Công nghiệp chế biến
Xuất khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện 6 tháng đạt 4,61 tỷ USD
15/07/2014

Nhóm hàng máy tính, điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu đứng thứ 4 về kim ngạch (sau nhóm hàng điện thoại, dệt may, giày dép). Tháng 6/2014 xuất khẩu nhóm hàng này tăng 6,5% so với tháng trước, đạt 837 triệu USD; đưa kim ngạch cả 6 tháng đầu năm lên 4,61 tỷ USD, chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất hàng máy tính, điện tử và linh kiện của Việt Nam, tháng 6 kim ngạch tăng trở lại 2,1% so với tháng trước đó, đạt 167,6 triệu USD; đưa kim ngạch xuất khẩu 6 tháng 2014 từ thị trường này lên 925,8 triệu USD, chiếm 20,1% tổng kim ngạch, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hoa Kỳ là thị trường lớn thứ 2 với 753,8 triệu USD, chiếm 16,4%, tăng trên 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến Hồng Kông với 324,1 triệu USD, chiếm 7%, tăng mạnh 86,6% so với cùng kỳ năm trước; Hà Lan đạt 254,9 triệu USD, chiếm 5,5%, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước; Malaysia đạt 246,5 triệu USD, chiếm 5,3%, giảm 52,1% so với cùng kỳ năm trước.    

Xét về mức độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm 2014, có 23/38 nhóm hàng tăng trưởng dương về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó xuất khẩu tăng trưởng mạnh ở các thị trường như: Phần Lan tăng 371,3%, Nam Phi tăng 115,9%, Inđônêxia tăng 108,7%, Mê Hi Cô tăng 91,8%), Đài Loan tăng 88,6%… Ngược lại xuất khẩu sang Anh giảm nhiều nhất với 68,4% đạt 54,7 triệu USD, sang Hungari giảm 61,7% đạt 2,33 triệu USD, sang Rumani giảm 56,1% đạt 242 nghìn USD, sang Malaysia (thị trường lớn 5) giảm 52,1% đạt 246,5 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu máy vi tính, điện tử và linh kiện 6 tháng 2014

TT

Thị trường

Tháng

6/2014

(USD)

6 tháng

/2014

(USD)

So

t6/2014

với

t5/2014

(%)

So

t6/2014

với

t6/2013

(%)

So

6t/2014

với

6t/2013

(%)

1

Trung Quốc

167.627.373

925.830.712

2,1

-20,2

-18,9

2

Hoa Kỳ

146.401.162

753.802.301

11,0

-6,4

18,5

3

Hồng Kông

78.612.931

324.123.280

34,2

176,4

86,6

4

Hà Lan

52.520.541

254.903.432

20,0

21,5

-3,3

5

Malaixia

24.117.957

246.455.544

-48,0

-75,8

-52,1

6

Singapo

43.332.541

225.724.457

-1,3

63,2

12,1

7

Hàn Quốc

30.805.428

156.619.188

11,7

24,7

5,1

8

Nhật Bản

23.846.857

153.935.391

10,9

11,1

5,5

9

Đức

16.232.653

135.126.757

15,8

22,6

2,5

10

Tiểu Vương Quốc Arập Thống Nhất

21.555.762

118.108.236

34,8

43,3

72,1

11

Ấn Độ

17.056.087

86.352.364

43,3

17,4

-8,4

12

Xlôvakia

10.551.671

77.617.831

-10,1

15,3

19,7

13

Canađa

17.681.222

71.123.961

38,5

40,4

51,3

14

Thái Lan

12.486.377

68.161.659

-5,6

0,6

-4,2

15

Đài Loan

16.052.565

67.350.470

8,8

221,8

88,6

16

Mê Hi Cô

7.039.436

64.207.029

-36,5

85,7

91,8

17

Philippin

10.132.002

56.240.473

11,7

85,0

47,7

18

Anh

13.848.666

54.666.282

448,7

-51,3

-68,4

19

Pháp

5.138.462

54.314.502

-10,3

-62,6

-51,8

20

Tây Ban Nha

10.835.007

51.967.384

209,5

-38,8

-29,9

21

Nigiêria

8.521.780

51.204.173

-28,0

116,6

24,4

22

Italia

7.622.260

50.099.913

7,7

16,0

-1,7

23

Braxin

4.807.193

41.779.043

-5,7

-52,5

-8,0

24

Thụy Điển

7.077.004

40.073.818

-43,9

-21,1

8,6

25

Australia

6.659.426

37.555.496

-13,4

4,0

-45,5

26

Inđônêxia

5.613.915

36.188.334

-22,0

147,4

108,7

27

Nga

7.446.259

35.807.503

74,8

-48,1

-38,1

28

Thổ Nhĩ Kỳ

5.744.681

33.145.486

40,3

29,4

54,9

29

Ba Lan

3.588.680

27.725.856

-18,6

-9,0

10,9

30

Nam Phi

2.000.397

26.898.400

-48,8

-9,6

115,9

31

Bồ Đào Nha

2.947.738

13.268.917

-10,2

104,6

3,1

32

Niuzilân

2.105.029

7.673.636

88,0

   

33

Panama

1.029.859

6.184.206

12,3

-34,9

11,7

34

Bỉ

864.714

5.200.263

4,2

111,2

34,7

35

Thụy Sỹ

1.241.316

3.601.303

130,4

182,9

-23,3

36

Hungari

228.491

2.337.017

13,7

-77,5

-61,7

37

Phần Lan

768.942

2.132.408

22,5

 

371,3

38

Rumani

44.566

241.544

-50,0

108,4

-56,1

Giá máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu tăng trở lại sau 2 tháng liên tiếp giá giảm. Tháng 6/2014, giá xuất khẩu tăng 2,95% so với tháng trước nhưng giảm 3,27% so với tháng 6/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, giá xuất khẩu nhóm hàng này giảm 4,68% so với cùng kỳ.

