Nhật Bản quyết định tăng thuế tiêu thụ
31/10/2014
Theo ông Abe, đây là việc làm cần thiết cho dù nền kinh tế Nhật Bản chắc chắn sẽ phải chịu một cú sốc từ quyết định này.Bắt đầu từ ngày 1/4, thuế tiêu thụ tại Nhật Bản sẽ tăng từ 5% lên 8%. Đây là một biện pháp quan trọng trong nỗ lực của Thủ tướng Shinzo Abe nhằm lành mạnh hóa nền tài chính Nhật Bản vốn đang ngập sâu trong khoản nợ công gấp hơn 2 lần Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tăng thuế tiêu thụ có thể là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Nhật Bản vốn đang có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, tăng thuế tiêu thụ có thể là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Nhật Bản vốn đang có dấu hiệu khởi sắc với chính sách kinh tế mới của Thủ tướng Abe (vốn được biết đến dưới tên gọi Abenomics). Bắt đầu từ 0 giờ sáng 1/4 (theo giờ địa phương), thuế tiêu thụ toàn bộ các mặt hàng và dịch vụ tại Nhật Bản đã tăng thêm 3%. Đây là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 4/1997.
Theo ước tính, việc tăng thuế tiêu thụ sẽ giúp thu ngân sách của chính quyền trung ương và các địa phương của Nhật Bản trong năm tài chính 2014 tăng thêm 5.000 tỷ yen (tương đương 50 tỷ USD). Con số này trong năm 2015 có thể lên tới 80 tỷ USD. Khoản ngân sách tăng thêm sẽ được dùng cho các chi phí phúc lợi xã hội vốn ngày càng phình to do sự lão hóa của xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, việc tăng thuế tiêu thụ sẽ tác động đến toàn bộ đời sống của người dân Nhật Bản, do đó đã có không ít ý kiến phản đối quyết định tăng thuế của Thủ tướng Abe. Một người dân cho biết: “Tôi cũng muốn mua trước nhiều hàng hóa dự trữ để tránh việc tăng thuế nhưng không có chỗ để. Quả thực, khoản thuế tăng lần này là quá lớn đối với chúng tôi”.
Phát biểu với báo giới sáng 1/4, Thủ tướng Abe cam kết khoản thu được từ tăng thuế sẽ được sử dụng phục vụ cho cuộc sống của người dân, đồng thời kêu gọi người dân ủng hộ quyết định này.Ông Abe nói: “Tôi xin mọi người dân Nhật Bản chấp nhận việc tăng thuế tiêu thụ lên 8% kể từ hôm nay. Đây là biện pháp nhằm bù đắp khoản tăng của các chi phí phúc lợi xã hội như lương hưu, chi phí y tế, chăm sóc người già vốn đang tăng hàng năm. Biện pháp này cũng nhằm duy trì sự tín nhiệm đối với quốc gia.” Tuy nhiên, Thủ tướng Abe cũng thừa nhận mặt trái của việc tăng thuế khi cho biết, nền kinh tế Nhật Bản chắc chắn sẽ phải chịu một cú sốc từ quyết định này. Theo các chuyên gia kinh tế, giá cả tăng do tăng thuế cộng với nhu cầu giảm sút do người dân đã tập trung mua hàng trước thời điểm tăng thuế sẽ khiến kinh tế Nhật Bản giảm đà tăng trưởng rõ rệt trong vài tháng tới. Nhiều cửa hàng siêu thị tại Nhật Bản sẽ phải chịu sức ép do doanh thu giảm mạnh với mức giảm được dự báo từ 10 - 30%. Để đối phó với mặt trái của việc tăng thuế tiêu thụ, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ thực hiện gói kích thích kinh tế mới trị giá 5.500 tỷ yen (tương đương 55 tỷ USD), trong đó một phần lớn được dùng cho đầu tư các công trình công cộng. Thủ tướng Abe bày tỏ hy vọng các biện pháp này sẽ giúp kinh tế Nhật Bản quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng từ tháng 7 tới./.
Tăng thuế tiêu thụ có thể là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Nhật Bản vốn đang có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, tăng thuế tiêu thụ có thể là đòn giáng mạnh vào nền kinh tế Nhật Bản vốn đang có dấu hiệu khởi sắc với chính sách kinh tế mới của Thủ tướng Abe (vốn được biết đến dưới tên gọi Abenomics). Bắt đầu từ 0 giờ sáng 1/4 (theo giờ địa phương), thuế tiêu thụ toàn bộ các mặt hàng và dịch vụ tại Nhật Bản đã tăng thêm 3%. Đây là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 4/1997.
Theo ước tính, việc tăng thuế tiêu thụ sẽ giúp thu ngân sách của chính quyền trung ương và các địa phương của Nhật Bản trong năm tài chính 2014 tăng thêm 5.000 tỷ yen (tương đương 50 tỷ USD). Con số này trong năm 2015 có thể lên tới 80 tỷ USD. Khoản ngân sách tăng thêm sẽ được dùng cho các chi phí phúc lợi xã hội vốn ngày càng phình to do sự lão hóa của xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, việc tăng thuế tiêu thụ sẽ tác động đến toàn bộ đời sống của người dân Nhật Bản, do đó đã có không ít ý kiến phản đối quyết định tăng thuế của Thủ tướng Abe. Một người dân cho biết: “Tôi cũng muốn mua trước nhiều hàng hóa dự trữ để tránh việc tăng thuế nhưng không có chỗ để. Quả thực, khoản thuế tăng lần này là quá lớn đối với chúng tôi”.
Phát biểu với báo giới sáng 1/4, Thủ tướng Abe cam kết khoản thu được từ tăng thuế sẽ được sử dụng phục vụ cho cuộc sống của người dân, đồng thời kêu gọi người dân ủng hộ quyết định này.Ông Abe nói: “Tôi xin mọi người dân Nhật Bản chấp nhận việc tăng thuế tiêu thụ lên 8% kể từ hôm nay. Đây là biện pháp nhằm bù đắp khoản tăng của các chi phí phúc lợi xã hội như lương hưu, chi phí y tế, chăm sóc người già vốn đang tăng hàng năm. Biện pháp này cũng nhằm duy trì sự tín nhiệm đối với quốc gia.” Tuy nhiên, Thủ tướng Abe cũng thừa nhận mặt trái của việc tăng thuế khi cho biết, nền kinh tế Nhật Bản chắc chắn sẽ phải chịu một cú sốc từ quyết định này. Theo các chuyên gia kinh tế, giá cả tăng do tăng thuế cộng với nhu cầu giảm sút do người dân đã tập trung mua hàng trước thời điểm tăng thuế sẽ khiến kinh tế Nhật Bản giảm đà tăng trưởng rõ rệt trong vài tháng tới. Nhiều cửa hàng siêu thị tại Nhật Bản sẽ phải chịu sức ép do doanh thu giảm mạnh với mức giảm được dự báo từ 10 - 30%. Để đối phó với mặt trái của việc tăng thuế tiêu thụ, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ thực hiện gói kích thích kinh tế mới trị giá 5.500 tỷ yen (tương đương 55 tỷ USD), trong đó một phần lớn được dùng cho đầu tư các công trình công cộng. Thủ tướng Abe bày tỏ hy vọng các biện pháp này sẽ giúp kinh tế Nhật Bản quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng từ tháng 7 tới./.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