Hàn Quốc có thể áp mức thuế 500% đối với gạo nhập khẩu
31/10/2014
Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevedo vừa hối thúc Hàn Quốc hành động một cách khôn ngoan trong việc mở cửa thị trường gạo nhập khẩu, sau khi thỏa thuận về hạn ngạch nhập khẩu gạo giữa Hàn Quốc và WTO dự kiến sẽ hết hạn trong năm nay.
Ông Roberto Azevedo, người có chuyến thăm Hàn Quốc vào cuối tuần trước, đã gặp gỡ các quan chức chính phủ nước này để thảo luận về việc tiếp tục tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo hay tự do hóa thị trường gạo bằng cách kiến lập mức thuế cao đối với gạo nhập khẩu. Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Roberto Azevedo lưu ý rằng: “Mặc dù tự do thương mại là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, song rất khó để dự đoán Hàn Quốc sẽ đánh giá tính hình này như thế nào và các thành viên khác của WTO sẽ phản ứng ra sao đối với vấn đề này.” Vì hạn ngạch nhập khẩu gạo sắp hết, Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét tự do hóa thương mại (mặt hàng này) kết hợp với áp thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng lo ngại việc tự do hóa thương mại sẽ gây sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sản xuất gạo trong nước, khi giá gạo trong nước tương đối cao so với giá gạo thế giới.Hàn Quốc có khả năng tự cung tự cấp trong sản xuất lúa gạo và không cần phải nhập khẩu gạo, nhưng nước này có thể sẽ nhập khẩu thêm gạo với mục đích thương mại nếu thị trường nhập khẩu được tự do hóa hoàn toàn. Thỏa thuận về hạn ngạch nhập khẩu gạo giữa Hàn Quốc và WTO có từ năm 1993, theo đó lượng gạo nhập khẩu hàng năm của Hàn Quốc ở mức 4% tổng lượng gạo tiêu thụ trong 10 năm.
Năm 2004, thỏa thuận trên được gia hạn thêm 10 năm nữa với khối lượng gạo nhập khẩu tăng lên 7,96% tổng lượng gạo tiêu thụ. Khi hết hạn ngạch nhập khẩu trong năm nay, Chính phủ Hàn Quốc đang đề ra kế hoạch tiếp tục bảo vệ ngành lúa gạo trong nước trước sự cạnh tranh của thế giới. Nước này có kế hoạch tự do hóa thị trường nhập khẩu gạo trong nước hơn là theo đuổi việc tiếp tục tăng hạn ngạch. Ngoài ra, một nguồn tin địa phương cho hay do lượng gạo tiêu thụ tại Hàn Quốc giảm vì thói quen ăn uống của người dân nước này thay đổi và sự tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đang lên kế hoạch hạn chế nhập khẩu gạo để kiểm soát nguồn cung. Tuy nhiên, theo cơ chế hạn ngạch nhập khẩu hiện thời, Hàn Quốc không thể hạn chế nhập khẩu vì nước này vẫn buộc phải tuân thủ việc nhập khẩu ít nhất 400.000 tấn gạo/năm theo quy định của WTO.
Nếu Hàn Quốc quyết định mở cửa thị trường gạo nhập khẩu, nước này sẽ không phải nhập khẩu một khối lượng gạo nhất định mỗi năm và có thể kiểm soát khối lượng nhập khẩu bằng cách áp các mức thuế cao.Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết nước này có thể áp mức thuế cao tới 300-500% đối với gạo nhập khẩu, nếu thị trường được tự do hóa. Tuy nhiên, mức thuế cao như vậy cần phải được sự cho phép của WTO. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính, Hàn Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 410.000 tấn gạo trong tài khóa 2013-2014 (từ tháng 11/2013 đến tháng 10/2014), giảm khoảng 20% so với mức 510.000 tấn của tài khóa trước đó.Sản lượng gạo trong tài khóa 2013-2014 của Hàn Quốc dự kiến sẽ đạt khoảng 4,2 triệu tấn, tăng 6% so với mức 4 triệu tấn của tài khóa trước đó. Lượng gạo tiêu thụ của nước này ước vào khoảng 4,6 triệu tấn trong tài khóa 2013-2014, tăng chừng 2% so với mức 4,5 triệu tấn của tài khóa 2012-2013./.
