Việt Nam và Lào xóa bỏ thuế quan cho hơn 95% mặt hàng
30/09/2015
Hiệp định Thương mại mới giữa hai nước gồm 6 Chương, 16 Điều sẽ có hiệu lực chính thức khi hoàn tất việc trao đổi công hàm ngoại giao giữa các Bên xác nhận rằng mỗi Bên đã hoàn thành các thủ tục nội bộ cần thiết cho việc hiệu lực của Hiệp định.
Với Hiệp định này, Việt Nam và Lào xóa bỏ thuế quan cho hơn 95% mặt hàng có xuất xứ từ hai nước. Ngoài ra, hai Bên thống nhất các ưu đãi thuế nhập khẩu mà Việt Nam dành riêng cho Lào đối với một số mặt hàng đặc biệt sẽ được xem xét, xử lý trong Hiệp định thương mại biên giới (dự kiến đàm phán và ký trong năm 2015).
Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng cho biết việc xây dựng, đàm phán và ký một Hiệp định thương mại song phương mới giữa Việt Nam và Lào, thay thế Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào ký năm 1998 là nhu cầu hết sức bức thiết để tạo hành lang pháp lý mới, góp phần phát huy hơn nữa tiềm năng hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Somsavat Lengsavat khẳng định việc ký Hiệp định thương mai giữa hai nước lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm triển khai kết quả chỉ đạo của Lãnh đạo hai nước cũng như triển khai kết quả của cuộc họp Ủy ban liên chính phủ lần thứ 37 giữa Việt Nam và Lào, đồng thời yêu cầu các bộ ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với bộ chủ quản để việc triển khai và thực hiện Hiệp định đạt kết quả mà hai bên đã đề ra.
Sau khi có hiệu lực, Hiệp định thương mại mới giữa hai nước sẽ không chỉ tạo cơ sở pháp lý, mở ra thêm các cơ hội tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng hóa và dịch vụ mà còn góp phần tích cực vào việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị, anh em, đặc biệt giữa Việt Nam và Lào trong thời gian tới.
Theo dddn.com.vn
93. Tiếp tục thực hiện các cam kết về thuế trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do
Triển khai các cam kết về thuế quan trong khuôn khổ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết của Việt Nam giai đoạn sau năm 2014, Bộ Tài chính đã ban hành 02 Thông tư hướng dẫn thực hiện Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Lộ trình cắt giảm thuế quan của 02 FTAs, có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2015.
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) và Nhật Bản ký ngày 3 tháng 4 năm 2008 tại Bru-nây Đa-ru-sa-lam, ngày 7 tháng 4 năm 2008 tại Cam-pu-chia, ngày 31 tháng 3 năm 2008 tại In-đô-nê-xi-a, ngày 04 /4 /2008 tại Lào, ngày 14/ 4 /2008 tại Ma-lai-xi-a, ngày 10/ 4/ 2008 tại Mi-an-ma, ngày 02 / 4 / 2008 tại Phi-líp-pin, ngày 26 tháng 3 năm 2008 tại Xinh-ga-po, ngày 11 / 4 / 2008 Thái Lan, ngày 01 tháng 4 năm 2008 tại Việt Nam, và ngày 28 tháng 3 năm 2008 tại Nhật Bản, và được Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt tại công văn số 1346/TTg-QHQT ngày 15 / 8 / 2008.
Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản ký ngày 25 tháng 12 năm 2008 tại Nhật Bản và được Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 57/2009/QĐ-TTg ngày 16 / 4 / 2009;
Để thực hiện cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định nói trên, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 20/2012/TT-BTC ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2012-2015, Thông tư số 21/2012/TT-BTC ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2012-2015, Thông tư số 63/2012/TT-BTC ngày 23/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
Để thực hiện cam kết của Việt Nam cho giai đoạn tiếp theo, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành 02 Thông tư, cụ thể: Thông tư 24/2015/TT-BTC về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản giai đoạn 2015-2019; Thông tư 25/2015/TT-BTC về việc Ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản giai đoạn 2015-2019.
Tính đến thời điểm 1/4/2015, đối với biểu ASEAN - Nhật Bản, sẽ có 2874 số dòng thuế có thuế suất 0% (tương đương với 30% tổng biểu thuế), và 413 dòng thuế suất không cam kết cắt giảm, thuế suất áp dụng sẽ theo mức thuế MFN tại thời điểm hiện hành.
Đối với biểu Việt Nam - Nhật Bản sẽ có 3234 số dòng thuế có thuế suất 0% (tương đương với 33,8% tổng biểu thuế), và 354 dòng thuế suất không cam kết cắt giảm, thuế suất áp dụng sẽ theo mức thuế MFN tại thời điểm hiện hành. Các dòng thuế có thuế suất bằng 0% tại thời điểm 1/4/2015 tập trung vào các nhóm mặt hàng: chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện, sợi các loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, sản phẩm tân dược…
Hàng hóa nhập khẩu để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam - Nhật Bản cần đáp ứng yêu cầu về xuất xứ theo quy định của Bộ Công Thương và thuộc danh sách nước được hưởng ưu đãi quy định tại Thông tư.
Theo mof.gov.vn
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• Việt Nam và Philippines gia hạn thỏa thuận về thương mại gạo (29/12/2016)
• Nông nghiệp 2016: Vượt thách thức, duy trì tăng trưởng (26/12/2016)
• Quảng Ninh: Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu (26/12/2016)
• VASEP cảnh báo hiện tượng lừa đảo trong giao dịch xuất khẩu thủy sản (23/12/2016)
• Xuất khẩu cá tra: Vẫn lo tăng trưởng thiếu bền vững (22/12/2016)
• Bộ Công Thương ủng hộ chủ trương xuất khẩu bụi lò thép (22/12/2016)
• EVFTA cơ hội cho các ngành công nghiệp bứt phá (20/12/2016)
• Tiến trình tái cơ cấu kinh tế Việt Nam: “Thỏi nam châm' thu hút các nhà đầu tư Hàn Quốc (16/12/2016)
• Nông lâm thủy sản sang Trung Quốc: Xuất nhiều, rủi ro cao (12/12/2016)
• Tăng lực cho hàng Việt vào ASEAN (10/12/2016)
TIN TỨC CŨ