Trước quyết định chính thức của Liên minh châu Âu (EU) kéo dài thêm 15 tháng thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu của VN. giới ủng hộ thương mại tự do trong nước và quốc tế lên tiếng phẫn nộ, một quyết đinh khiến người dân cảm thấy bất bình.
VN không bán phá giá
Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, tổng mức nhập khẩu thấp chỉ trên dưới 10%, nên không có khả năng bán phá gia để cạnh tranh hay đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất trong EU thông qua bán phá giá.
Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với VN nhưng Ủy ban châu Âu vẫn sử dụng Brazil làm nước thay thế trong việc tính toán biên độ phá giá cho VN, mặc dù Ủy ban châu Âu từng thừa nhận những yếu tố khác biệt này, nhưng họ vẫn sử dụng Brazil thay vì chọn Thái Lan hay Indonesia…
Bộ ngoại giao lên tiếng: đó là một quyết định khiến người dân phẫn nộ, bất bình, nó không những không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng này tại VN,mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, việc làm của lao động VN, phần lớn là phụ nữ.
Mang tính chính trị, Xã hội
Ông Bạch Văn Mừng - cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) - phân tích: “Đây là quyết định mang tính chính trị, không gắn với bản chất kỹ thuật của vụ việc có hay không có bán phá giá”.Vì quyết định trên được thúc đẩy bởi lợi ích cục bộ và một vài nhóm nhà sản xuất trong EU “Nó đi ngược lại các cam kết quốc tế trong việc mở rộng và tạo điều kiện thương mại quốc tế phát triển thuận lợi”
Anh là nước phụ thuộc vào dòng chảy thương mại tự do để tiếp tục phát triển đất nước. Chúng tôi tin rằng thương mại tự do và công bằng là phần quan trọng nhằm đảm bảo thành công phát triển của VN, thậm chí về dài hạn còn quan trọng hơn ODA” - ông phân tích. Đại sứ Anh Mark Kent cho biết Anh đã cố gắng đạt đủ số phiếu để chống lại quyết định đó nhưng không thành công và Anh rất thất vọng trước quyết định trên. “Chúng tôi tin rằng cách thoát khỏi suy thoái toàn cầu hiện nay là thông qua thương mại tự do chứ không phải bảo hộ. Tương tự VN,
VN là đất nước có nguồn nhân lực rồi dào, sản xuất chi phí thấp, do đó VN có thể sản xuất giày rẻ hơn và hiệu quả hơn châu Âu, Trên thực tế, các công ty giày dép châu Âu, kể cả của Anh, đã xây dựng cơ sở sản xuất của họ ở VN chính vì lý do ấy. Thay vì họ nên mua giầy của VN sản xuất chứ không nên gây khó dễ cho VN như thế.
Trong tình huống chống bán phá giá, không có ai là người thật sự thắng cuộc” - đại sứ Phần Lan tại VN Pekka Hyvönen giải thích. Ông cho hay việc tăng cường minh bạch về thủ tục và cơ chế là cách hữu hiệu nhằm tránh hiểu lầm và nhận thức sai. Phần Lan cũng khẳng định quan điểm coi tự do hóa thương mại là cách tốt nhất để tiến hành giao thương và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng