Rào cản thương mại
Việt Nam: Phá vỡ những rào cản để giao thương
02/06/2015
Bản báo cáo cho thấy, Việt Nam đang cố gắng phát triển để thoát đói nghèo, và thương mại là tấm vé giúp Việt Nam rút ra khỏi danh sách các quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Đã có thời gian khổ sở với nạn đói, nhưng giờ đây Việt Nam hiện là một nước xuất khẩu ròng về lương thực và là quốc gia định giá cho nhiều loại nông sản trên thị trường toàn cầu, từ mặt hàng gạo đến cà phê.
 
Ngay cả trong lĩnh vực sản xuất, Việt Nam cũng đang giành được thị phần toàn cầu, với nhãn mác gắn tên “Sản xuất tại Việt Nam” (“Made in Vietnam”) ngày càng phổ biến ở các trung tâm mua sắm trên toàn cầu. Việt Nam đã thực sự trở thành một trong những nền kinh tế chú trọng về thương mại nhất trên thế giới, với kim ngạch xuất khẩu chiếm 77% GDP vào năm 2013, tăng từ mức 46% vào năm 2001.
Tất cả điều này có được là nhờ vào tự do hoá thương mại kể từ đầu những năm 1990 đã giúp loại bỏ các rào cản, cả thuế quan và phi thuế quan. Việt Nam tham gia các buổi đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một khối thương mại có thể đại diện cho 40% GDP thế giới. Nếu đàm phán hiệp định thành công, xuất khẩu hàng hoá sản xuất của Việt Nam đến năm 2025 có thể sẽ tăng trưởng hai con số. Chính phủ cũng đang đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)  giữa Việt Nam và châu Âu mà kết quả có thể sẽ giảm thuế đối với mặt hàng may mặc.
Nhưng chiến lược hiện tại của Việt Nam phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực lao động không bền vững. Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ giảm dần trong khi tiền lương lao động chắc chắn sẽ tăng lên. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đa phần vẫn là nguyên vật liệu thô và các mặt hàng sản xuất có giá trị gia tăng thấp. Chính vì vậy, nhân tố đóng vai trò thay đổi đối với năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam là phải giải quyết với những kẻ thù từ bên trong: cơ sở hạ tầng cho dịch vụ logistics còn nghèo nàn, quản trị chuỗi cưng ứng kém và các thủ tục thương mại rườm rà.
Những hoạt động cải thiện đang được xúc tiến đối với các hành lang vận chuyển, thủ tục hải quan, chuỗi cung ứng cho sản xuất và nông nghiệp sẽ giúp Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến và hàng hoá sản xuất, giúp những mặt hàng này có thêm năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Phá bỏ những rào cản
 
Việt Nam đang đi đúng hướng. Đất đai màu mỡ tạo ra một môi trường tự nhiên cho các loại cây trồng như gạo, cà phê và tiêu đen được phát triển. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng dầu lớn thứ ba ở châu Á - Thái Bình Dương và còn có nhiều tài nguyên thiên nhiên khác chưa được khai thác. Thêm vào đó còn có nguồn dân số trẻ, có tri thức và chủ yếu là những nông dân mong muốn được cải thiện tiêu chuẩn sống của họ. Việt Nam còn được định trước sẽ là một quốc gia nổi trội về mặt thương mại khi sở hữu một bờ biển dài kết nối thị trường nội địa với những phần còn lại của thế giới và đường biên giới tiếp giáp với những thị trường lớn như Trung Quốc.
 
 
Để tận dụng nguồn tài sản tự nhiên, Việt Nam đã theo đuổi một chính sách tự do hoá thương mại để giảm bớt những rào cản cả thuế quan và phi thuế quan. Điều này giúp sản phẩm của Việt Nam đạt được thị phần toàn cầu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 77% GDP trong năm 2013 tăng từ mức 46% trong năm 2001.
Những nỗ lực tự do hoá thương mại quan trọng của Việt Nam kể từ đầu những năm 1990 bao gồm những mốc thời gian quan trọng sau: Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995. ASEAN hiện nay bao gồm Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Miến Điện, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam; Hiệp định thương mại song phương với Mỹ bắt đầu vào năm 2001 sau đó đã biến đổi Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; Những nỗ lực hội nhập khu vực bao gồm Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (FTA) với các nước Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và New Zealand; Những cuộc đàm phán thoả thuận thương mại đang diễn ra như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) với mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư trong khu vực, Hiệp định TPP sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới, Hiệp định FTA Việt Nam – EU sẽ giúp giảm thuế cho một số mặt hàng xuất khẩu quan trong như dệt may.
 
