Bộ Công Thương nhận được công điện của Đại sứ quán Việt Nam tại Ả-rập Xê-út thông báo về việc Ả-rập Xê-út tạm thời không thông quan các công hàng tôm có nguồn gốc từ Việt Nam do xuất hiện bệnh đốm trắng (White spot Disease).
Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong hai tháng đầu năm 2016 tăng cả lượng và trị giá ở lúa mì, giảm ở đậu tương và ngô tăng về lượng nhưng giảm kim ngạch.
Sản xuất - tiêu thụ và nhập khẩu thép tăng đột biến (16/03/2016)
Nhận định về thị trường, Hiệp hội Thép cho biết thị trường trong nước dần ổn định khi các nhà sản xuất tuyên bố đảm bảo cung cấp đủ lượng hàng, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. So với cùng kỳ năm trước, sản lượng sản xuất và bán hàng thép xây dựng duy trì ở mức cao hơn.
Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đang đem lại cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp trong nước, nhất là những thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật, châu Âu…
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm năm 2015 và dự báo 2016 (15/03/2016)
Năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm thu về 6,9 tỷ USD, tăng 10,71% so với năm 2014. Dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,2-7,3 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 8-10%.
Nhập khẩu sắt thép 2 tháng đầu năm tăng mạnh (14/03/2016)
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép các loại vào Việt Nam 2 tháng đầu năm 2016 tăng mạnh tới 687% về lượng và tăng tăng 266% về trị giá so với cùng kỳ năm trước (đạt 2,84 triệu tấn, trị giá trên 1,03 tỷ USD).
Xuất khẩu cá tra chưa bị ảnh hưởng bởi Farm Bill. (12/03/2016)
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Vũ Văn Tám khẳng định xuất khẩu cá tra năm 2016 sẽ chưa bị ảnh hưởng bởi quy định tương đương mà phía Hoa Kỳ đưa ra. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng cho rằng 18 tháng không có nghĩa là tất cả các quy trình Việt Nam đều phải đáp ứng toàn bộ theo Đạo luật Nông nghiệp Hoa Kỳ (Farm Bill).
Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ suy giảm (11/03/2016)
Ngược với xu hướng tăng trưởng trong tháng đầu năm, sang tháng 2/2016 kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ chỉ đạt 25,1 triệu USD, giảm 44,8% so với tháng đầu năm, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2016, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này thu về 71,4 triệu USD, giảm 9,47% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật từ Trung Quốc lâu nay luôn tiềm ẩn rủi ro dịch bệnh, đặc biệt là gà thải loại. Nhưng vừa qua, Cục Thú y (Bộ NNPTNT) và đại diện phía Trung Quốc lại thảo luận, bàn giải pháp “hợp thức hóa” để mở đường cho sản phẩm động vật, trong đó có gia cầm, từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Kim ngạch hóa chất xuất khẩu giảm 9,39% so cùng kỳ (10/03/2016)
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho biết, tháng 2/2016, xuất khẩu mặt hàng hóa chất của Việt Nam giảm 12% so với tháng 1 chỉ với 61,4 triệu USD, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2016, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 132,2 triệu USD, giảm 9,39% so với cùng kỳ năm trước.
Chính phủ Thái Lan vừa gia hạn thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm thép nhập khẩu vào Thái Lan trong thời hạn 3 năm. Thời hạn áp dụng sẽ bắt đầu từ ngày 27 tháng 2 năm 2016 và kéo dài đến hết 26 tháng 2 năm 2019.
Ngày 04 tháng 3 năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành quyết định cuối cùng về vụ việc điều tra tự vệ đối với sản phẩm điện thoại di động, theo đó chấm dứt điều tra vụ việc trên mà không áp dụng bất kỳ biện pháp tự vệ nào.
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 2/2016 đạt trị giá 2,44 tỷ USD, tăng 7,6% so với tháng 1/2016; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong 2 tháng đầu năm 2016 lên 4,70 tỷ USD, tăng 13,0% so với cùng kỳ năm 2015.
Cục Quản lý cạnh tranh nhận được thông tin về việc Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) thông báo tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nguội (cold rolled coils of alloy and non-alloy steel) nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam.
Châu Âu sẽ hỗ trợ kiểm soát chất lượng thủy sản (05/03/2016)
Vào giữa tháng 3, chuyên gia về thực phẩm của Ủy ban châu Âu sẽ sang Việt Nam để hỗ trợ rà soát việc triển khai chương trình giám sát quốc gia đối với dư lượng các chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủy sản nuôi.
Hiện nay, Việt Nam được xếp hạng là một trong năm nước sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới. Dù phải đối mặt với sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng ngành hàng may mặc của Việt Nam vẫn tăng trong năm 2015 với giá trị xuất khẩu ước đạt 27,2 tỉ USD, tăng 9,43% so với năm 2014 nhưng thấp hơn so với chỉ tiêu 28 tỉ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 10,9 tỉ USD hàng may mặc sang Hoa Kì, tăng 11,5% và chiếm đến 40,3% tổng giá trị xuất khẩu ngành hàng này. Tiêp theo Hoa Kỳ là EU (12,5%), Nhật Bản (10,2%) và Hàn Quốc (7,8%).
Những biến động về an ninh đã khiến lượng khách du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh. Trong khi đó, việc nhập khẩu các loại tôm cá từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ lại chủ yếu để phục vụ khách du lịch và người nước ngoài...
Giá hạt điều đang ở mức cao nhất trong 10 năm (29/02/2016)
Giá hạt điều tươi dịp đầu năm nay đang được đánh giá đạt mức tốt nhất trong 10 năm qua, chủ yếu là bởi giá điều thế giới nhích lên, đồng thời hạt điều trong nước có chất lượng.
Australia là một thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Tính đến hết tháng 10/2015, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Australia đạt 4,19 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất siêu khoảng 770 triệu USD sang thị trường này.