Ca cao sẽ thiếu hụt do người dân đồng loạt chuyển sang trồng cao su
07/10/2015
Khi nhu cầu thế giới tăng – trung bình một người Trung Quốc chỉ ăn hơn 2 thanh sô-cô-la mỗi năm – các nhà sản xuất đang xem xét cách nâng cao thu nhập cho nông dân và thu được năng suất cao hơn từ các trang trại ca cao tại Bờ Biển Ngà và Ghana. Bất chấp 2 năm sản lượng giảm, giá ca cao vẫn tăng chưa đủ để thu hút nông dân gắn bó với cây ca cao khi mà các loại cây khác cho thu nhập cao hơn.
Edward George, phụ trách nghiên cứu hàng hóa tại Lome, Ecobank Group cho biết “Nông dân trồng ca cao nhận thức ngày càng rõ hơn về những gì họ thu được từ chuỗi giá trị ca cao. Tuy việc chuyển sang trồng loại cây khác đối với những nông dân đã dành cả đời gắn bó với cây ca cao là một quyết định khó khăn nhưng rõ ràng xu hướng này đang diễn ra”.
Theo khảo sát 5 nhà phân tích và thương gia của Bloomberg, nhu cầu ca cao toàn cầu sẽ lại vượt sản lượng vào mùa thu hoạch tới bắt đầu từ 1/10. Theo Barry Callebaut AG trụ sở tại Zurich, mức thâm hụt được dự đoán sẽ tăng 9 lần lên 1 triệu tấn vào năm 2020, tương đương ¼ sản lượng toàn cầu nếu nông dân duy trì tốc độ sản xuất như hiện nay. Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu cũng sẽ là chủ đề thảo luận tại Hội thảo Ca cao Thế giới, bắt đầu ngày 9/6 tại Amsterdam.
Canh tác bền vững
Damien Thouvenel, thương gia buôn bán ca cao tại Sucres et Denrees SA (Sucden) ở Paris, cho biết, nông dân trồng ca cao tại Bờ Biển Ngà cùng với những người láng giềng Ghana cung cấp đến 55% sản lượng ca cao toàn cầu, thu hoạch trung bình 400kg hạt/ha trong khi một trang trại quản lý tốt kể cả phân bón và thuốc trừ sâu có thể cho năng suất 1,5 tấn/ha.
Tuyên bố trên website của Quỹ Ca cao Thế giới, để giải quyết vấn đề này, 12 trong số các công ty sô-cô-la và ca cao lớn nhất thế giới, kể cả Barry Callebaut, Ferrero SPA, Hershey Co., Mondelez International Inc., Mars Inc., Cargill Inc. và Nestel SA, đã ký thỏa thuận với chính phủ Bờ Biển Nga hôm 20/5 nhằm “hành động hơn nữa để đảm bảo hoạt động trồng ca cao tại nước này bền vững”.
Kế hoạch hành động
Theo kế hoạch hành động CocoaAction, ít nhất 200.000 nông dân tại Bờ Biển Ngà và 100.000 nông dân tại Ghana sẽ nhận được các khóa đào tạo về kỹ thuật canh tác, tư liệu sản xuất và phân bón vào năm 2020.
Chính phủ Bờ Biển Ngà đã hỗ trợ cho nông dân trồng cacao trong năm 2013-2014 khi giá ca cao kỳ hạn tai London giảm 20% trong 7 tháng, kéo dài đến tận 1/10 năm ngoái. Theo cơ chế mới này, nông dân sẽ được đảm bảo ít nhất 60% mức giá quốc tế, so với 40-50% và đôi khi 20% theo cơ chế cũ. Nông dân Ghana không nhận được sự hỗ trợ tương tự.
Quá thấp
Theo ông Damien Thouvenel tại Sucden, giá ca cao ở mức quá thấp trong thời gian quá lâu và ngày nay nông dân tại Bờ Biển Ngà, Ghana hay Indonesia đang tìm kiếm cây thay thế như dầu cọ hoặc cao su. Giá sẽ phải giao dịch ở mức cao hơn để thúc đẩy sản xuất.
