Công nghiệp chế biến
Ngành bông Việt Nam niên vụ 2015/16 và một số dự báo (phần 1)
02/03/2016

 Hiện nay, Việt Nam được xếp hạng là một trong năm nước sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc hàng đầu thế giới. Dù phải đối mặt với sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng ngành hàng may mặc của Việt Nam vẫn tăng trong năm 2015 với giá trị xuất khẩu ước đạt 27,2 tỉ USD, tăng 9,43% so với năm 2014 nhưng thấp hơn so với chỉ tiêu 28 tỉ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam. Trong năm 2015, Việt Nam xuất khẩu 10,9 tỉ USD hàng may mặc sang Hoa Kì, tăng 11,5% và chiếm đến 40,3% tổng giá trị xuất khẩu ngành hàng này. Tiêp theo Hoa Kỳ là EU (12,5%), Nhật Bản (10,2%) và Hàn Quốc (7,8%).

Ngành may mặc Việt Nam được kì vọng tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong ngắn hạn và trung hạn nhờ có các khoản đầu tư khá lớn ở cả trong nước và nước ngoài vào các công đoạn khác nhau của dây chuyền sản xuất như kéo sợi, dệt sợi, dệt kim, nhuộm, hoàn thành sản phẩm và gia công hàng may mặc. Một số hiệp định thương mại quốc tế như Hệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - EU, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định tư do thương mại Việt Nam – Hàn Quốc đã mang tới rất nhiều dự án mới cũng như phát triển hơn nữa các dự án có sẵn. Giá trị xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam trong năm 2016 được dự báo sẽ tăng 12% so với năm trước, tăng từ 29,5 tỉ USD lên 30 tỉ USD.

Dựa vào những số liệu chính thức mới nhất, vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam có mức tăng trung bình hàng năm khoảng 12,5% và trong năm 2015 đạt 22,75 tỉ USD, trong đó 2 tỉ USD thuộc về ngành may mặc. Những công ty nhận được số vốn đầu tư nước ngoài lớn có thể kể đến là Hyosung Đồng Nai (600 triệu USD vốn đầu tư từ Thổ Nhĩ Kỳ), Polytex Far Easten Vietnam (274 triệu USD vốn đầu tư từ Đài Loan), Ilshin Vietnam (177 triệu USD vốn đầu tư từ Hàn Quốc) và Worldon Vietnam (160 triệu USD vốn mở rộng từ Hồng-Kông). Các chuyên gia cũng kì vọng xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới.

Sợi: số lượng các nhà máy kéo sợi mới và cũ được đăng kí trong năm 2015 tăng mạnh sẽ giúp số lượng cọc sợi của Việt Nam tăng từ mức 6,3 triệu cọc trong năm 2014/2015 lên mức 8,27 triệu cọc trong năm 2016/2017. Điều này sẽ khiến nhu cầu về bông tăng mạnh. Theo ý kiến chuyên gia, công suất kéo sợi của Việt Nam năm 2015 đạt mức 990 nghìn tấn, tăng khoảng 10% so với năm 2014.

Bảng 1: Tổng quan ngành dệt may/kéo sợi của Việt Nam

 

2012

2013

2014

2015

Số lượng cọc sợi

5.100.000

6.000.000

6.100.000

6.300.000

Số lượng rotor

103.348

103.348

103.348

103.348

Sản xuất sợi từ bông, polyester và tơ nhân tạo (đơn vị: tấn)

680

720

930

990

Xuất khẩu sợi (đơn vị: tấn)

628

720

858.5

961.8

Nhập khẩu sợi  (đơn vị: tấn)

646

695

740

791.8

Sản lượng vải (tỉ m2)

1

1,3

3

3

Giá trị vải nhập khẩu (tỉ USD)

7,0

8,3

9,4

10,2

 

Nguồn: Hiệp hội sợi Việt Nam (VCOSA), Tổng cục Hải quan Việt Nam 

Việt Nam xuất khẩu khoảng 65% sản lượng sợi (bao gồm sợi cotton) trong đó nhiều nhất là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc. Trong năm 2015, sản lượng xuất khẩu sợi của nước ta tăng 12% lên mức 961.777 tấn; trong đó 498.100 tấn xuất sang Trung Quốc - tăng 26% so với năm 2014; 92.400 tấn xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ, giảm 15% và 75.700 tấn xuất sang Hàn Quốc, tăng 12%.

Bảng 2: Xuất khẩu sợi của Việt Nam sang các thị trường quốc tế (Đơn vị: nghìn tấn)

Nước nhập khẩu

Năm

Tăng trưởng

 năm 2015

Thị phần

 năm 2015

2013

2014

2015

Trung Quốc

282

394,7

498,1

0.26

51,79%

Thổ Nhĩ Kỳ

137,8

109,2

92,4

-0.15

9,61%

Hàn Quốc

72,6

67,8

75,7

0.12

7,87%

Thái Lan

25,7

31,1

33,4

0.08

3,48%

Bra-xin

12,6

24,9

17,1

-0.31

1,78%

Các nước khác

154,7

185

209,8

0.13

21,81%

Các nước chưa

 được liệt kê

34,6

45,8

35,2

-0.23

3,66%

Tổng số

720

858,5

961,8

0.12

 

Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam

 

Bảng 3: Nhập khẩu sợi của Việt Nam từ các thị trường quốc tế (Đơn vị: nghìn tấn)

Nước nhập khẩu

Năm

Tăng trưởng năm 2015

Thị phần năm 2015

2013

2014

2015

Trung Quốc

215,7

261,0

301,1

0.15

0.38

Đài Loan

217,7

208,6

192,7

-0.08

0.24

Thái Lan

86,3

80,0

82,8

0.04

0.1

Hàn Quốc

77,8

76,8

79,6

0.04

0.1

In-đô-nê-xi-a

29,3

46,7

53,4

0.14

0.07

Các nước khác

60,0

58,0

69,7

0.2

0.09

Các nước chưa được liệt kê

8,3

8,9

12,5

0.41

0.02

Tổng số

695,0

740,0

79,.8

0.07

1

Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam 

Ý kiến bạn đọc