Nhật Bản có thể trụ vững trước đợt tăng thuế giá trị gia tăng ngày 1/4?
31/10/2014
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiến hành tăng thuế giá trị gia tăng để giải quyết gánh nặng nợ công và tăng cường chính sách phục hồi tiền tệ.
Nobuyuki Hirano, chủ tịch của Hiệp hội ngân hàng Nhật Bản, cho biết, ông Abe đã bắt tay vào tiến hành nới lỏng tiền tệ và chi tiêu tài chính chưa từng có 1 năm trước trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kết thúc 15 năm giảm phát. Theo khảo sát của Bloomberg, các chuyên gia dự đoán, chính sách tăng thuế giá trị gia tăng lên 8% có thể sẽ đẩy Nhật Bản vào suy thoái kinh tế trầm trọng nhất kể từ trận động đất vào tháng 3/2011.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ phân bổ chi tiêu để giúp đất nước vượt qua ảnh hưởng từ việc tăng thuế. Đồng thời, Ngân hàng Nhật Bản cũng đánh tín hiệu sẵn sàng đẩy mạnh nới lỏng chính sách nếu cần thiết. Ông Hirano phát biểu: “Chính sách Abenomics phải đối mặt với nguy cơ là làm sao có thể giúp nền kinh tế vượt qua được suy thoái sau đợt tăng thuế giá trị gia tăng này. Tuy nhiên, vẫn có khả năng, Nhật Bản sẽ có thể trụ vững”.
Theo ước tính trung bình của các chuyên gia kinh tế, GDP sẽ giảm 3,5% trong quý 2/2014, kết thúc 6 quý tăng trưởng liên tiếp. Chính phủ đã thông qua gói ngân sách bổ sung trị giá 5,5 nghìn tỷ yên (tương đương với 53 tỷ USD) trong tháng 12 để bù đắp tác động của đợt tăng thuế cao này. Ông Hirano cho rằng, tình trạng suy thoái này sẽ chỉ tạm thời và không có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các ngân hàng vì nhu cầu về nợ sẽ tiếp tục tăng.
Ông nói: “Nhu cầu tín dụng của nhiều lĩnh vực ngày càng tăng và tôi hy vọng xu hướng này sẽ duy trì đến hết năm tài chính 2015”. Theo số liệu của Ngân hàng Nhật Bản, số nợ tại các ngân hàng lớn trong tháng 2 đã tăng 15 tháng liên tiếp. Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy, niềm tin của các hãng sản xuất lớn tại nước này đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2007. Tháng trước, các công ty lớn như Toyota, Lawson đã đồng ý tăng lương cơ bản sau khi ông Abe kêu gọi các doanh nghiệp tăng lương nhằm giúp kinh tế tăng trưởng bền vững
Nobuyuki Hirano, chủ tịch của Hiệp hội ngân hàng Nhật Bản, cho biết, ông Abe đã bắt tay vào tiến hành nới lỏng tiền tệ và chi tiêu tài chính chưa từng có 1 năm trước trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kết thúc 15 năm giảm phát. Theo khảo sát của Bloomberg, các chuyên gia dự đoán, chính sách tăng thuế giá trị gia tăng lên 8% có thể sẽ đẩy Nhật Bản vào suy thoái kinh tế trầm trọng nhất kể từ trận động đất vào tháng 3/2011.
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ phân bổ chi tiêu để giúp đất nước vượt qua ảnh hưởng từ việc tăng thuế. Đồng thời, Ngân hàng Nhật Bản cũng đánh tín hiệu sẵn sàng đẩy mạnh nới lỏng chính sách nếu cần thiết. Ông Hirano phát biểu: “Chính sách Abenomics phải đối mặt với nguy cơ là làm sao có thể giúp nền kinh tế vượt qua được suy thoái sau đợt tăng thuế giá trị gia tăng này. Tuy nhiên, vẫn có khả năng, Nhật Bản sẽ có thể trụ vững”.
Theo ước tính trung bình của các chuyên gia kinh tế, GDP sẽ giảm 3,5% trong quý 2/2014, kết thúc 6 quý tăng trưởng liên tiếp. Chính phủ đã thông qua gói ngân sách bổ sung trị giá 5,5 nghìn tỷ yên (tương đương với 53 tỷ USD) trong tháng 12 để bù đắp tác động của đợt tăng thuế cao này. Ông Hirano cho rằng, tình trạng suy thoái này sẽ chỉ tạm thời và không có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của các ngân hàng vì nhu cầu về nợ sẽ tiếp tục tăng.
Ông nói: “Nhu cầu tín dụng của nhiều lĩnh vực ngày càng tăng và tôi hy vọng xu hướng này sẽ duy trì đến hết năm tài chính 2015”. Theo số liệu của Ngân hàng Nhật Bản, số nợ tại các ngân hàng lớn trong tháng 2 đã tăng 15 tháng liên tiếp. Ngoài ra, số liệu cũng cho thấy, niềm tin của các hãng sản xuất lớn tại nước này đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2007. Tháng trước, các công ty lớn như Toyota, Lawson đã đồng ý tăng lương cơ bản sau khi ông Abe kêu gọi các doanh nghiệp tăng lương nhằm giúp kinh tế tăng trưởng bền vững
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