Các nước láng giềng trước tiên
 
Mục tiêu đầu tiên là hội nhập thương mại và kinh tế khu vực. Trong năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy của cộng đồng ASEAN và trong năm 1996, Việt Nam đã tham gia hệ thống thương mại ưu đãi cho hàng hoá trong các nước thành viên ASEAN thông qua Chương trình Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariffs - CEPT). Chương trình CEPT này kết hợp chặc chẽ với Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (Free Trade Area - FTA).
 
Kết quả cho việc sáp nhập chương trình CEPT và hiệp định ASEAN FTA (mà sau đó trở thành Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN –  ATIGA (ASEAN Trade in Goods Agreement) trong năm 2010 để tập hợp tất cả những sáng kiến hiện có của ASEAN), mức thuế suất trung bình đã giảm còn dưới 5%.
 
Trong năm 1995, các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam là ASEAN, Nhật Bản và châu Âu. Hiệp định FTA với các nước ASEAN đã góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của hoạt động thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2012, ASEAN là một trong những đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.
 
 
Hội nhập kinh tế và thương mại khu vực dự kiến sẽ tăng trong những năm tới. Trong năm 2010, khối ASEAN đã hình thành Hiệp định FTA với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc/New Zealand và Ấn Độ. Các hiệp định FTA với các nước ASEAN cùng với những hiệp định FTA trong khu vực đã giúp cho hoạt động đầu tư tăng trưởng dễ dàng hơn khi các nhà đầu tư châu Á thực hiện nhiều hoạt động đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ giúp hoạt động thương mại và đầu tư ở Đông Nam Á dễ dàng thêm. Việt Nam được cam kết loại bỏ thuế suất trong hoạt động giao thương với các đối tác ASEAN đến năm 2015. Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN – ATIGA cũng sẽ bao gồm những điều khoản đã loại bỏ bớt những rào cản phi thuế quan cũng như những quy định và hạn ngạch về thuế. Ví dụ, Hiệp định ATIGA bao gồm các công tác tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại như các thủ tục thuế quan, quy định về giao thương, những chuẩn mực và cơ cấu thuế một cửa ASEAN (ASEAN Single Window).
 
Theo Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), một vài hoạt động tự do hoá dịch vụ cũng được kỳ vọng sẽ hoàn thành đến năm 2015. Điều lưu ý ở đây là Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ASEAN Comprehensive Investment Agreement - ACIA) với mục tiêu nhằm hợp lý hoá các điều khoản văn bản thống nhất vào tự do hoá đầu tư. Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia đang chuẩn bị tốt nhất cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vì đây là những nền kinh tế chú trọng về thương mại.
 
Trong các nước ASEAN, Việt Nam xuất khẩu đa phần các loại hàng hoá cơ bản. Hơn 1/3 xăng dầu của Việt Nam và 1/5 lương thực của Việt Nam được xuất khẩu đến các nước Đông Nam Á.
 
Tiếp theo là Mỹ…        
 
Cùng với việc xúc tiến hội nhập thương mại khu vực, Việt Nam cũng tham gia một vài hiệp định thương mại song phương. Mục tiêu là nhằm thiết lập nguyên tắc tối huệ quốc (Most-Favoured- Nation - MFN) giữa các quốc gia. Hiệp định song phương đáng quan tâm nhất đã bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12/2001 với Mỹ. Kết quả là các mức thuế suất trung bình đã giảm xuống dưới 3% từ mức 40%. Động thái này đã giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Mỹ.
 
