APEC tìm cách dỡ bỏ hàng rào thuế quan
31/10/2014
Ngày đầu tiên làm việc trong khuôn khổ SOM2, hôm nay, nhóm công tác về tiếp cận thị trường APEC đã bàn về việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong tiến trình hội nhập đa phương phi thương mại. Xây dựng các thỏa thuận mẫu cho Hiệp định tự do hóa thương mại cũng là vấn đề được nhiều thành viên quan tâm.
"Các nền kinh tế APEC không bị ràng buộc phải theo thỏa thuận mẫu khi bắt đầu thương lượng về Hiệp định tự do hóa thương mại, nhưng có thể tham khảo như một mô hình chuẩn để tránh rủi ro", ông Walter Goode, Trưởng nhóm công tác về tiếp cận thị trường APEC (MAG) cho hay. Song song với thỏa thuận mẫu, MAG cũng liệt kê danh sách những vấn đề cần làm để đạt được tự do hóa thương mại, đồng thời xây dựng một mạng lưới chuyên gia hiểu biết rõ về Hiệp định phi thương mại để có thể hỗ trợ các nền kinh tế thành viên.
Theo ông Walter Goode, ngoài việc bàn các biện pháp xóa bỏ hàng rào quan thuế, những biện pháp hỗ trợ khác như chống bán phá giá, phương pháp đền bù... cũng được nhiều thành viên quan tâm. MAG cũng đã đi đến thống nhất là sẽ tổ chức hội thảo về sử dụng biện pháp phần mềm để hỗ trợ đàm phán thương mại. "Các thể chế kinh tế đa phương như WTO, UNCTAD, ABAC... đều đã xây dựng phần mềm riêng phục vụ cho các nhà đàm phán của họ, nên các thành viên APEC cũng cần có một chương trình tương tự", ông Walter Goode nói. Chiều hôm nay, MAG đã thảo luận thêm về vấn đề hệ thống lương thực cho các nền kinh tế APEC. Theo đại diện 21 nền kinh tế thành viên, việc xuất nhập khẩu lương thực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển của một nền kinh tế.
"Các nền kinh tế APEC không bị ràng buộc phải theo thỏa thuận mẫu khi bắt đầu thương lượng về Hiệp định tự do hóa thương mại, nhưng có thể tham khảo như một mô hình chuẩn để tránh rủi ro", ông Walter Goode, Trưởng nhóm công tác về tiếp cận thị trường APEC (MAG) cho hay. Song song với thỏa thuận mẫu, MAG cũng liệt kê danh sách những vấn đề cần làm để đạt được tự do hóa thương mại, đồng thời xây dựng một mạng lưới chuyên gia hiểu biết rõ về Hiệp định phi thương mại để có thể hỗ trợ các nền kinh tế thành viên.
Theo ông Walter Goode, ngoài việc bàn các biện pháp xóa bỏ hàng rào quan thuế, những biện pháp hỗ trợ khác như chống bán phá giá, phương pháp đền bù... cũng được nhiều thành viên quan tâm. MAG cũng đã đi đến thống nhất là sẽ tổ chức hội thảo về sử dụng biện pháp phần mềm để hỗ trợ đàm phán thương mại. "Các thể chế kinh tế đa phương như WTO, UNCTAD, ABAC... đều đã xây dựng phần mềm riêng phục vụ cho các nhà đàm phán của họ, nên các thành viên APEC cũng cần có một chương trình tương tự", ông Walter Goode nói. Chiều hôm nay, MAG đã thảo luận thêm về vấn đề hệ thống lương thực cho các nền kinh tế APEC. Theo đại diện 21 nền kinh tế thành viên, việc xuất nhập khẩu lương thực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển của một nền kinh tế.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