Tin tức
Thương mại điện tử Việt Nam chờ những bước đi đột phá
13/06/2013

Thương mại điện tử (TMĐT) sẽ vượt qua cột mốc 1000 tỷ USD vào năm 2012 tại thị trường Mỹ, theo dự đoán của Leadpile.com. Đó là một con số đáng mơ ước với một mô hình kinh doanh. Vậy còn ở Việt Nam?

 TMĐT Việt Nam: có phát triển nhưng chưa “tới”

  Trong những năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT khi nhiều doanh nghiệp lớn về TMĐT trên thế giới như Alibaba, eBay…đều có sự đầu tư vào Việt Nam. Qua khảo sát tại 1.700 doanh nghiệp trên cả nước, có tới khoảng 1/3 số doanh nghiệp có doanh thu nhờ TMĐT, với mức trên 15% tổng doanh thu.

  Nếu so sánh với năm 2005 (chỉ 8%) thì thấy rõ các doanh nghiệp đã thật sự quan tâm đến TMĐT và biết tận dụng lợi thế TMĐT. Trong những năm trở lại đây, các "chợ ảo" xuất hiện, dưới nhiều hình thức khác nhau và có xu hướng tăng nhanh. Hiện có khoảng 80 doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch TMĐT, trong đó không ít trang web đã tạo được uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, xét về trình độ phát triển, so với mặt bằng thế giới TMĐT Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm. Hiện vẫn còn nhiều bất cập trong các vấn đề như: phương thức thanh toán, vận chuyển, chất lượng hàng hóa, bảo mật thông tin,… tại Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn những tồn tại đó như: hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, các mô hình kinh doanh trực tuyến và mấu chốt vấn đề là quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đặt lên hàng đầu.

  Hình thức TMĐT ở Việt Nam chủ yếu là sàn giao dịch, giao dịch xảy ra đơn lẻ giữa người bán (thuê gian hàng trên các sàn giao dịch trực tuyến điện tử) và người mua mà không cần thông qua đơn vị trung gian đảm bảo nên thông tin không được ai kiểm chứng, thanh toán không đủ an toàn… Và người tiêu dùng vẫn chưa có đủ niềm tin để coi TMĐT như một kênh mua sắm thường xuyên.

  Và cần những bước đột phá...

 Trong bối cảnh hiện nay của thị trường thương mại điện tử( TMĐT), có thể nói sự ra đời của Hệ thống dịch vụ Lingo thuộc Tập đoàn truyền thông VMG vào trung tuần tháng 5 vừa qua đã mang đến một sự thay đổi đáng kể và cho thấy một hướng đi mới mẻ cho TMĐT Việt Nam. Bởi lẽ, đây là mô hình thương mại điện tử(TMĐT) đầu tiên cung cấp một hệ thống giải pháp thị trường đồng bộ, thông qua hệ thống bao gồm 02 dịch vụ chính: website mua sắm trực tuyến Lingo Shop (lingo.vn) và sản phẩm Thẻ tích điểm đa tiện ích Lingo Card (card.lingo.vn)

  Khách quan mà nói, ở thời điểm hiện tại, Lingo Shop chưa thực sự nổi bật hơn các trang web TMĐT B2C khác trên thị trường về nội dung và sự đa dạng về sản phẩm, nhưng điểm làm nên sự khác biệt là việc mô hình này đã đưa quyền lợi của người tiêu dùng lên hàng đầu bởi những lợi ích độc đáo nó mang lại.

 Điểm khác biệt nhất của hệ thống dịch vụ TMĐT Lingo là khả năng mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng vượt trội so với các mô hình khác, thông qua thẻ Lingo. Khi sở hữu thẻ Lingo, khách hàng sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi hấp dẫn, giúp tiết kiệm tối đa chi phí khi tiêu dùng. Tất cả các giao dịch mua sắm đều được hưởng điểm tích lũy từ 5%-30% giá trị hóa đơn tại mạng lưới chấp nhận thẻ Lingo, bao gồm hàng trăm doanh nghiệp, thương hiệu lớn, trải rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống: ăn uống, giải trí, làm đẹp, thời trang, tiêu dùng nhanh,…

 Chủ thẻ còn được nhận chế độ chăm sóc khách hàng 24/7 qua tổng đài 19001255, quà tặng vào những dịp đặc biệt trong năm,...Không những vậy, người dùng thẻ còn có thể sử dụng chính điểm tích lũy trong thẻ Lingo để thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thẻ Lingo và trên website thương mại điện tử Lingo Shop (lingo.vn).

  Theo đại diện của VMG, ngay tại thời điểm này, khi vừa chính thức khai trương hệ thống, Lingo đã có quan hệ hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như Bata, Naris, Chic Land, Kelly Bui,…và sẽ nhanh chóng mở rộng hoạt động tại thị trường TP.HCM và các thành phố khác trong thời gian tới.

  Bên cạnh đó, Tập đoàn Truyền thông VMG - đơn vị chủ quản của thương thiệu Lingo đã kí kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Công ty Chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) giúp mạng lưới POS của Lingo có thể chấp nhận các thẻ ngân hàng thành viên lớn như: Agribank, Vietinbank, ACB, BIDV,... bước đầu hình thành các giải pháp thanh toán điện tử tiện lợi và có mức độ bảo mật thông tin cao.

  Có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và VMG nói riêng đang tự mình tìm ra những con đường đi riêng để thích ứng với thực tại TMĐT tại Việt Nam. Hạn chế sẽ còn tồn tại, tuy nhiên sự nỗ lực của VMG đã cho thấy đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển của TMĐT Việt Nam trong tương lai.
Ý kiến bạn đọc