Đến năm 2012, Mỹ (cùng với châu Âu) trở thành nước nhập khẩu lớn nhất các mặt hàng của Việt Nam, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu – một sự khác biệt lớn so với năm 1995 khi mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ còm cỏi khoảng 3% trên tổng số.
 
 
Cùng với những rào cản về thuế suất, Việt Nam đã đồng ý mở cửa một vài lĩnh vực dịch vụ bao gồm ngân hàng, bảo hiểm và truyền thông cũng như đẩy mạnh hoạt động đầu tư. Về phía Việt Nam, các mức thuế suất đã được cắt giảm đối với 250 mặt hàng, đa phần là các mặt hàng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Và rồi đến thế giới
 
Kể từ khi áp dụng những cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980 và mở cửa đối với hoạt động kinh doanh vào năm 1990, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng mục tiêu trở thành một phần của hệ thông giao thương đa phương. Vào tháng 1/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Việt Nam rất quan tâm đến cơ chế của WTO nhằm chống lại chế độ bảo về nền công nghiệp trong nước và giải quyết những vấn đề thương mại.
 
Việt Nam có liên quan đến hai trường hợp về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp của WTO (WTO Dispute Settlement Mechanism) với vai trò là người thưa kiện. Cả hai trường hợp đều liên quan đến các biện pháp chống phá giá của Mỹ về một số loại tôm được xuất khẩu từ Việt Nam (DS404, DS404) trong đó Ban hội thẩm WTO phá hiện những tính toán của Phòng Thương mại Mỹ về biên độ phá giá không phù hợp với các quy định của Hiệp định Chống bán phá giá của WTO và Điều VI:2 của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994.
 
 
Việt Nam tuân theo những hiệp định quan trọng của WTO như Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (Agreements on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights and Technical Barriers to Trade) trước khi Việt Nam gia nhập vào WTO.
 
Hiệp định về Các biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (Trade Related Investment Measures - TRIMs) cũng được giới thiệu bằng việc loại bỏ các chương trình liên kết ưu đãi với địa phương và trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp. Việt Nam đang cố gắng để cải thiện các tổ chức của mình để được công nhận là nền kinh tế thị trường, một vị thế đã được gần 40 quốc gia và tổ chức thừa nhận trong đó có bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Úc.
 
Bước kế tiếp - Hiệp định FTA với châu Âu
 
Châu Âu với 27 thành viên là một thị trường hợp nhất lớn nhất thế giới và là một đối tác nhập khẩu quan trọng đối với hàng hoá Việt Nam. Kể từ tháng 6.2012, Việt Nam và châu Âu đã bắt đầu đàm phán một hiệp định không chỉ đem lại việc mở cửa tiếp cận thị trường mà còn bao gồm những vấn đề về phi thuế quan như đầu tư, cạnh tranh và môi trường.
 
Trong khi hiệp định FTA với châu Âu dự kiến sẽ giảm và loại bỏ các mức thuế suất của châu Âu cũng như làm giảm những rào cản phi thuế suất, điểm quan trọng đối với Việt Nam là việc sử dụng các công cụ thương mại của châu Âu như chống phá giá, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary - SPS) và Các rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade - TBT).
 
Ví dụ, Hiệp định FTA có thể không có những ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu nếu như châu Âu áp dụng những yêu cầu khắt khe hơn đối với Việt Nam trong những lĩnh vực bán phá giá hay trợ cấp ưu đãi. Chính vì vậy, điều quan trọng là Việt Nam cần đàm phán để được công nhận là một nền kinh tế thị trường hoặc ít nhất là khung thời gian xác định để được công nhận như vậy.
 
Nếu các cuộc đàm phán thành công, cả hai bên dự kiến sẽ đạt được nhiều kết quả quan trọng từ thương mại. Xuất khẩu đến thị trường châu Âu chiếm 18% tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam. Những rào cản thương mại được bãi bỏ có thể giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh và sử dụng hiệu quả những nguồn lực dồi dào bao gồm nguồn lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ. Trong khi đó, châu Âu  có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng điện tử chất lượng cao và các loại máy móc bằng cách củng cố hoạt động tiếp cận thị trường nội địa đang rất phát triển tại Việt Nam, thu lợi từ nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hoá tiêu dùng được sản xuất từ nước ngoài và các sản phẩm về vốn.
 
