Việt - Nhật miễn thuế cho 92% hàng hóa mỗi nước
31/10/2014
Trong vòng 10 năm tới, khoảng 92% hàng hóa của hai nước Việt - Nhật sẽ được miễn thuế khi vào thị trường mỗi bên.
Ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế (VJEPA) và hiệp định thực hiện giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản theo Điều 10 của VJEPA ký tại Tokyo ngày 25/12/2008, cùng các phụ lục liên quan. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2008. Còn VJEPA là hiệp định song phương đầu tiên của Việt Nam và Nhật Bản với những cam kết sâu hơn AJCEP. Hiệp định này dự kiến có hiệu lực từ tháng 7 năm nay. Với những hiệp định này, doanh nghiệp hai nước có nhiều điều kiện thuận lợi tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.
Việt Nam có nhiều lợi thế
Nhật Bản là thị trường quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thông qua hiệp định này, môi trường pháp lý được mở rộng cho doanh nghiệp hai nước. Doanh nghiệp có cơ hội tốt trong tiếp cận thị trường hàng nông lâm thủy sản, dệt may, giày dép, hàng điện tử... Ông Lê Triệu Dũng, Trưởng phòng ASEAN, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, so với Hiệp định AJCEP, Hiệp định VJEPA có 1.766 dòng thuế và 361 dòng thuế cam kết tốt hơn. Với VJEPA, trong vòng 10 năm tới, khoảng 92% hàng hóa của hai nước Việt - Nhật sẽ được miễn thuế khi vào thị trường mỗi bên.
Việt Nam cam kết tự do hóa đối với 87,6% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Ngược lại, Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Ông Phan Thế Ruệ, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Mậu dịch tự do song phương Việt - Nhật phân tích, tỷ lệ tự do hóa Nhật Bản dành cho Việt Nam là 97% đối với hàng công nghiệp và 86% đối với sản phẩm nông nghiệp. Con số này vượt hơn các nước trong khối ASEAN. Chẳng hạn như tỷ lệ tự do hóa Nhật Bản dành cho Malaysia là 94% đối với công nghiệp và 56,4% đối với nông nghiệp. Tỷ lệ tự do hóa Nhật dành cho Philippines là 92% đối với công nghiệp và 42,6% đối với nông nghiệp...
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hiệp định, Nhật Bản sẽ có các chương trình hợp tác, hỗ trợ, như chương trình hợp tác kiểm dịch động thực vật, chương trình hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam. Nhật sẽ cho Việt Nam vay khoản vốn ODA ưu đãi để đào tạo y tá Việt Nam tại Nhật. Nhật sẽ hỗ trợ xây dựng trung tâm kiểm định tay nghề theo tiểu chuẩn Nhật để khuyến khích Việt Nam có chương trình đào tạo y tá, hộ lý sang làm việc tại Nhật...
Cơ hội cho hàng nông lâm thủy sản
Với Hiệp định VJEPA, các mặt hàng nông lâm, thủy sản Việt Nam có lợi thế. Ông Dũng cho biết, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế 83,8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm. Theo ông đây là mức cam kết cao nhất so với các cam kết dành cho các nước ASEAN. Nhật Bản loại bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại, cũng là mức cao nhất so với các nước.
Có 24 dòng thuế Nhật Bản cam kết cho Việt Nam ở mức được xem là tốt nhất như mật ong, gừng, tỏi, sầu riêng, tôm, cua, ghẹ... 23 dòng thuế trong số 30 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình không quá 10 năm khi nhập khẩu vào Nhật Bản.
Cụ thể, Nhật Bản dành cho Việt Nam hạn ngạch 100 tấn mật ong/năm và tăng dần lên 150 tấn, thuế suất trong hạn ngạch là 12,8%. Đối với hoa quả, sầu riêng xuất khẩu sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0%. Nhật sẽ xóa bỏ dần thuế quan đối với tiêu, ngô ngọt trong vòng 5-7 năm. Đồng thời sẽ cắt giảm dần thuế suất đối với các mặt hàng chè và cà phê xuống mức 0% trong vòng 15 năm... Đối với thủy sản, tôm Việt Nam được hưởng thuế 0% khi hiệp định có hiệu lực; mực, bạch tuộc cũng ở mức này sau 5 năm.
Hiện có một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản như thủy sản, đồ gỗ, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ... Theo ông Đào Trần Nhân, Phó vụ trưởng, phụ trách Vụ Châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), trong thời gian tới, một số mặt hàng mà Nhật Bản sẽ có nhu cầu lớn như thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ thịt lợn, rau quả tươi, hoa tươi, hàng cơ khí gia dụng, nhựa gia dụng,... Ông Nhân cho rằng, bên cạnh tiềm năng và triển vọng, có một số khó khăn khi tiếp cận thị trường này mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp như doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin thị trường Nhật cũng như kinh nghiệm làm ăn với các doanh nghiệp Nhật. Tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau là yếu tố quyết định thành công trong quan hệ với công ty Nhật. Các công ty Nhật thường tìm hiểu kỹ đối tác trước khi quyết định làm ăn. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng như giới thiệu công ty, sản phẩm, mẫu mã, bảng giá, khả năng cung cấp...
Thứ hai, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng nông sản. Nhật Bản đang thắt chặt các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật. Người tiêu dùng Nhật cũng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý xu hướng thị hiếu của ngừơi tiêu dùng Nhật. Hiện nay, Vụ Châu Á -Thái Bình Dương, Thương vụ Việt Nam tại Tokyo, chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka là một kênh hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và tiếp xúc với nhà nhập khẩu Nhật Bản.
Ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế (VJEPA) và hiệp định thực hiện giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản theo Điều 10 của VJEPA ký tại Tokyo ngày 25/12/2008, cùng các phụ lục liên quan. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2008. Còn VJEPA là hiệp định song phương đầu tiên của Việt Nam và Nhật Bản với những cam kết sâu hơn AJCEP. Hiệp định này dự kiến có hiệu lực từ tháng 7 năm nay. Với những hiệp định này, doanh nghiệp hai nước có nhiều điều kiện thuận lợi tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.
Việt Nam có nhiều lợi thế
Nhật Bản là thị trường quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thông qua hiệp định này, môi trường pháp lý được mở rộng cho doanh nghiệp hai nước. Doanh nghiệp có cơ hội tốt trong tiếp cận thị trường hàng nông lâm thủy sản, dệt may, giày dép, hàng điện tử... Ông Lê Triệu Dũng, Trưởng phòng ASEAN, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, so với Hiệp định AJCEP, Hiệp định VJEPA có 1.766 dòng thuế và 361 dòng thuế cam kết tốt hơn. Với VJEPA, trong vòng 10 năm tới, khoảng 92% hàng hóa của hai nước Việt - Nhật sẽ được miễn thuế khi vào thị trường mỗi bên.
Việt Nam cam kết tự do hóa đối với 87,6% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Ngược lại, Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Ông Phan Thế Ruệ, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Mậu dịch tự do song phương Việt - Nhật phân tích, tỷ lệ tự do hóa Nhật Bản dành cho Việt Nam là 97% đối với hàng công nghiệp và 86% đối với sản phẩm nông nghiệp. Con số này vượt hơn các nước trong khối ASEAN. Chẳng hạn như tỷ lệ tự do hóa Nhật Bản dành cho Malaysia là 94% đối với công nghiệp và 56,4% đối với nông nghiệp. Tỷ lệ tự do hóa Nhật dành cho Philippines là 92% đối với công nghiệp và 42,6% đối với nông nghiệp...
Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hiệp định, Nhật Bản sẽ có các chương trình hợp tác, hỗ trợ, như chương trình hợp tác kiểm dịch động thực vật, chương trình hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam. Nhật sẽ cho Việt Nam vay khoản vốn ODA ưu đãi để đào tạo y tá Việt Nam tại Nhật. Nhật sẽ hỗ trợ xây dựng trung tâm kiểm định tay nghề theo tiểu chuẩn Nhật để khuyến khích Việt Nam có chương trình đào tạo y tá, hộ lý sang làm việc tại Nhật...
Cơ hội cho hàng nông lâm thủy sản
Với Hiệp định VJEPA, các mặt hàng nông lâm, thủy sản Việt Nam có lợi thế. Ông Dũng cho biết, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế 83,8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm. Theo ông đây là mức cam kết cao nhất so với các cam kết dành cho các nước ASEAN. Nhật Bản loại bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại, cũng là mức cao nhất so với các nước.
Có 24 dòng thuế Nhật Bản cam kết cho Việt Nam ở mức được xem là tốt nhất như mật ong, gừng, tỏi, sầu riêng, tôm, cua, ghẹ... 23 dòng thuế trong số 30 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình không quá 10 năm khi nhập khẩu vào Nhật Bản.
Cụ thể, Nhật Bản dành cho Việt Nam hạn ngạch 100 tấn mật ong/năm và tăng dần lên 150 tấn, thuế suất trong hạn ngạch là 12,8%. Đối với hoa quả, sầu riêng xuất khẩu sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0%. Nhật sẽ xóa bỏ dần thuế quan đối với tiêu, ngô ngọt trong vòng 5-7 năm. Đồng thời sẽ cắt giảm dần thuế suất đối với các mặt hàng chè và cà phê xuống mức 0% trong vòng 15 năm... Đối với thủy sản, tôm Việt Nam được hưởng thuế 0% khi hiệp định có hiệu lực; mực, bạch tuộc cũng ở mức này sau 5 năm.
Hiện có một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản như thủy sản, đồ gỗ, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ... Theo ông Đào Trần Nhân, Phó vụ trưởng, phụ trách Vụ Châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), trong thời gian tới, một số mặt hàng mà Nhật Bản sẽ có nhu cầu lớn như thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ thịt lợn, rau quả tươi, hoa tươi, hàng cơ khí gia dụng, nhựa gia dụng,... Ông Nhân cho rằng, bên cạnh tiềm năng và triển vọng, có một số khó khăn khi tiếp cận thị trường này mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp như doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin thị trường Nhật cũng như kinh nghiệm làm ăn với các doanh nghiệp Nhật. Tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau là yếu tố quyết định thành công trong quan hệ với công ty Nhật. Các công ty Nhật thường tìm hiểu kỹ đối tác trước khi quyết định làm ăn. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng như giới thiệu công ty, sản phẩm, mẫu mã, bảng giá, khả năng cung cấp...
Thứ hai, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng nông sản. Nhật Bản đang thắt chặt các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật. Người tiêu dùng Nhật cũng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý xu hướng thị hiếu của ngừơi tiêu dùng Nhật. Hiện nay, Vụ Châu Á -Thái Bình Dương, Thương vụ Việt Nam tại Tokyo, chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka là một kênh hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và tiếp xúc với nhà nhập khẩu Nhật Bản.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