Nhật Bản dọn đường cho kế hoạch giảm thuế doanh nghiệp
31/10/2014
Hôm thứ Ba vừa qua, Đảng cầm quyền của Nhật Bản đã lên lộ trình cho việc cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực vào năm tới, thúc đẩy kế hoạch mà Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng sẽ giúp kích thích đầu tư và duy trì sản xuất trong nước.
Giảm thuế doanh nghiệp, hiện đang ở mức 35%, là yêu cầu bấy lâu của các tập đoàn lớn của Nhật Bản. Họ cho rằng mình đang phải gánh chịu nghĩa vụ thuế quá cao và đó chính là động cơ để chuyển các nhà máy sản xuất ra nước ngoài, những nơi có thuế suất hấp dẫn hơn. Ông Abe tuyên bố công cuộc cải tổ chính sách thuế là một phần quan trọng của chương trình "Abenomics" nhằm hồi sinh nền kinh tế nước Nhật vốn đã trì trệ một thời gian dài.
Giảm thuế này, tăng thuế khác?
Những người hoài nghi, bao gồm cả một số thành viên trong chính phủ, lại cho rằng giảm thuế chưa chắc đã giúp hồi sinh đầu tư vì nhiều công ty lớn vẫn đang dư dả một lượng tiền nhàn rỗi đáng kể.
Một số quan chức Nhật Bản cho biết phương án cắt giảm thuế, dự kiến có hiệu lực trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2015, nằm trong chiến lược phát triển mà ông Abe sẽ ban hành trong tháng này cùng với kế hoạch tài khóa chờ chính phủ và LDP thông qua.
Chính phủ và các nhà lập pháp vẫn phải làm việc để vạch ra những nội dung cụ thể trong kế hoạch giảm thuế và những đợt tranh luận, vì thế, sẽ rất sôi nổi. Giới lãnh đạo doanh nghiệp muốn thuế suất giảm xuống dưới 30% trong vài năm tới và đích đến là 25%; trong khi số khác chỉ yêu cầu mức giảm khiêm tốn hơn.
Một câu hỏi khác được đưa ra là liệu có nên tăng các loại thuế khác để bù đắp cho phần thu nhập bị mất hay không, và nếu vậy thì tăng thuế nào. Quyết định phải được đưa ra vào tháng Mười Hai tới đây, khi chính phủ thông qua ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo.
Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản thì cho rằng việc giảm thuế sẽ có thể tự bù đắp cho chính nó nhờ tác dụng thúc đẩy đầu tư.
Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay của Nhật Bản cao hơn so với hầu hết các nước châu Âu và châu Á, mặc dù thấp hơn mức 40% của Hoa Kỳ.
Thuế suất thực tế đối với từng doanh nghiệp là không giống nhau tùy thuộc vào điều kiện hưởng ưu đãi và giảm trừ thuế. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2013 cho thấy các công ty quy mô vừa điển hình của Nhật Bản và Mỹ phải chịu thuế suất tương tự nhau, cụ thể là 27,2% ở Nhật và 27,9% ở Mỹ.
Ngoài ra, cả Nhật Bản và Mỹ trong năm nay được cho là đều thu được số thuế doanh nghiệp tương đương khoảng 2% GDP, nghĩa là gánh nặng thuế đè lên vai doanh nghiệp ở hai quốc gia này không khác nhau là mấy.
Cải tổ chậm chạp
Nhiều công ty Nhật Bản vẫn nắm giữ nhiều tiền mặt trong két và nợ tương đối ít, cho thấy chìa khóa thành công của Abenomics có thể nằm ở chỗ làm sao khuyến khích họ tích cực chi tiêu.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra nhận định rằng việc giảm thuế doanh nghiệp của Nhật Bản sẽ có tác dụng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng "chưa đủ để giúp doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ về tài chính." IMF kêu gọi cần có các biện pháp mới để tăng doanh thu hoặc tiết kiệm chi phí.
Có một điều mà cả những người ủng hộ và phản đối cắt giảm thuế đều đồng tình, đó là công cuộc cải tổ hệ thống thuế doanh nghiệp của Nhật diễn ra quá chậm. Chỉ có một số ít tập đoàn lớn làm ăn có lãi là nộp thuế, còn lại phần lớn đều báo lỗ.
Chấn chỉnh hệ thống thuế để buộc các công ty nhỏ phải nộp thuế nhiều hơn có thể làm phật lòng nhiều người ủng hộ LDP. Một số nhà lập pháp bày tỏ lo ngại tại một cuộc họp hôm thứ Ba rằng LDP có thể bị xem như thiên vị các tập đoàn lớn bằng cách đánh đổi quyền lợi của doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng.
Ông Abe cũng đang xem xét một số thay đổi khác trong hệ thống thuế. Ông đã phê chuẩn đề xuất tăng thuế tiêu thụ lên 8% từ mức 5% với hiệu lực từ ngày 01/4, và đến cuối năm nay sẽ phải quyết định xem có tiếp tục tăng thuế này lên 10% trong năm tới hay không. Bên cạnh đó ở Nhật vẫn đang diễn ra nhiều cuộc thảo luận về việc thu hẹp quy mô miễn trừ thuế với hy vọng đưa thêm nhiều phụ nữ quay trở lại lực lượng lao động.
