Công nghiệp chế biến
Ngành bông Việt Nam niên vụ 2015/16 và một số dự báo (phần 2)
16/03/2016

 Việt Nam tiếp tục phải phụ thuộc rất nhiều vào bông nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp kéo sợi. Năm nước cung cấp bông hàng đầu cho Việt Nam bao gồm: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Bra-xin, Úc và Bờ biển Ngà, với tỉ trọng ở mức từ 70% đến 80%.

Việc ký kết một số hiệp định thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong việc nhập khẩu sợi bông từ các nước như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc. Nước ta sẽ tiếp tục duy trì vị thế thị trường tiêu thụ bông phát triển nhanh nhất trong các nước có ngành công nghiệp kéo sợi. Nói cách khác, Việt Nam sẽ nhập khẩu nhiều bông hơn trong những năm tới.

 

 

Tình hình sản xuất bông của Việt Nam trong niên vụ 2015/2016

Diện tích trồng bông của Việt Nam tiếp tục bị thu hẹp trong vụ mùa 2015/2016. Ước tính trong niên vụ này, Việt nam sẽ mất đi khoảng 1.000 ha diện tích trồng bông và nước ta sẽ sớm trở thành một nước nhập khẩu bông ròng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do:

1)  Giá bông quốc tế trong mấy năm gần đây đều ở mức giảm trong khi đó chi phí sản xuất trong nước lại cao dẫn đến bông nội địa không cạnh tranh được.

2)  Có nhiều cây trồng khác cho lợi nhuận lớn hơn như cà phê, hạt điều, ngô và sắn.

3)  Chính quyền ít quan tâm về cây bông và các nhà máy cán bông không có sự cam kết lâu dài để đảm bảo thu nhập cho người nông dân.

4)  Việc tăng cường đầu tư vào chăn nuôi gia súc ở vùng Tây Nguyên được thực hiện trên đất canh tác, bao gồm cả diện tích trồng bông.

5)  Trung Quốc giảm lượng bông nhập khẩu từ Việt Nam và tăng lượng nhập khẩu từ các nước như Hoa Kỳ, Úc , Ấn Độ, Bra-xin và Pa-kis-tan

Bảng 4: Tình hình sản xuất bông của Việt Nam từ niên vụ 2013/14 đến niên vụ 2015/2016)

Tiêu chí

2013/2014

2014/2015

2015/2016

Tăng trưởng niên vụ 2015/16 so với niên vụ 2014/2015

(dự báo)

Diện tích gieo trồng (nghìn ha)

2,50

1,20

1,0

-0.2

Năng suất (tấn/ha)

1,39

1,38

1,38

Sản lượng hạt bông (nghìn tấn)

3,47

1,66

1,38

-0.17

Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn đầu ra (%)

36,5

36,5

36,5

Sản lượng vải bông (nghìn tấn)

1,27

0,6

0,5

-0.17

Sản lượng vải bông theo kiện (nghìn kiện, tiêu chuẩn: 218kg vải bông/kiện)

5,82

2,78

2,31

-0.17

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Việt Nam, Tổng cục thống kê Việt Nam và các nguồn khác

 

Bảng 5: Tình hình sản xuất bông của Việt Nam theo khu vực từ niên vụ 2013/2014 đến niên vụ 2015/2016

Khu vực

2013/2014

2014/2015

2015/2016 (dự báo)

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

Nghìn ha

Tấn/ha

Nghìn tấn

Nghìn ha

Tấn/ha

Nghìn tấn

Nghìn ha

Tấn/ha

Nghìn tấn

Đông Bắc

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Tây Bắc

0,90

1,30

1,17

-

1,30

-

-

-

-

Bắc Trung Bộ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Nam Trung Bộ

0,40

1,45

0,58

0,50

1,45

0,73

-

-

-

Tây Nguyên

1,10

1,40

1,54

0,66

1,40

0,92

1,00

1,38

1,38

Tây Nam

0,10

1,40

0,14

-

-

-

-

-

-

Đổng bằng sông Cửu Long

-

-

-

0,03

1,40

0,04

-

-

-

Tổng sản lượng hạt bông

2,50

1,39

3,47

1,19

1,38

1,64

1,00

1,38

1,38

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Việt Nam, Tổng cục thống kê Việt Nam

 

 

 

Tình hình nhập khẩu bông của Việt Nam

Do nhu cầu sợi bông từ các thị trường quốc tế đặc biệt là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc ở mức cao và ngành công nghiệp kéo sợi ngày một lớn mạnh, Việt Nam tiếp tục tăng mức nhập khẩu bông. Trong năm 2015, Việt Nam đã nhập khẩu 1,02 triệu tấn bông, tương đương 4,67 triệu kiện, tăng 34% so với năm 2014; tuy nhiên vẫn thấp hơn mức dự báo 1,1 triệu tấn bông tương đương 5,04 triệu kiện. Nguyên nhân được cho là do lượng bông nhập khẩu 3 tháng cuối năm 2015 của Việt Nam đột ngột giảm mạnh.