Mặt hàng dệt và may mặc là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của Việt Nam và giá trị xuất khẩu sang thị trường châu Âu chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Châu Âu hiện áp dụng mức thuế 12% lên mặt hàng quần áo và vải vóc của Việt Nam. Trong khi châu Âu và Mỹ là những khách hàng quan trọng của Việt Nam, xuất khẩu hàng may mặc đến những thị trường này phải đối mặt với nhiều hạn chế hơn so với Nhật và những thị trường khác. Điều này buộc các nhà sản xuất Việt Nam phải đa dạng hoá. Hiệp định FTA sẽ giảm các mức thuế suất và theo như nghiên cứu của WTO, hiệp định sẽ có thể tăng tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu ở những mặt hàng áo vest nam nữ, áo khoác và áo dệt kim lên hơn 20%.
 
Giày dép cũng là mặt hàng chủ lực khác ở Việt Nam chiếm 6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ở châu Âu, Việt Nam là nước xuất khẩu quan trọng đứng thứ nhì sau Trung Quốc. Hầu hết các mặt hàng giày dép xuất khẩu là sản phẩm chất lượng cao được sản xuất cho các nhãn hàng của Mỹ và châu Âu. Trong năm 2005, châu Âu đã áp dụng các mức thuế chống phá giá đối với Việt Nam. Mức thuế suất trung bình cho giày dép nhập khẩu từ Việt Nam là 12,4%. Thuế suất cho giày dép da nhập khẩu là 17% đã bao gồm chống phá giá. Mức thuế suất chống phá giá đã hết hiệu lực vào tháng 4/2011. Trong suốt quá trình này, Việt Nam đã đánh mất thị phần và chuyển hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
 
Vòng đàm phán thứ bảy của Hiệp định FTA Việt Nam và châu Âu đã kết thúc vào tháng 3/2014. Hiệp định FTA với châu Âu sớm nhất được kỳ vọng sẽ thông qua vào cuối năm 2014.
 
Giải thưởng lớn: Hiệp định TPP
 
Việt Nam chính thức trở thành một thành viên của Hiệp định TPP vào tháng 11/2010. Hiệp định TPP hiện tại có 12 thành viên. Việt Nam có thể là quốc gia chiến thắng lớn nhất trong đàm phán TPP12 bởi nguyên nhân chính là Việt Nam chưa ký kết hiệp định FTA với Mỹ. Ngoại trừ Brunei, Malaysia, Nhật Bản và New Zealand, tất cả những quốc gia khác trong TPP12 đều đã ký kết hiệp định FTA với Mỹ và đã được hưởng các mức thuế suất song phương thấp.
 
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đối mặt với mức thuế suất nhập khẩu tương đối cao của Mỹ từ mức 4,5% đến 14% cho hàng may mặc và 10,4% đối với hàng giày dép. Một khi được áp dụng, Hiệp định TPP sẽ giảm các mức thuế nhập khẩu của Mỹ đối với các sản phẩm của Việt Nam, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của quốc gia. Nhưng để đạt được lợi ích này, Việt Nam phải vược qua một vài vấn đền về phi thuế quan quan trọng.
 
Các nhà đàm phán cho Hiệp định TPP đã gặp nhau tại TPHCM vào ngày 12/5/2014. Mục tiêu của cuộc gặp này là nhằm đạt được thoả thuận đúng như lịch trình cho cuộc gặp cấp bộ trưởng về Hiệp định TPP trong ngày 19 - 20/5/2014. Vòng đàm phán mới nhất sẽ diễn ra sau khi Nhật và Mỹ - hai nền kinh tế lớn nhất trong hiệp định TPP có các cuộc đối thoại với nhau, đạt được một số tiến bộ trong việc giải quyết những vấn đề song phương sau khi Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Barrak Obama gặp nhau vào tháng 4 vừa qua.
 
Nếu như Hiệp định TPP thành công, xuất khẩu dệt may, quần áo và giày dép của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể). Thoả thuận này có thể tăng thu nhập quốc dân của Việt Nam (GDP + thu nhập nhận được từ nước ngoài) thêm 2% so với mức trung bình trong năm 2015 và tăng khoảng 10% đến năm 2020.
 