So với tháng 5/2014, 3 nhóm hàng chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu giá đều tăng trở lại, nhóm HS 84.43 (máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in, trục lăn và các bộ phận in) tăng 0,17%, nhóm HS 84.71 (máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính...) tăng 3,77% và HS 85.42 (mạch điện tử tích hợp) tăng 7,30%. Trong tháng nhóm hàng giá giảm là HS 85.29 (bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc các nhóm từ 85.25…) giảm 5,67%, nhóm HS 85.34 (mạch in) giảm 9,90% và nhóm HS 85.41 (điốt, tranzito và các thiết bị bán dẫn tương tự; bộ phận bán dẫn cảm quang...) giảm 0,43%.

So với tháng 6/2013, trong 3 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thì nhóm HS 84.43 giá giảm 5,86%, nhóm HS 84.71 giá giảm 4,35%, còn nhóm HS 85.42 giá tăng 3,48%.

Hoa Kỳ, Trung Quốc tiếp tục là 2 thị trường xuất khẩu chính trong tháng 6/2014, giá xuất khẩu sang 2 thị trường này tăng lần lượt 0,28%, 1,89% so với tháng trước. Nhưng so với tháng 6/2013, giá xuất khẩu sang 2 thị trường này giảm lần lượt 6,39% và 7,08%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu ước đạt 4.540 triệu USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước tương ứng với kim ngạch 228 triệu USD. Trong đó, do khối lượng xuất khẩu giảm làm kim ngạch giảm 5,7% tương ứng với kim ngạch 275 triệu USD và do giá tăng 0,98% làm kim ngạch tăng 47 triệu USD. Như vậy, kim ngạch máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2014 giảm so với cùng kỳ năm 2013 do lượng giảm trong khi giá tăng. Giá cụ thể các nhóm hàng và thị trường như sau:

+ Trong 3 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, nhóm HS 84,43 giá giảm 6,72%, nhóm HS 84.71 giá giảm 5,16% còn nhóm HS 85.42 giá tăng 1,24%. Nhưng nhóm có giá giảm nhiều nhất là nhóm HS 85.34 (mạch in) với 16,44%, tiếp đến là nhóm HS 85.25 (thiết bị phát dùng cho phát thanh sóng vô tuyến hoặc truyền hình, có hoặc không) giảm 10,94%. Có 2 nhóm hàng giá tăng so với 6 tháng năm 2013, một nhóm là HS 85.42 tăng 1,24% và nhóm còn lại là HS 85.29 (bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc các nhóm từ 85.25…) với mức tăng 0,14%.

+ Giá xuất khẩu sang các thị trường đưa vào tính toán đều giảm. Hai thị trường chính Hoa Kỳ, Trung Quốc giá lần lượt giảm 4,06% và 5,06%, 2 thị trường có giá giảm nhiều nhất là Pháp với 11,23% và Canada với 10,86%. Thị trường có giá giảm thấp nhất là Philipines với 1,93%.

Đầu tư, sản xuất trong nước

Các nhà đầu tư nước ngoài nhận định ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ông Duangdej Yuaikwarmdee, Phó Giám đốc Công ty Reed Tradex dự đoán vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có khả năng tăng trưởng mạnh trong năm 2014, tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chung và dẫn đến kết quả là một nền kinh tế tăng trưởng “kép”.

Các nhà sản xuất và nhà đầu tư nước ngoài tìm thấy sự hấp dẫn của nguồn lao động chi phí thấp, thị trường nội địa rộng lớn của Việt Nam và quan tâm đầu tư lâu dài, bất chấp những thách thức về cơ cầu kinh tế. Điển hình như Công ty Samsung Hàn Quốc đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy thứ 2 của mình (trị giá khoảng 2 tỷ USD), dự kiến sẽ đạt công suất 120 triệu thiết bị một năm, gấp đôi công suất hiện tại ở Việt Nam.

Nhiều công ty lĩnh vực điện tử khác cũng đang tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Nokia đã mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam (300 triệu USD), được kỳ vọng sẽ tạo ra 10.000 việc làm và sản xuất 45 triệu thiết bị cầm tay mỗi quý. Nhà sản xuất máy in và máy Photocopy, Fuji Xerox, cũng đã mở nhà máy 90,2 triệu USD tại Hải Phòng, đây là cơ sở đầu tiên của công ty Nhật Bản này tại các nước Đông Nam Á với mục đích đáp ứng nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng...

Điều này đã thúc đẩy sản lượng xuất khẩu điện tử, đặc biệt là điện thoại di động, có sự gia tăng đáng kể trong vài năm gần đây, chiếm tới 24,5 % tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Cũng theo ông Duangdej Yuaikwarmdee, mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng xuất khẩu điện tử của Việt Nam vào năm 2017, trị giá 40 tỷ USD, có thể đạt được. Tuy nhiên, để tăng số lượng các công ty điện tử trong nước có thể xuất khẩu ra nước ngoài, đặc biệt là dưới thương hiệu Việt Nam, sẽ là một thách thức lớn.

Do vậy, các doanh nghiệp trong nước cần nhiều nỗ lực hơn nữa. Sự tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực sản xuất điện tử đang tạo nhiều cơ hội cho các công ty nhỏ cung cấp dịch vụ hoặc phụ tùng cho các công ty lớn. Đây là một dấu hiệu tốt, cơ hội tốt cho ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam phát triển. Sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam sẽ trở thành hiện tượng trong một vài năm tới.  

Ý kiến bạn đọc