Hoa Kỳ vẫn duy trì vị thế thị trường cung cấp bông hàng đầu cho Việt nam trong gần một thập kỷ qua. Trong năm 2015, nước ta nhập khẩu từ Hoa Kỳ tổng cộng 432.000 tấn bông, đạt kim ngạch 623,6 triệu USD, tăng 97% về sản lượng và 59% về giá trị. Thị phần bông nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã tăng từ mức 28,9% trong năm 2014 lên mức 42,4% năm 2015, thể hiện nước này đang thực hiện đúng những cam kết về việc tăng khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp khác như Ấn Độ, Úc và Bra-xin. Theo số liệu năm 2015, chỉ có ba nước: Hoa Kỳ, Bra-xin và Bờ biển Ngà là có sự tăng trưởng trong việc xuất khẩu bông sang Việt Nam còn  sản lượng bông từ các nước cung cấp khác đều giảm.

Bảng 6: Nhập khẩu bông của Việt Nam 2013-2015 (Đơn vị: nghìn tấn)

Quốc gia xuất khẩu

Năm

Tăng trưởng trong năm 2015

Thị phần

2013

2014

2015

2014

2015

Hoa Kỳ

215

219

432

0.97

28,9%

42,4%

Các nước khác

 

 

 

 

 

 

Ấn Độ

105

156

137

-0.12

20,6%

13,5%

Bra-xin

38

80

136

0.7

10,6%

13,4%

Úc

38

78

48

-0.38

10,3%

4,7%

Bờ biển Ngà

13

24

28

0.17

3,2%

2,8%

Ác-hen-ti-na

2

16

2

-0.88

2,1%

0,2%

In-đô-nê-xi-a

2

5

3

-0.4

0,7%

0,3%

Pa-ki-xtan

21

17

17

0

2,2%

1,7%

Các nước khác

219

376

371

-0.01

49,6%

36,4%

Các nước chưa được liệt kê

156

157

215

0.37

20,7%

21,1%

Tổng cộng

582

758

1.018

0.34

 

 

Nguồn: Global Trade Atlas, Hải quan Việt Nam


Tình trạng nhập khẩu bông của Việt Nam theo năm tài chính (8/2015 – 6/2016)

Việt Nam có mức nhập khẩu bông kỷ lục, 935.900 tấn (tương đương 4,29 triệu kiện), đạt kim ngạch 1,55 tỷ USD trong niên vụ 2014/15, tăng 35% về sản lượng và 11% về giá trị so với niên vụ 2013/14. Dự báo sản lượng bông nhập khẩu của Việt Nam niên vụ 2015/16 sẽ đạt 1,17 triệu tấn (tương đương 5,37 triệu kiện), tăng 25% so với niên vụ 2014/15.

 

 

Bảng 7: Nhập khẩu bông của Việt Nam theo tháng niên vụ 2012/13 đến niên vụ 2015/16

Đơn vị: Số lượng - nghìn tấn; Giá trị - triệu USD

Tháng

2012/2013

2013/2014

2014/2015

2015/2016 *

Giá trung bình niên vụ 2015/2016 (USD/tấn)

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

Tháng 8

34,0

65,0

46,7

95,5

42,0

82,3

88,2

145,7

1,65

Tháng 9

32,0

62,0

48,5

100,5

74,6

137,3

102,2

166,2

1,63

Tháng 10

44,0

85,0

63,1

131,4

68,2

122,2

71,9

114,1

1,59

Tháng 11

40,0

77,0

52,4

108,8

59,8

102,6

64,4

101,5

1,58

Tháng 12

36,0

68,0

32,0

62,5

64,6

106,0

64,5

100,3

1,56

Tháng 1

51,0

98,0

49,9

97,1

82,3

130,4

93,7

144,7

1,54

Tháng 2

36,0

67,0

61,5

118,8

50,3

80,5

 

 

 

Tháng 3

66,0

128,0

73,3

145,8

109,2

175,5

 

 

 

Tháng 4

46,0

92,0

70,2

139,5

101,4

161,8

 

 

 

Tháng 5

50,0

104,0

78,0

158,1

100,6

158,6

 

 

 

Tháng 6

42,0

86,0

65,7

138,3

96,0

155,0

 

 

 

Tháng 7

48,0

98,0

50,0

102,3

86,9

140,7

 

 

 

TỔNG CỘNG

525,0

1.030,0

691,3

1.398,6

935,9

1.552,9

484,9

772,5

1,59

Giá trung bình trong năm (USD/tấn)

1,96

 

2,02

 

1,66

 

1,59

 

 

% thay đổi

0.49

0.19

0.32

0.36

0.35

0.11

24%*

13%*

 

Kiện

2.408

 

3.171

 

4.293

 

2.224

 

 

* thay đổi so với cùng kì năm trước

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam và các nguồn khác

Ý kiến bạn đọc