Nông, lâm thủy sản
Việt Nam – Thị trường sản xuất điều số 1
03/01/2016

 Xuất khẩu tăng mạnh theo từng năm

Năm 2011 được xem là năm khó khăn nhất trong lịch sử ngành Điều, khi kim ngạch xuất khẩu liên tục sụt giảm, mất dần lợi thế trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mặt hàng điều đã có nhiều cú “lội ngược dòng” ngoạn mục, tăng trưởng khả quan.

11 tháng năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu được trên 300 ngàn tấn điều nhân các loại, đạt kim ngạch xuất khẩu lên đến 2,18 tỷ USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 19,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014.

Nhiều chuyên gia dự báo rằng, năm 2015 ngành Điều Việt Nam có thể đạt kỷ lục mới về xuất khẩu 320 ngàn tấn nhân điều, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD, vượt trội so với năm 2014 (đạt 302,531 tấn nhân điều, trị giá xấp xỉ 2 tỷ USD).

Năm 2015, ngành Điều Việt Nam sẽ đánh dấu mốc chiếm 50% tổng giá trị nhân điều xuất khẩu của toàn cầu. Nhân điều là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam, sau cà phê và gạo, chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành Nông nghiệp. Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp ngành Điều Việt Nam giữ vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều.

Sau 27 năm tham gia xuất khẩu (1988- 2015), ngành Điều Việt Nam đã khẳng định được vị thế, chiếm lĩnh thị trường thế giới. Theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu tiêu dùng hạt điều đang gia tăng khoảng 10%/năm trên toàn cầu. Trong khi khả năng tăng diện tích cũng như sản lượng của hạt điều chỉ ở mức 5%, thấp hơn nhiều so với sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng, do đó dư địa của thị trường thế giới vẫn còn khá lớn.

Nếu như nhiều mặt hàng nông sản chủ lực khác của Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc hay một vài thị trường lớn, thì đầu ra của hạt điều không phụ thuộc vào một thị trường nào. “Hạt điều Việt Nam đã xuất khẩu tới 50 thị trường tại khắp các châu lục, không phải ngẫu nhiên mà ngành Điều Việt Nam được đánh giá là số 1 trên thế giới.
Thị trường điều xuất khẩu 11 tháng năm 2015

Năm 2014
11 tháng năm 2015
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Hoa Kỳ
93,781
624,027,943
105,547
779,227,334
Trung Quốc
51,624
316,306,566
44,354
310,109,623
Hà Lan
32,397
228,035,651
38,459
285,766,609
Ôxtrâylia
15,989
108,095,083
15,079
109,450,569
Anh
11,148
73,263,372
13,114
94,370,378
Canađa
9,856
71,972,317
10,278
78,525,690
Đức
6,035
42,331,535
8,447
62,537,306
Thái Lan
7,362
48,377,231
8,382
61,112,872
Italia
5,081
24,953,475
4,969
26,885,161
Tiểu Vương Quốc Arập Thống Nhất
4,082
23,697,070
3,984
25,622,167
Israen
3,647
26,180,332
3,160
24,006,328
Nhật Bản
4,846
29,341,043
3,398
25,011,552
Nga
8,719
54,802,117
2,927
20,826,481
Đài Loan
2,898
21,440,521
2,718
21,207,895
Niuzilân
2,455
15,570,287
2,585
18,729,997
Pháp
2,824
20,545,789
2,372
17,835,723
Tây Ban Nha
2,042
14,209,837
2,358
18,066,392
Hồng Kông
2,016
17,087,907
1,662
14,736,499
Ấn Độ
715
3,475,628
2,410
15,509,741
Bỉ
1,377
10,425,583
1,743
13,249,305
Nam Phi
1,410
8,940,121
1,509
10,911,014
Singapo
2,046
13,271,864
1,017
7,369,103
Nauy
674
4,733,947
792
5,927,371
Philippin
2,400
15,607,698
952
6,348,708
Hy Lạp
671
4,529,558
909
6,848,313
Pakixtan
611
4,051,916
706
5,220,419
Ucraina
760
5,288,062
180
1,169,706

 

 

Tương lai vẫn chưa sự cạnh tranh gay gắt

nhìn về tương lai, dường như Việt Nam sẽ ít có đối thủ cạnh tranh. So với các nước châu Phi, hạt điều Việt Nam có chất lượng tốt hơn hẳn.

Mặt khác, Việt Nam đã hình thành được một ngành công nghiệp chế biến điều mà chủ yếu bằng máy móc công nghệ trong nước, giúp giảm được khá nhiều nhân công, giảm mạnh chi phí sản xuất, tỷ lệ nhân thu hồi cao, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt.

Hiện, Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực chế biến điều và mong muốn trở thành quốc gia mạnh về xuất khẩu nhân điều. Nhưng nếu Trung Quốc phải nhập khẩu hoàn toàn hạt điều thô, thì Việt Nam có lợi thế hơn hẳn là có vùng nguyên liệu, đáp ứng được gần một nửa công suất chế biến. Do đó Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhân điều xuất khẩu, trong đó có nguồn cung quan trọng là Việt Nam.

Theo Vinacas, mặc dù đạt được những bước tiến đáng kể trên thị trường điều quốc tế nhưng ngành Điều Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn do phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Hiện nay, Việt Nam chế biến khoảng 1,3 triệu tấn hạt điều/năm. Tuy nhiên trong nước chỉ cung cấp được 500.000 tấn, số còn lại phải nhập chủ yếu từ châu Phi và Campuchia.

Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh tăng sản lượng điều trong nước là nhiệm vụ hết sức cấp thiết của năm 2016. Theo ông Nguyễn Văn Hòa- Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn- NN&PTNT), hiện Việt Nam có hơn 300.000 ha điều, tập trung tại các tỉnh Bình Phước, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, Đăk Lăk… Để đảm bảo cho ngành Điều phát triển bền vững, Chương trình thâm canh ghép cải tạo vườn điều do Vinacas khởi xướng và Bộ NN&PTNT quyết liệt chỉ đạo thực hiện rộng khắp đã và đang tạo bước tiến dài trong việc nâng cao năng suất, chất lượng hạt điều.

Đến thời điểm này, Vinacas đã triển khai tổng cộng 190 điểm trình diễn thuộc mô hình ghép cải tạo vườn điều. Các điểm trình diễn đều nâng cao năng suất thu hoạch điều lên 20-30% so với những năm trước. Dù vẫn duy trì ở mức 300.000 ha, nhưng với Chương trình cải tạo vườn điều sẽ đưa sản lượng thu hoạch lên 450.000 tấn vào năm 2020.

Ý kiến bạn đọc