Công nghiệp chế biến
Xuất khẩu da giày hưởng lợi từ các hiệp định thương mại
15/03/2016

 Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia đang đem lại cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp trong nước, nhất là những thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật, châu Âu…

Dịch chuyển từ Trung Quốc

Làn sóng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam để hưởng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang giúp nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có thêm đối tác mới. Theo xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc giúp các công ty có thể tăng doanh thu xuất khẩu trong năm nay, nhất là khi thị trường châu Âu hồi phục. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ và Nhật vẫn tăng trưởng tốt. “Ngành gỗ được đánh giá sẽ hưởng lợi nhiều từ các FTA, nhất là TPP nên các doanh nghiệp chuẩn bị để tận dụng cơ hội này. Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương mại, củng cố lại bộ phận bán hàng, tiếp thị quốc tế cũng được củng cố nhằm tìm kiếm thêm đơn hàng mới.

Nhiều doanh nghiệp ngành da giày cũng hưởng lợi từ xu hướng này.

Đa dạng hóa thị trường

Năm 2015, nhằm tận dụng lợi thế từ TPP, một số nhà nhập khẩu Mỹ đã đến Công ty Giày xuất khẩu Liên Phát xem xét nhà máy, chuỗi sản xuất và kiểm tra các yêu cầu về trách nhiệm xã hội (điều kiện bắt buộc) để đặt vấn đề gia công hàng xuất qua Mỹ cho họ.

Cũng nhờ thị trường Mỹ, thị phần xuất khẩu của doanh nghiệp này sẽ cải thiện đáng kể khi không lệ thuộc quá nhiều vào châu Âu như trước đây. Để tận dụng cơ hội mới, Công ty Giày xuất khẩu Liên Phát đã khôi phục nhà máy đã đóng cửa vài năm trước, tuyển thêm lao động để mở rộng quy mô sản xuất. Điểm hấp dẫn ở thị trường Mỹ là đơn hàng lớn giúp doanh nghiệp tăng năng suất, ổn định việc làm cho người lao động. Nếu một đơn hàng xuất sang châu Âu khoảng 2.000-3.000 đôi giày, cao nhất là 5.000 đôi thì khách hàng Mỹ thường đặt tối thiểu từ 8.000 đôi.

Số liệu của Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy trong năm 2015, Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với 33,48 tỉ USD, tăng 16,9% so với năm trước. Mỹ cũng là thị trường mà Việt Nam có thặng dư thương mại lớn khi xuất siêu lên tới 25,68 tỉ USD. Trong đó, các mặt hàng như dệt may, da giày đóng vai trò chủ lực và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ TPP khi thuế nhập khẩu vào thị trường này giảm về 0%.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép tới các thị trường qua các năm 2010-2015 (ĐVT: triệu USD)

Thị trường

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Hoa Kỳ

1.407

1.908

2.243

2.631

3.334

4.077

Anh

496

495

501

544

573

694

Đức

357

410

400

458

600

706

Bỉ

245

357

405

516

659

724

Hà Lan

319

367

348

360

471

534

Trung Quốc

155

253

301

355

505

754

Nhật Bản

172

249

328

389

521

598

Tây Ban Nha

238

238

234

298

383

283

Italia

231

249

226

241

316

347

Pháp

195

245

238

229

254

418

Braxin

126

182

249

296

266

209

Mê Hi Cô

192

206

213

229

228

230

Hàn Quốc

92

152

183

231

295

302

Panama

77

121

128

124

126

128

Nam Phi

41

62

69

81

92

109

Đài Loan

45

60

67

76

85

117

Nga

48

62

69

100

87

77

Chi Lê

0

65

65

78

117

108

Canađa

109

113

133

161

189

217

Ôxtrâylia

48

69

95

109

142

177

Áo

52

68

57

56

51

33

Hồng Kông

57

80

88

107

135

165

Thụy Điển

36

42

54

55

41

45

Đan Mạch

19

30

29

29

43

54

Malaixia

22

28

26

36

41

50

Séc

13

25

35

33

41

54

Xlôvakia

0

24

69

86

107

89

Thổ Nhĩ Kỳ

18

23

22

32

35

45

Ấn Độ

13

19

26

31

35

34

Thụy Sỹ

18

22

27

24

20

18

Hy Lạp

17

23

17

19

26

28

Thái Lan

7

15

18

26

23

29

Nauy

12

14

17

19

12

13

Ba Lan

5

7

15

13

21

24

Áchentina

 

52

27

42

43

41

Singapo

14

22

26

33

36

46

Philippin

8

17

20

23

31

43

Israen

0

13

13

18

31

37

In Đô Nê Xi A

8

12

18

21

 

 

Niuzilân

 

12

17

18

22

26

Inđônêxia

8

12

18

21

22

24

Phần Lan

4

4

4

4

13

14

Ucraina

6

6

7

7

6

5

Tiểu Vương Quốc
Arập Thống Nhất

25

0

45

60

90

118

Trong báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2016, Công ty Chứng khoán Bảo Việt nhận định xuất khẩu năm nay hứa hẹn sẽ đem lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong nước khi thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ (chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng tốt với nhiều mặt hàng chủ lực từ dệt may, giày dép, đồ gỗ, điện tử.

Lo nguồn nguyên liệu

Một số chuyên gia cho rằng lo lắng nhất của các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày lúc này là nguồn nguyên phụ liệu dù các doanh nghiệp đã tập trung chuẩn bị. Yêu cầu của TPP là xuất xứ từ sợi, trong khi Việt Nam đang nhập khẩu vải chủ yếu từ Trung Quốc, nếu nay chuyển sang nhập khẩu từ các thị trường khác như Mỹ, Nhật hoặc Malaysia, chi phí đầu vào sẽ cao hơn nên khó cạnh tranh.

Ở góc độ khác, theo các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn hàng dồi dào nhưng giá không tăng. Trong khi từ năm 2016, quy định mới về BHXH khiến chi phí của doanh nghiệp đội lên. Nhiều doanh nghiệp cho biết đối tác nước ngoài mới dừng lại việc xem xét, chứ chưa đồng ý tăng đơn giá.

Ý kiến bạn đọc