thông tin…
Tất cả các dịch vụ Logistics nhằm mục đích thoả mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng).
Trong dây chuyền cung ứng và tiêu thụ bao gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ: giao nhận, xếp dỡ, lưu kho,… Nếu để hàng hoá phải tồn kho nhiều hoặc lưu kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó họ đã chú ý khâu này bằng những giải pháp khác nhau:
- Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ;
- Chọn vị trí kho hàng;
- Thiết lập trung tâm phân phối;
- Quản lý quá trình vận chuyển…
Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất “không lưu kho” đối với một số mặt hàng nhất định, và đã đạt được lợi nhuận cao.
Các bên tham gia vào hệ thống Logistics có các hãng sản xuất, các nhà giao nhận, các hãng chuyên kinh doanh dịch vụ Logistics.
Đối với toàn bộ quá trình lưu thông, phân phối, ứng dụng hệ thống Logistics là một bước phát triển cao hơn của công nghệ vận tải. Vận tải đa phương thức đã liên kết được tất cả các phương thức vận tải với nhau để phục vụ cho nhu cầu cung ứng và tiêu thụ của hãng sản xuất.
Hệ thống Logistics còn liên kết và tối ưu toàn bộ quá trình sản xuất và lưu thông trên phạm vi rất rộng: trong một quốc gia, một khu vực, đến toàn cầu.
Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng hệ thống Logistics vào sản xuất, kinh doanh thương mại và lưu thông phân phối. Trong đó giao thông vận tải sẽ là một mắt xích quan trọng để mở rộng phát triển tiện ích này, tạo thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá.