Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU dự kiến sẽ tăng từ đầu năm 2016
28/01/2016
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu tôm sang EU trong năm 2015 đạt 548,6 triệu USD, giảm 19,7% so với năm 2014. Xuất khẩu tôm sang EU nói chung trong năm 2015 giảm so với năm 2014 do kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, đồng EUR giảm sâu so với USD khiến các nhà nhập khẩu Châu Âu hoặc giảm lượng nhập hoặc yêu cầu hạ giá bán.
Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU dự kiến sẽ tăng từ đầu năm 2016

So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu tôm sang EU năm 2015 đạt tăng trưởng dương duy nhất trong tháng 1, xuất khẩu trong các tháng còn lại đều giảm với mức giảm mạnh nhất 31,8% trong tháng 8. So với các tháng trong năm 2015, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt giá trị cao nhất vào tháng 10 với trên 63 triệu USD do nhu cầu tăng phục vụ các lễ hội cuối năm.
Trong 3 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam trong khối EU, năm 2015, Anh là thị trường duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương 13,4% so với 2014 do thị trường này tăng nhu cầu nhập khẩu tôm nước ấm trong khi nguồn cung tôm nước lạnh giảm và giá cao. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đức và Hà Lan lần lượt giảm 21,5% và 27,3%.
Theo các nhà bán lẻ Anh, doanh số bán lẻ tôm nước ấm trong dịp Giáng sinh năm 2015 tăng trong năm thứ hai liên tiếp đạt 28,1 triệu bảng Anh; tăng 4,3% so với năm 2014 và tăng từ 25,5 triệu bảng năm 2013.
Giá trị và khối lượng tôm nước ấm được bán tại các cửa hàng bán lẻ Anh phục hồi trong năm 2015, tăng 7,5% đạt 220,5 triệu bảng trong 52 tuần kết thúc vào 2/1/2016 và tăng 6,9% đạt 13.394 tấn.
Năm 2014, tôm chân trắng chiếm tới 58% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đức trong khi tôm sú chiếm 34,7%. 9 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng tôm chân trắng xuất khẩu sang Đức đạt 73,5% trong khi tỷ trọng tôm sú là 19,9%. Xu hướng này cho thấy tôm chân trắng của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Đức. Từ 2011-2014, Đức luôn dẫn đầu khối EU về nhập khẩu tôm Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu tôm sang thị trường này chiếm tới 20,5% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU.
Việt Nam có lợi thế về các sản phẩm giá trị gia tăng. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng thị phần trong mảng tôm hấp, tôm ăn liền và thực phẩm tiện dụng ở Châu Âu.
Do EURO mất giá, các nhà nhập khẩu tôm EU không được lợi từ việc giá tôm giảm. Đầu năm 2016, đơn đặt hàng từ các nhà nhập khẩu châu Âu dự kiến tăng do họ muốn bổ sung vào nguồn dự trữ.
Ecuador là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường EU. FTA giữa Ecuador và EU dự kiến có hiệu lực vào tháng 10/2016. Theo đó, tôm Ecuador được hưởng thuế nhập khẩu 0% đối với hạn ngạch 40.000 tấn (từ 30.000 tấn trước đó). GSP của EU đối với tôm Ecuador đã được gia hạn thêm cho đến khi FTA có hiệu lực. Theo đó, các nhà xuất khẩu tôm đông lạnh, chưa hấp chín của Ecuador vẫn được hưởng mức thuế 3,6% sau khi hạn ngạch 20.000 tấn (với mức thuế 0%) được sử dụng hết.
Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU dự kiến sẽ tăng từ đầu năm 2016

So với cùng kỳ năm 2014, xuất khẩu tôm sang EU năm 2015 đạt tăng trưởng dương duy nhất trong tháng 1, xuất khẩu trong các tháng còn lại đều giảm với mức giảm mạnh nhất 31,8% trong tháng 8. So với các tháng trong năm 2015, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt giá trị cao nhất vào tháng 10 với trên 63 triệu USD do nhu cầu tăng phục vụ các lễ hội cuối năm.
Trong 3 thị trường nhập khẩu chính tôm Việt Nam trong khối EU, năm 2015, Anh là thị trường duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương 13,4% so với 2014 do thị trường này tăng nhu cầu nhập khẩu tôm nước ấm trong khi nguồn cung tôm nước lạnh giảm và giá cao. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đức và Hà Lan lần lượt giảm 21,5% và 27,3%.
