Công nghiệp chế biến
10 nhóm/mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu lớn nhất 11 tháng đầu năm 2014
18/12/2014

 

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 11/2014, nhóm hàng công nghiếp chế biến có nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch lớn. Về nhập khẩu là các nhóm hàng nguyên liệu, nhiên liệu cần nhập khẩu.

 

Xuất khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất đạt 99,617 tỷ USD, chiếm 72,74% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tính hết tháng 11/2014 là gần 136,943 tỷ USD.

Đứng đầu trong bảng xếp hạng vẫn là Điện thoại các loại và linh kiện với kim ngạch xuất khẩu đạt 21,982 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.

Hàng dệt, may đứng ở vị trí thứ hai với kim ngạch 18,967 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ ba với kim ngạch 10,358 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Giày dép các loại đứng ở vị trí thứ tư với kim ngạch 9,247 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ năm là Hàng hóa khác với kim ngạch 7,845 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng ở vị trí thứ sáu là Hàng thủy sản với kim ngạch 7,217 tỷ USD, tăng 19,3% (tăng 1,148 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Các vị trí tiếp theo thuộc về Dầu thô đạt 6,747 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 6,663 tỷ USD năm trước.

Gỗ và sản phẩm gỗ đứng thứ chín với 5,558 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.

Phương tiện vận tải và phụ tùng đứng ở vị trí cuối cùng trong top 10 với giá trị kim ngạch đạt 5,028 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

 

Nhập khẩu

Trong 11 tháng năm 2014, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 134,1 tỷ USD, tăng 11,8%, tương ứng tăng 856 triệu USD. Các nhóm hàng nhập khẩu chính, gồm:

Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: Tính từ đầu năm đến hết tháng 11/2014, trị giá nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là gần 20,2 tỷ USD, tăng 19,1% so với 11 tháng năm 2013, tương đương tăng hơn 3,12 tỷ USD, chiếm gần 25% phần trị giá tăng thêm của nhập khẩu hàng hóa cả nước trong 11 tháng năm 2014. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 11 tháng qua với trị giá là 6,75 tỷ USD, tăng 21,9%; tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản 3,2 tỷ USD, tăng 24,1%; Hàn Quốc 2,9 tỷ USD, tăng 10%; Đài Loan 1,38 tỷ USD, tăng mạnh 57,7%…

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trong 11 tháng năm 2014, cả nước nhập khẩu 16,87 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 3,3%; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 15,36 tỷ USD, giảm 1,3% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là 1,66 tỷ USD, tăng 19,24% so với cùng kỳ năm 2013. Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 4,65 tỷ USD, giảm 6,3%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc 4,0 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6%; Singapore 2,1 tỷ USD, tăng 10,6%; Nhật Bản 1,67 tỷ USD, tăng nhẹ 1,9%... so với cùng kỳ năm 2013.

Xăng dầu các loại: Tính đến hết 11 tháng năm 2014, cả nước nhập khẩu 7,87 triệu tấn, tăng 19,4% với trị giá là 7,23 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 11 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 2,83 triệu tấn, tăng 28,9%; Trung Quốc 1,33 triệu tấn, tăng 33,7%; Đài Loan 1,32 triệu tấn, tăng 4,4%; Hàn Quốc 597 nghìn tấn, tăng mạnh 39%... so với 10 tháng năm 2013.

Sắt thép các loại: Đến hết tháng 11/2014, lượng sắt thép cả nước nhập về là 10,43 triệu tấn, trị giá là 6,91 tỷ USD, tăng 20% về lượng và tăng 12,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 11 tháng qua từ Trung Quốc là 5,07 triệu tấn, tăng 58%; Nhật Bản 2,01 triệu tấn, giảm 13,3%; Hàn Quốc 1,39 triệu tấn, tăng 3,2%; Đài Loan 997 nghìn tấn, tăng 20%; Ấn Độ 343 nghìn tấn, giảm 4,3%... so với 10 tháng năm 2013.

Ôtô nguyên chiếc: Trong 11 tháng năm 2014, cả nước nhập về 61,6 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại với trị giá gần 1,34 tỷ USD, tăng mạnh 95,5% về lượng và 108,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, lượng xe 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam là 23,8 nghìn chiếc, tăng 70,2%; ô tô tải là 22,5 nghìn chiếc, tăng 55,8% và ô tô loại khác là 8,5 nghìn chiếc, tăng mạnh 306% so với cùng kỳ năm 2013. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 15,93 nghìn chiếc, tăng 5%. Tiếp theo là Thái Lan 12,71 nghìn chiếc, tăng mạnh 63,7%; Trung Quốc 10,65 nghìn chiếc, tăng mạnh 205%; Ấn Độ 9,58 nghìn chiếc (cùng kỳ năm 2013 là 1075 chiếc)…

Nhóm nguyên vật liệu dệt may, da, giày: Tính đến hết tháng 11/2014, trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên vật liệu phục vụ ngành dệt, may, da, giày của cả nước là 14,23 tỷ USD, tăng 16,6% so với 11 tháng năm 2013. Trong đó, trị giá nhập khẩu vải là: 7,79 tỷ USD, tăng 14,1%; nguyên phụ liệu 3,9 tỷ USD, tăng 25,3%; xơ sợi gần 1,3 tỷ USD, tăng 2,9% và bông là 1,24 tỷ USD, tăng 23,3%. Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 5,6 tỷ USD, tăng 23,5%; tiếp theo là Hàn Quốc 2,32 tỷ USD, tăng 8,9%; Đài Loan 1,9 tỷ USD, tăng 8,6%; Hoa Kỳ 692 triệu USD, tăng 13,6%… so với cùng kỳ năm trước.

Hóa chất: Đến hết tháng 11/2014 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng hóa chất đạt hơn 3,02 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường cung cấp hóa chất cho Việt Nam là Trung Quốc đạt kim ngạch 890 nghìn USD, đứng thứ 2 là thị trường Đài Loan với kim ngạch 411 nghìn USD; thứ 3 là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch 295 nghìn USD.

Ý kiến bạn đọc