Giảm thuế doanh nghiệp, hiện đang ở mức 35%, là yêu cầu bấy lâu của các tập đoàn lớn của Nhật Bản. Họ cho rằng mình đang phải gánh chịu nghĩa vụ thuế quá cao và đó chính là động cơ để chuyển các nhà máy sản xuất ra nước ngoài, những nơi có thuế suất hấp dẫn hơn. Ông Abe tuyên bố công cuộc cải tổ chính sách thuế là một phần quan trọng của chương trình "Abenomics" nhằm hồi sinh nền kinh tế nước Nhật vốn đã trì trệ một thời gian dài.
Giảm thuế này, tăng thuế khác?
Những người hoài nghi, bao gồm cả một số thành viên trong chính phủ, lại cho rằng giảm thuế chưa chắc đã giúp hồi sinh đầu tư vì nhiều công ty lớn vẫn đang dư dả một lượng tiền nhàn rỗi đáng kể.
Một số quan chức Nhật Bản cho biết phương án cắt giảm thuế, dự kiến có hiệu lực trong năm tài chính bắt đầu từ tháng 4/2015, nằm trong chiến lược phát triển mà ông Abe sẽ ban hành trong tháng này cùng với kế hoạch tài khóa chờ chính phủ và LDP thông qua.
Chính phủ và các nhà lập pháp vẫn phải làm việc để vạch ra những nội dung cụ thể trong kế hoạch giảm thuế và những đợt tranh luận, vì thế, sẽ rất sôi nổi. Giới lãnh đạo doanh nghiệp muốn thuế suất giảm xuống dưới 30% trong vài năm tới và đích đến là 25%; trong khi số khác chỉ yêu cầu mức giảm khiêm tốn hơn.
Một câu hỏi khác được đưa ra là liệu có nên tăng các loại thuế khác để bù đắp cho phần thu nhập bị mất hay không, và nếu vậy thì tăng thuế nào. Quyết định phải được đưa ra vào tháng Mười Hai tới đây, khi chính phủ thông qua ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo.
Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản thì cho rằng việc giảm thuế sẽ có thể tự bù đắp cho chính nó nhờ tác dụng thúc đẩy đầu tư.
Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay của Nhật Bản cao hơn so với hầu hết các nước châu Âu và châu Á, mặc dù thấp hơn mức 40% của Hoa Kỳ.
Thuế suất thực tế đối với từng doanh nghiệp là không giống nhau tùy thuộc vào điều kiện hưởng ưu đãi và giảm trừ thuế. Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2013 cho thấy các công ty quy mô vừa điển hình của Nhật Bản và Mỹ phải chịu thuế suất tương tự nhau, cụ thể là 27,2% ở Nhật và 27,9% ở Mỹ.
Ngoài ra, cả Nhật Bản và Mỹ trong năm nay được cho là đều thu được số thuế doanh nghiệp tương đương khoảng 2% GDP, nghĩa là gánh nặng thuế đè lên vai doanh nghiệp ở hai quốc gia này không khác nhau là mấy.
Cải tổ chậm chạp
Nhiều công ty Nhật Bản vẫn nắm giữ nhiều tiền mặt trong két và nợ tương đối ít, cho thấy chìa khóa thành công của Abenomics có thể nằm ở chỗ làm sao khuyến khích họ tích cực chi tiêu.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra nhận định rằng việc giảm thuế doanh nghiệp của Nhật Bản sẽ có tác dụng đẩy nhanh tăng trưởng nhưng "chưa đủ để giúp doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ về tài chính." IMF kêu gọi cần có các biện pháp mới để tăng doanh thu hoặc tiết kiệm chi phí.
Có một điều mà cả những người ủng hộ và phản đối cắt giảm thuế đều đồng tình, đó là công cuộc cải tổ hệ thống thuế doanh nghiệp của Nhật diễn ra quá chậm. Chỉ có một số ít tập đoàn lớn làm ăn có lãi là nộp thuế, còn lại phần lớn đều báo lỗ.
Chấn chỉnh hệ thống thuế để buộc các công ty nhỏ phải nộp thuế nhiều hơn có thể làm phật lòng nhiều người ủng hộ LDP. Một số nhà lập pháp bày tỏ lo ngại tại một cuộc họp hôm thứ Ba rằng LDP có thể bị xem như thiên vị các tập đoàn lớn bằng cách đánh đổi quyền lợi của doanh nghiệp nhỏ và người tiêu dùng.
Ông Abe cũng đang xem xét một số thay đổi khác trong hệ thống thuế. Ông đã phê chuẩn đề xuất tăng thuế tiêu thụ lên 8% từ mức 5% với hiệu lực từ ngày 01/4, và đến cuối năm nay sẽ phải quyết định xem có tiếp tục tăng thuế này lên 10% trong năm tới hay không. Bên cạnh đó ở Nhật vẫn đang diễn ra nhiều cuộc thảo luận về việc thu hẹp quy mô miễn trừ thuế với hy vọng đưa thêm nhiều phụ nữ quay trở lại lực lượng lao động.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