Lượng nguyên liệu thuỷ sản nhập khẩu luôn giữ ở mức cao trong các tháng của năm 2014. Tính tới hết 8 tháng đầu năm 2014, giá trị nhập khẩu thủy sản đã lên đến 720 triệu USD, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân của việc này?
Nhập để xuất
Việc nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản đã có từ lâu. Tuy nhiên, từ đầu năm 2014 đến nay, lượng nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng cao, chủ yếu là nhập nguyên liệu về gia công, chế biến để xuất khẩu do nhu cầu thủy hải sản thế giới tăng trở lại.
Việc nhập khẩu tăng cao nguyên nhân do một số quốc gia thay vì đặt gia công ở Trung Quốc như trước đây nay chuyển sang Việt Nam. Chưa kể do ảnh hưởng thời vụ, các doanh nghiệp phải nhập khẩu để chủ động nguồn nguyên liệu, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu vào thời điểm cuối năm. Một lý do khác là nhiều doanh nghiệp, nhà hàng, quán ăn gia tăng nhập khẩu các loại cá ngừ, cá tuyết, cá hồi… để phục vụ người tiêu dùng trong nước.
Thiếu nguyên liệu
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, hiện thị trường chính cung cấp nguồn nguyên liệu thủy hải sản cho Việt Nam là Ấn Độ chiếm 33,5%, Đài Loan chiếm gần 7%, Trung Quốc ở vị trí thứ 8 với chỉ 3,1%. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu là cá các loại mà trong nước không có hoặc có rất ít như cá ngừ, cá saba, cá thu Nhật… nhưng nhiều nhất vẫn là tôm. Thời gian qua, tôm nguyên liệu trong nước thiếu hụt vì mất mùa, có thời điểm giá tôm trong nước cao hơn tôm của Ấn Độ từ 1-2 USD/kg nên để bảo đảm thời gian giao hàng cho đối tác cũng như tính hiệu quả trong kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu nguyên liệu.
Số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp từ các Sở NN – PTNT ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy một số tỉnh có diện tích và sản lượng thu hoạch tôm sú giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, Bạc Liêu trong 8 tháng của năm 2104 sản lượng tôm sú thu hoạch đạt 34.617 tấn, giảm 7,3% so với cùng kỳ, Bến Tre sản lượng thu hoạch chỉ đạt 6.244 tấn, giảm 27,4%, TPHCM và Bà Rịa –Vũng Tàu mỗi tỉnh đều đều giảm gần 7% về sản lượng so với cùng kỳ năm 2013.
Giá tôm trong nước tăng cao buộc doanh nghiệp phải nhập khẩu, một phần là do tình trạng thương lái thu gom tôm bằng mọi giá, sẵn sàng mua cao hơn giá doanh nghiệp trong nước để bán sang Trung Quốc. Ngoài ra, năng lực sản xuất, chế biến của các nhà máy trong nước còn rất lớn, họ không thể chỉ sản xuất theo mùa rồi ngừng khi nguyên liệu trong nước thiếu hụt. Nhập khẩu để ổn định nguồn nguyên liệu vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa tạo công việc cho công nhân là cần thiết. Thời gian tới, giá trị nhập khẩu nguyên liệu thủy hải sản cho chế biến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam có thể lên đến vài trăm triệu USD/năm khi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Lúc đó, thuế nhập khẩu xuống thấp hoặc bằng 0% sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng mua được nhiều loại thủy hải sản giá tốt.
Trong khi đó, đại diện của VASEP cho rằng đây sẽ là thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy hải sản trong nước vốn đang phát triển thiếu bền vững.
Điều chỉnh quy hoạch nuôi và khai thác
Thời gian qua, nguồn lợi thủy hải sản từ biển của Việt Nam đã ít dần trong khi nhu cầu sử dụng nguyên liệu để chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp ngày càng tăng.
Thị trường nhập khẩu thuỷ sản nguyên liệu 8 tháng đầu năm 2014
TT |
Thị trường |
Tháng 8/2014 (USD) |
8 tháng/2014 (USD) |
So t8/2014 với t7/2014 (%) |
So t8/2014 với t8/2013 (%) |
So 8t/2014 với 8t/2013 (%) |
1 |
Ấn Độ |
46.166.072 |
248.507.002 |
15,7 |
91,0 |
238,0 |
2 |
Đài Loan |
7.700.068 |
47.980.005 |
-20,7 |
-0,1 |
2,4 |
3 |
Na Uy |
5.084.171 |
39.653.890 |
3,4 |
12,9 |
33,2 |
4 |
Nhật Bản |
6.559.311 |
39.377.414 |
5,7 |
-2,8 |
5,0 |
5 |
Inđônêxia |
2.335.683 |
31.459.758 |
9,4 |
195,4 |
126,0 |
6 |
Chilê |
3.229.841 |
24.322.709 |
0,8 |
108,5 |
37,4 |
7 |
Hàn Quốc |
2.758.962 |
23.301.318 |
-25,5 |
74,5 |
53,0 |
8 |
Trung Quốc |
3.815.745 |
22.763.797 |
4,1 |
29,2 |
46,6 |
9 |
Nga |
3.777.987 |
20.323.854 |
24,5 |
69,7 |
44,5 |
10 |
Hoa Kỳ |
4.683.281 |
20.177.178 |
19,4 |
-8,0 |
-11,0 |
11 |
Ba Lan |
2.273.366 |
16.681.228 |
213,7 |
23,2 |
-8,8 |
12 |
Canada |
4.226.321 |
12.846.039 |
32,1 |
254,4 |
85,2 |
13 |
Thái Lan |
1.403.203 |
12.200.454 |
-29,2 |
41,2 |
32,3 |
14 |
Anh |
1.799.050 |
9.802.326 |
19,9 |
74,7 |
48,1 |
15 |
Đan Mạch |
1.386.831 |
8.962.653 |
43,0 |
40,4 |
11,7 |
16 |
Philipine |
418.202 |
6.023.224 |
-27,5 |
688,5 |
590,7 |
17 |
Myanma |
449.250 |
4.088.585 |
108,2 |
726,4 |
73,7 |
18 |
Singapore |
190.968 |
3.569.723 |
62,5 |
-46,6 |
102,9 |
19 |
Malaysia |
567.863 |
2.558.760 |
56,6 |
-26,8 |
-52,5 |