Thị trường ngoài nước
Giá lúa mì thấp nhất 10 năm, thị trường Australia hấp dẫn nhà nhập khẩu Châu Á
14/09/2016

Các nhà máy nghiền bột mì châu Á chuyển sang lúa mì Australia, do giá ngũ cốc tại quốc gia Thái Bình Dương suy giảm, đã khiến lúa mì cạnh tranh hơn, cản trở các nhà cung cấp biển Đen, nhằm giành thị phần tại khu vực này.

Trong 10 ngày qua, các nhà máy bột mì tại châu Á đã ký hợp đồng nhập khẩu lên tới 400.000 tấn lúa mì Australia vụ mới, giao hàng giai đoạn tháng 12/2016 đến tháng 1/2017.

“Khách hàng đã rất tích cực trong 10 ngày qua, họ chủ yếu mua lúa mì xay của Australia nhưng cũng có một số khách hàng mua lúa mì Australia làm lương thực”.

Giá lúa mì toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất 10 năm, ở mức 3,86-3/4 USD/bushel vào tuần trước, do kỳ vọng sản lượng tại các nước xuất khẩu trọng điểm trên thế giới đạt mức cao kỷ lục.

Các nhà máy nghiền bột mì đã mua lúa mì Australia 10,5% protein ở mức 205-210 USD/tấn, bao gồm chi phí và cước vận chuyển. So với mức giá 195-200 USD/tấn lúa mì biển Đen.

“Các nhà máy nghiền bột mì châu Á thích lúa mì Australia hơn xuất xứ khác, bởi vậy, họ sẵn sàng thanh toán phụ phí tăng thêm khoảng 15 USD/tấn”, thương nhân tại Singapore cho biết. “Trước đó, các nhà máy nghiền bột mì từ chối các lô hàng lúa mì biển Đen, do phụ phí cao hơn nhiều”.

Các lô hàng lúa mì Australia được cho là sạch hơn, với độ ẩm thấp và hàm lượng protein cao hơn.

Trước đây, lúa mì chủ yếu đến từ khu vực biển Đen. Bangladesh là một trong những điểm đến năng động nhất tại châu Á của lúa mì khu vực này, với gần 1 triệu tấn trong giai đoạn tháng 8 đến tháng 12. Indonesia có khoảng 400.000 tấn giao hàng trong cùng giai đoạn trên.

Nhưng hiện nay các khách hàng đã dịch chuyển nhu cầu sang lúa mì Australia.

Một trong những hợp đồng mới nhất đối với lúa mì Australia là Indonesia mua 100.000 tấn giao hàng tháng 12/2016-1/2017, với mức giá khoảng 210 USD/tấn.

Philippine mua 30.000 tấn lúa mì xay và 60.000 tấn lúa mì chất lượng cao xuất xứ Australia.

“Khách hàng Philippine chuyển sang dùng lúa mì lương thực của Australia như là một chìa khóa bảo chứng cho kinh doanh vì trước đây họ chỉ sử dụng lúa mì của các nhà cung cấp khu vực biển Đen”, một nhà phân tích của Australia cho biết.

Các thiệt hại kinh doanh trên thị trường châu Á như xui xẻo gấp đôi đối với các nhà cung cấp lúa mì khu vực biển Đen sau khi bị cắt giảm các lô hàng đến Ai Cập – quốc gia nhập khẩu lúa mì lớn nhất thế giới – sau khi các nhà thanh tra Ai Cập từ chối 63.000 tấn lúa mì xuất xứ từ Romani tại cảng Romani do phát hiện nấm.

Các nhà trồng trọt Australia sẽ bắt đầu vụ thu hoạch lúa mì vào tháng 10, với mức gần 28 triệu tấn, sau điều kiện thời tiết lý tưởng trong năm nay.

Nguồn: Người đồng hành

Ý kiến bạn đọc