Ngành nông nghiệp công nhận sản phẩm biến đổi gene từ áp lực mỗi năm Việt Nam nhập khẩu hàng triệu tấn ngô.
31/10/2014
Theo Hội đồng An toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã kết luận sản phẩm ngô biến đổi gene an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học.
Song có lẽ quan trọng hơn cả vẫn là sức ép từ số liệu nhập khẩu ngô mỗi năm. Cụ thể báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong sáu tháng đầu năm 2014, so với cùng kỳ năm trước, khối lượng bắp nhập khẩu tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị; khối lượng nhập khẩu đậu nành (đậu tương) tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị. Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), với đà này, nhiều khả năng đến hết năm nay, nước ta sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô (tức chiếm 2/3 nhu cầu), tức sẽ mất khoảng hơn 1 tỷ USD. Và Theo dự báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), với đà này, nhiều khả năng đến hết năm nay, nước ta sẽ nhập khẩu đến trên 4,5 triệu tấn ngô (tức chiếm 2/3 nhu cầu), và sẽ mất khoảng hơn 1 tỷ USD.
Cho rằng cây ngô biến đổi gene có khả năng tự kháng sâu bệnh, cỏ dại, chịu hạn, chịu lạnh, chịu mặn, giàu dưỡng chất… năng suất lại cao hơn 10-20% so với các giống bắp truyền thống nên Bộ NN&PTNT đang kỳ vọng vào loài cây này.
Trong khi đó giới chuyên môn chưa hẳn đồng tình với loài cây này không đơn giản chỉ vì sự an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường mà hơn thế là sự phụ thuộc giống cây.
Theo giới chuyên môn cây trồng BĐG đều là sản phẩm của các công ty đa quốc gia chứ không phải từ các đơn vị trong nước nên có thể việc phổ biến cây trồng BĐG chỉ làm lợi cho doanh nghiệp nước ngoài.
Trong khi đó việc thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp lại đang được xem là yếu khi người nông dân trồng lúa bán giá rẻ, bỏ ruộng và không ít nơi hoa quả trồng không bán được và đem cho trâu bò ăn.
Điều này còn trái ngược hơn trong khi việc xuất khẩu gạo Việt Nam luôn đứng trong top giá rẻ thì việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi lại phải chịu giá đắt.
TS Lê Bá Lịch, Hiệp hội thức ăn gia súc từng chia sẻ rằng, mỗi năm Việt Nam đang nhập khoảng 2 triệu tấn thức ăn gia súc mất khoảng 550 triệu đô. Trong khi đó với ngô hoàn toàn có thể sản xuất được trong nước. Gạo thì xuất giá rẻ nhưng trong nước thì phải nhập thức ăn. Tại sao lại không cơ cấu lại?.
Trong khi đó với cây trồng biến đổi gene thì TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cho rằng: việc khảo nghiệm được tiến hành trong ba năm (2010-2012) với một số chỉ tiêu cơ bản trên đồng ruộng nên không thể giải quyết và trả lời được hết mọi nguy cơ rủi ro có thể xảy ra với môi trường sinh thái và sức khỏe con người.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