Chủng loại hạt điều xuất khẩu, 2 chủng loại xuất khẩu chính là điều nhân WW320 và điều nhân chiếm 12 tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là điều nhân WW240, điều nhân W240, điều nhân WS, điều nhân LP và một lượng lớn điều nhân mới sơ chế đã được các doanh nghiệp xuất khẩu thô làm nguyên liệu cho các nhà nhập khẩu.
Xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm nay sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó xuất khẩu tăng mạnh trên 100% ở các thị trường như: Hy Lạp tăng 152,38%, đạt 2,01 triệu USD; Pháp tăng 143,82%, đạt 12,76 triệu USD; Tây Ban Nha tăng 141,55%, đạt 8,09 triệu USD; Nhật Bản tăng 124,34%, đạt 10,05 triệu USD; Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 101,58%, đạt 10,38 triệu USD.
Sau 30 năm xuất khẩu điều nhân, các doanh nghiệp đã hình thành mạng lưới khách hàng rộng khắp các nước. Điều nhân và các sản phẩm chế biến sâu của hạt điều Việt Nam đã xuất khẩu đến 40 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Trong 40 thị trường nhập điều của Việt Nam thì Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu điều nhân lớn nhất, chiếm 31,19% tổng kim ngạch. Các nước châu Âu chiếm gần 30%. Kế đến là Trung Quốc chiếm 16,3%%, Hà Lan 11,09%.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hạt điều của Việt Nam có tốc độ phát triển khá ấn tượng, trên dưới 10%/năm, nhưng nếu xét về thị phần lại có xu hướng giảm dần. Năm 2000, Trung Quốc nhập khoảng 11 nghìn tấn điều nhân, chiếm 32,6% tổng lượng điều xuất khẩu của Việt Nam; năm 2013 lên đến trên 52 nghìn tấn, nhưng thị phần giảm xuống còn 20%. 6 tháng đầu năm 2014 còn 16,3%.
Như vậy trong khi các mặt hàng nông sản như cao su, trái cây, sắn, gạo do lệ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc; người kinh doanh đứng ngồi không yên khi cao su giá thấp, trái cây và sắn "thấp thỏm", mặt hàng gạo lại thất thường vì buôn bán tiểu ngạch… thì mặt hàng điều nhân lại có cơ cấu khá lý tưởng, không quá lệ thuộc vào một thị trường.
Lợi thế của mặt hàng điều là thực phẩm khô, nếu có vấn đề ở thị trường nào đó vẫn không làm ảnh hưởng lớn đến toàn ngành.
Thị trường xuất khẩu hạt điều 6 tháng năm 2014
TT |
Thị trường |
6 tháng/2014 |
So với 6 tháng 2013 (%) |
||
Lượng (tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá |
||
1 |
Hoa Kỳ |
40.996 |
265.360.152 |
19,2 |
15,9 |
2 |
Trung Quốc |
23.617 |
138.726.348 |
31,5 |
31,1 |
3 |
Hà Lan |
13.548 |
94.379.039 |
25,1 |
30,2 |
4 |
Australia |
7.534 |
50.352.799 |
42,0 |
35,8 |
5 |
Canađa |
4.951 |
35.413.356 |
16,9 |
17,2 |
6 |
Anh |
5.249 |
34.260.099 |
37,0 |
46,7 |
7 |
Thái Lan |
3.494 |
22.609.755 |
30,9 |
22,2 |
8 |
Nga |
3.335 |
20.595.207 |
-24,4 |
-28,7 |
9 |
Đức |
2.218 |
15.392.977 |
6,4 |
4,4 |
10 |
Pháp |
1.769 |
12.761.564 |
111,1 |
143,8 |
11 |
Israen |
1.718 |
11.840.949 |
42,9 |
34,3 |
12 |
Italia |
2.462 |
11.778.848 |
42,6 |
60,9 |
13 |
Tiểu Vương Quốc Arập Thống Nhất |
1.851 |
10.384.415 |
55,2 |
101,6 |
14 |
Nhật Bản |
1.736 |
10.053.825 |
125,2 |
124,3 |
15 |
Đài Loan |
1.170 |
8.170.990 |
28,1 |
24,6 |
16 |
Tây Ban Nha |
1.159 |
8.090.779 |
145,0 |
141,6 |
17 |
Hồng Kông |
856 |
7.119.325 |
20,2 |
21,7 |
18 |
Niuzilân |
979 |
6.080.824 |
-2,1 |
-6,6 |
19 |
Nam Phi |
683 |
4.067.489 |
15,2 |
20,3 |
20 |
Singapo |
606 |
3.856.530 |
5,8 |
7,7 |
21 |
Bỉ |
492 |
3.596.291 |
24,6 |
30,4 |
22 |
Nauy |
377 |
2.624.847 |
-13,5 |
-10,9 |
23 |
Ucraina |
370 |
2.554.076 |
-43,9 |
-38,3 |
24 |
Philippin |
491 |
2.497.520 |
-14,5 |
-3,6 |
25 |
Hy Lạp |
322 |
2.007.023 |
190,1 |
152,4 |
26 |
Ấn Độ |
209 |
717.160 |
-95,9 |
-95,7 |
27 |
Pakixtan |
41 |
205.580 |
-50,0 |
-53,4 |