Theo các nhà bán lẻ Anh, doanh số bán lẻ tôm nước ấm trong dịp Giáng sinh năm 2015 tăng trong năm thứ hai liên tiếp đạt 28,1 triệu bảng Anh; tăng 4,3% so với năm 2014 và tăng từ 25,5 triệu bảng năm 2013.
Giá trị và khối lượng tôm nước ấm được bán tại các cửa hàng bán lẻ Anh phục hồi trong năm 2015, tăng 7,5% đạt 220,5 triệu bảng trong 52 tuần kết thúc vào 2/1/2016 và tăng 6,9% đạt 13.394 tấn.
Năm 2014, tôm chân trắng chiếm tới 58% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Đức trong khi tôm sú chiếm 34,7%. 9 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng tôm chân trắng xuất khẩu sang Đức đạt 73,5% trong khi tỷ trọng tôm sú là 19,9%. Xu hướng này cho thấy tôm chân trắng của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng trên thị trường Đức. Từ 2011-2014, Đức luôn dẫn đầu khối EU về nhập khẩu tôm Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu tôm sang thị trường này chiếm tới 20,5% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU.
Việt Nam có lợi thế về các sản phẩm giá trị gia tăng. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để tăng thị phần trong mảng tôm hấp, tôm ăn liền và thực phẩm tiện dụng ở Châu Âu.
Giá TB tôm nhập khẩu tại thị trường EU năm 2015 (USD/tấn) | ||||||||||
Nước xuất khẩu | T1 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | T8 | T9 | T10 |
Ecuador | 7.214 | 7.206 | 7.381 | 7.272 | 7.356 | 6.681 | 6.274 | 6.518 | 6.473 | 7.920 |
Viet Nam | 10.516 | 10.325 | 10.206 | 10.244 | 10.785 | 10.470 | 9.527 | 10.317 | 9.897 | 10.106 |
Ấn Độ | 8.132 | 8.530 | 8.017 | 8.451 | 8.727 | 8.263 | 7.913 | 8.037 | 8.052 | 7.920 |
Bangladesh | 12.166 | 12.237 | 11.407 | 12.200 | 11.831 | 10.732 | 9.741 | 9.988 | 10.344 | 11.605 |
Trung Quốc | 5.909 | 6.778 | 6.522 | 5.701 | 5.933 | 5.773 | 5.572 | 5.893 | 5.647 | 5.772 |
Indonesia | 11.572 | 11.771 | 10.750 | 10.766 | 11.260 | 11.240 | 10.674 | 9.989 | 10.710 | 10.492 |
Thái Lan | 12.425 | 13.179 | 13.429 | 12.577 | 13.698 | 13.436 | 11.905 | 12.282 | 11.566 | 12.020 |
Do EURO mất giá, các nhà nhập khẩu tôm EU không được lợi từ việc giá tôm giảm. Đầu năm 2016, đơn đặt hàng từ các nhà nhập khẩu châu Âu dự kiến tăng do họ muốn bổ sung vào nguồn dự trữ.
Ecuador là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trên thị trường EU. FTA giữa Ecuador và EU dự kiến có hiệu lực vào tháng 10/2016. Theo đó, tôm Ecuador được hưởng thuế nhập khẩu 0% đối với hạn ngạch 40.000 tấn (từ 30.000 tấn trước đó). GSP của EU đối với tôm Ecuador đã được gia hạn thêm cho đến khi FTA có hiệu lực. Theo đó, các nhà xuất khẩu tôm đông lạnh, chưa hấp chín của Ecuador vẫn được hưởng mức thuế 3,6% sau khi hạn ngạch 20.000 tấn (với mức thuế 0%) được sử dụng hết.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Đồng Nai xuất siêu tăng nhờ công nghiệp hỗ trợ phát triển (22/12/2016)
• Xuất khẩu giày dép: Những tín hiệu vui (22/12/2016)
• Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 11 tháng đầu năm 2016 (20/12/2016)
• Xuất khẩu điện thoại mang về 31,6 tỷ USD cho Việt Nam (18/12/2016)
• Điện thoại chủ yếu 'xuất ngoại' bằng đường hàng không (17/12/2016)
• Ôtô nhập khẩu sắp thống lĩnh thị trường Việt (14/12/2016)
• Xuất khẩu dệt may ước đạt 28,5 tỷ USD trong năm 2016 (14/12/2016)
• Công bố 310 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín (10/12/2016)
• Xử lý vi phạm liên quan đến tạm nhập, tái xuất ô tô (09/12/2016)
• Xuất khẩu túi xách, ví, va li, mũ, ô, dù 10 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng 9,5% (30/11/2016)
TIN TỨC CŨ