Ông Roberto Azevedo, người có chuyến thăm Hàn Quốc vào cuối tuần trước, đã gặp gỡ các quan chức chính phủ nước này để thảo luận về việc tiếp tục tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo hay tự do hóa thị trường gạo bằng cách kiến lập mức thuế cao đối với gạo nhập khẩu. Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Roberto Azevedo lưu ý rằng: “Mặc dù tự do thương mại là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, song rất khó để dự đoán Hàn Quốc sẽ đánh giá tính hình này như thế nào và các thành viên khác của WTO sẽ phản ứng ra sao đối với vấn đề này.” Vì hạn ngạch nhập khẩu gạo sắp hết, Chính phủ Hàn Quốc đang xem xét tự do hóa thương mại (mặt hàng này) kết hợp với áp thuế nhập khẩu.
Tuy nhiên, Hàn Quốc cũng lo ngại việc tự do hóa thương mại sẽ gây sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp sản xuất gạo trong nước, khi giá gạo trong nước tương đối cao so với giá gạo thế giới.Hàn Quốc có khả năng tự cung tự cấp trong sản xuất lúa gạo và không cần phải nhập khẩu gạo, nhưng nước này có thể sẽ nhập khẩu thêm gạo với mục đích thương mại nếu thị trường nhập khẩu được tự do hóa hoàn toàn. Thỏa thuận về hạn ngạch nhập khẩu gạo giữa Hàn Quốc và WTO có từ năm 1993, theo đó lượng gạo nhập khẩu hàng năm của Hàn Quốc ở mức 4% tổng lượng gạo tiêu thụ trong 10 năm.
Năm 2004, thỏa thuận trên được gia hạn thêm 10 năm nữa với khối lượng gạo nhập khẩu tăng lên 7,96% tổng lượng gạo tiêu thụ. Khi hết hạn ngạch nhập khẩu trong năm nay, Chính phủ Hàn Quốc đang đề ra kế hoạch tiếp tục bảo vệ ngành lúa gạo trong nước trước sự cạnh tranh của thế giới. Nước này có kế hoạch tự do hóa thị trường nhập khẩu gạo trong nước hơn là theo đuổi việc tiếp tục tăng hạn ngạch. Ngoài ra, một nguồn tin địa phương cho hay do lượng gạo tiêu thụ tại Hàn Quốc giảm vì thói quen ăn uống của người dân nước này thay đổi và sự tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đang lên kế hoạch hạn chế nhập khẩu gạo để kiểm soát nguồn cung. Tuy nhiên, theo cơ chế hạn ngạch nhập khẩu hiện thời, Hàn Quốc không thể hạn chế nhập khẩu vì nước này vẫn buộc phải tuân thủ việc nhập khẩu ít nhất 400.000 tấn gạo/năm theo quy định của WTO.
Nếu Hàn Quốc quyết định mở cửa thị trường gạo nhập khẩu, nước này sẽ không phải nhập khẩu một khối lượng gạo nhất định mỗi năm và có thể kiểm soát khối lượng nhập khẩu bằng cách áp các mức thuế cao.Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc cho biết nước này có thể áp mức thuế cao tới 300-500% đối với gạo nhập khẩu, nếu thị trường được tự do hóa. Tuy nhiên, mức thuế cao như vậy cần phải được sự cho phép của WTO. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính, Hàn Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 410.000 tấn gạo trong tài khóa 2013-2014 (từ tháng 11/2013 đến tháng 10/2014), giảm khoảng 20% so với mức 510.000 tấn của tài khóa trước đó.Sản lượng gạo trong tài khóa 2013-2014 của Hàn Quốc dự kiến sẽ đạt khoảng 4,2 triệu tấn, tăng 6% so với mức 4 triệu tấn của tài khóa trước đó. Lượng gạo tiêu thụ của nước này ước vào khoảng 4,6 triệu tấn trong tài khóa 2013-2014, tăng chừng 2% so với mức 4,5 triệu tấn của tài khóa 2012-2013./.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