Mở cửa
Hiệp định TPP và FTA với châu Âu sẽ gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường bên ngoài cho Việt Nam nhưng những thách thức trong nước đối với sản xuất hiệu quả vẫn còn.
 
Vận chuyển và hậu cần tốt hơn, thủ tục giao thương dễ dàng hơn và chuỗi cung ứng được tạo điều kiện thuận lợi sẽ giúp Việt Nam giảm bớt chi phí xuất khẩu và nắm bắt được nhiều giá trị hơn.
 
Với những rào cản chủ quan và khách quan đang ngày càng giảm dần trong tương lai, Việt Nam sẽ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu với những sản phẩm ngày có chất lượng cao hơn.
 
 
Việt Nam có năng lực cạnh tranh trong ngành nông nghiệp và ngành sản xuất tập trung nhiều lao động chủ yếu nhờ vào dân số đa phần ở khu vực nông thôn. Những nỗ lực tự do hoá thương mại như hiệp định TPP và hiệp định FTA với châu Âu sẽ giúp hoạt động xuất khẩu và đầu tư dễ dàng hơn bằng cách tận dụng những cơ hội tiếp cận thị trường ngày càng tăng. Với những thuận lợi đó, nhiều hàng hoá của Việt Nam dự kiến sẽ được xuất khẩu đến nhiều nước trên toàn cầu. Những tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giới hạn mà đáng lẽ ra xuất khẩu tăng tốc đạt được do bộ máy kinh tế Việt Nam hiện tại chỉ đang sử dụng hai trục quay là lao động và đất đai.
Xuất khẩu đã khởi đầu từ cơ sở thấp trong quá trình phát triển. Ví dụ, xuất khẩu của Việt Nam vẫn chỉ cao hơn một nửa giá trị xuất khẩu của Thái Lan (132,2 tỷ USD so với 225,4 tỷ USD trong năm 2013). Trong khi cả hai nền kinh tế đều xuất khẩu nông sản và hàng hoá sản xuất trên toàn cầu. Thái Lan tập trung vào những mặt hàng nông sản đã qua chế biến và có giá trị cao hơn cũng như những sản phẩm xuất khẩu tích hợp hơn.
GDP trên đầu người của Thái Lan đạt 5.600 USD trong năm 2013 vượt xa con số 1.900 USD của Việt Nam. Điều này có nghĩa rằng ở tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện tại mà tăng trưởng xuất khẩu có liên quan đến đầu tư nước ngoài bị kiềm hãm bởi nhu cầu nội địa thấp, GDP trên đầu người chỉ tăng rất ít.
 
Ngành xuất khẩu của Việt Nam bị mắc kẹt ở chuỗi giá trị thấp hơn với những sản phẩm xuất khẩu là gạo, cà phê Robusta, dầu thô, dệt may hay phụ tùng điện tử. Các sản phẩm nông nghiệp cũng đa phần là những sản phẩm thô hơn là những mặt hàng đã qua chế biến buộc những người nông dân phải cạnh tranh về số lượng. Những mặt hàng sản xuất thì chủ yếu tận dụng nguồn lao động ít có sự đầu tư địa phương. Quá trình vận chuyển, thủ tục thương mại cồng kềnh và tổ chức chuỗi cung ứng không hiệu quả là những lý do chính khiến Việt Nam bị mắc kẹt ở những sản phẩm giá trị thấp.
 
Với tỷ lệ tăng trưởng dân số lao động dự kiến sẽ giảm trong hai thập niên tới và những cánh đồng canh tác nông nghiệp sẽ dần biến mất theo thời gian, không đề cập đến việc cạnh tranh ngày càng tăng trong khu vực, chiến lược phổ biến không có bền vững trong một giai đoạn dài. Chính vì vậy, Việt Nam đang chuẩn bị đưa nền kinh tế của mình tiến lên với chuỗi giá trị cao hơn.
Theo dddn.com.vn
Ý kiến bạn đọc