Ibrahim Cisse, một nông dân có 9ha ca cao tại miền tây Bờ Biển Ngà, cho biết, anh bắt đầu phá bỏ 6ha để trồng cây cao su 4 năm trước vì việc này có thể mang lại cho anh thu nhập tốt hơn.
Năm 2009-2010, nông dân trồng ca cao của Bờ Biển Ngà được trả 990 CFA franc (2,05 USD)/kg khi giá ca cao kỳ hạn tại NYSE Liffe tăng 31% trong 3 tháng trước mùa thu hoạch. Điều này khiến sản lượng ca cao toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 4,312 triệu tấn trong năm tiếp theo.
Thậm chí nếu giá bán tại trang trại tăng lên trong niên vụ tới từ mức 750 CFA franc hiện tại, mức giá có thể vì giá kỳ hạn đã tăng 28% trong năm 2013, thì điều này cũng sẽ không thể làm cho sản lượng tăng cao hơn ngay lập tức.
Jonathan Parkman, phụ trách mảng nông nghiệp tại Marex Financial Ltd ở London, cho biết, nông dân cần có tiền trong túi trước khi họ đầu tư nhiều hơn vào sản xuất thêm ca cao.
Bờ Biển Ngà đã tăng hơn 2 lần sản lượng ca cao trong thập niên qua lên đến khoảng 290.042 tấn trong năm 2012-2013 để trở thành nước sản xuất và xuất khẩu lớn nhất châu Phi.
“Loại cây dễ trồng hơn”
Edward George cho biết, cao su là giống cây trồng dễ chăm sóc hơn rất nhiều. Loại cây này cần ít hơn phân bón và thuốc trừ sâu so với cây ca cao và có thể thu hoạch hàng tháng, mang lại nguồn thu nhập thường xuyên hơn. Các công ty lớn sử dụng cao su, phần lớn trong số đó mua trực tiếp từ nông dân, đang cố gắng tăng sản lượng bằng cách thu hút thêm nông dân trồng cây ca cao chuyển sang trồng cao su.
Chiến lược này có thể phát huy hiệu quả quá mức. Trữ lượng cao su dư thừa trong năm thứ 4 liên tiếp và giá kỳ hạn tại Sàn hàng hóa Tokyo đã giảm 62% kể từ mức kỷ lục trong tháng 2/2011. Giá ca cao tại London, trong khi đó, giảm khoảng 16% cùng kỳ.
Theo dự đoán của Euromonitor International, nhu cầu của các nhà máy kẹo sô-cô-la trên thế giới sẽ tăng với mức trung bình 2,1%/năm cho đến năm 2018 và cao hơn tại châu Á, nhất là khi 2 thanh kẹo sô-cô-la/năm là chưa đủ đối với 1 người tiêu dùng Trung Quốc.
“Nếu giá cao su tiếp tục giảm và nếu giá ca cao tăng lên, ai mà biết được? Khi đó có thể chúng ta sẽ thấy nông dân trồng cao su lại quay trở lại trồng ca cao” Edward George nói.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• “Dấu ấn” trong xuất khẩu trái cây năm 2016 (31/12/2016)
• Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 2016 đạt 7 tỷ USD (30/12/2016)
• 2016 là năm khó khăn với các nước xuất khẩu gạo (29/12/2016)
• Xuất khẩu năm 2016: nhiều điểm sáng (27/12/2016)
• Sóc Trăng thắng lớn vụ tôm 2016 (27/12/2016)
• Ngành cà phê đặt mục tiêu xuất khẩu từ 5-6 tỷ USD vào năm 2030 (27/12/2016)
• Xuất khẩu thủy sản sang liên minh Châu Âu (EU) (19/12/2016)
• Tổng giá trị xuất khẩu nông sản năm 2016 đạt 32,1 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2015 (19/12/2016)
• Xuất khẩu rau quả 11 tháng đầu năm 2016 (17/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra đạt trên 1,6 tỉ USD (16/12/2016)
TIN TỨC CŨ