Tin tức
Cách thiết kế gian hàng chuẩn và hiển thị thông tin DN theo thông lệ TMĐT trên thế giới
30/10/2013


I. Website bán hàng và lợi ích cho kinh doanh
Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ thông tin, truyền thông nói chung và internet nói riêng, ngày nay website đóng một vai trò thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, nó mang lại những lợi ích to lớn mà doanh nghiệp không thể phủ nhận. Trong bán lẻ trực tuyến, website bán hàng dường như là tất cả những gì bạn có và nó là đại diện xứng đáng nhất cho hệ thống bán lẻ của bạn, website bán lẻ là hình thức bán hàng trên mạng của hoạt động TMĐT. Nó có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thương mại:
- Duy trì và phát huy vai trò của thương mại điện tử. website bán lẻ là một phần của TMĐT, hiện nay tỷ trọng bán lẻ trên mạng ngày càng cao trong các ứng dụng của TMĐT. Bán hàng trên mạng là ứng dụng đầu tiên mà các cá nhân, doanh nghiệp muốn tham gia TMĐT. Bán hàng trên mạng được ưu tiên phát triển, hỗ trợ từ phần mềm ứng dụng, thanh toán đến các điều luật chi phối và bảo vệ người tham gia; giúp cho mọi người thấy được những lợi ích khi tham gia TMĐT. Qua đó, khẳng định vai trò nagỳ càng tăng cao của TMĐT trong đời sống xã hội.
- Phục vụ tốt cho nhu cầu của người tiêu dùng. Xã hội càng phát triển thì hình thức mua bán càng hiện đại hơn, thuận lợi hơn rất nhiều. Ngày nay, các hoạt động mua bán không chỉ đơn thuần diễn ra tại các chợ, siêu thị mà còn phát triển với hình thái khác rất mới mẻ và tiện lợi, đó là mua bán trên mạng thông qua các website. Mua bán trên mạng không chỉ giúp cho các tập đoàn lớn, những công ty lớn mua bán sản phẩm với số lượng lớn, mà còn giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp muốn làm giàu hoặc đơn giản chỉ là mua bán những vật phẩm tiêu dùng cần thiết. Internet là phương tiện hữu hiệu nhất để doanh nghiệp xây dựng một phương thức mới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Khách hàng có thể tìm thấy thông tin, đặt hàng và mua hàng 24/24 giờ trong cả năm. Những thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ sẽ được cung cấp đến khách hàng ngay lập tức, không phụ thuộc vào nhân viên bán hàng, địa lý. Khách hàng ở mọi nơi có thể tìm ngay được những gì họ cần qua một cái click chuột.
- Tối ưu hóa các cơ hội, tăng hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường. Khi tham gia bán hàng trên mạng, các doanh nghiệp có thể chủ động về mặt thời gian không gian. Các doanh nghiệp có thể tận dụng Internet để trao đổi thông tin, nhu cầu với nhau, như việc đặt hàng với các đối tác kinh doanh, tiết kiệm được chi phí hoạt động và quản lý thông tin tốt hơn, hiệu quả hơn.
Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa có thêm một kênh quản cáo trên mạng với nhiều tiện ích đặc trưng (chi phí thấp, không giới hạn thông tin và thời gian…). Có thể tương tác, trưng cầu ý kiến khách hàng thông qua mạng internet.
Các website bán lẻ cung cấp thông tin, kiến thức cho phép người xem chia sẻ kiến thức với nhau, chia sẻ nhu cầu mua bán, tìm kiếm loại hàng hóa mình cần…
- Tham gia vào các giao dịch toàn cầu với chi phí thấp. website bán lẻ tham gia vào bán hàng trên mạng đem lại sự hiện diện trên toàn cầu cho sản phẩm của doanh nghiệp và sự lựa chọn tối ưu cho khách hàng. Nhờ Internet mà doanh nghiệp đã tiếp cận gần với khách hàng, điều đó đồng nghĩa với việc tăng chất lượng dịch vụ cho người tiêu dùng. Vì các website bán hàng trên mạng được thực hiện nhờ Internet nên không ảnh hưởng đến khoảng cách địa lý, do đó dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm, khách hàng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Khi tham gia bán lẻ trên mạng, cả doanh nghiệp và các nhân đểu có thể chào bán sản phẩm dịch vụ của mình mà không cần pahỉ thuê thêm nhân công, cửa hàng, không phải chi tiêu thêm tiền vào việc bồi thường cũng như bảo hiểm mà vẫn duy trì được doanh số bán hàng và dịch vụ…Những chi phí văn phòng đã được giảm thiểu một cách tối đa, không còn những chi phí lớn cho việc in ấn, gửi thư…
II. Vai trò của các website bán lẻ trong hệ thống phân phối và mua bán hàng hóa trên thế giới.
Nhờ vào các cửa hàng, các trang web giới thiệu sản phẩm, các hệ thống phân phối rộng rãi,... các nhà kinh doanh mới có thể làm cho sản phẩm của mình tiếp cận được với khách hàng một cách nhanh chóng và thúc đẩy doanh thu.
Ngày nay có một hệ thống bán lẻ còn khá mới mẻ, nhưng hiện tại đang thể hiện rất tốt vai trò của mình trước các doanh nghiệp, đó là phân phối sản phẩm qua hệ thống bán lẻ trên mạng.
Web bán lẻ rất tiện dụng cho các nhà sản xuất tự bán hàng của mình đến tay người tiêu dùng qua một e-front (cửa hiệu điện tử chuyên ngành), cũng rất hữu ích cho các nhà chuyên nghiệp phân phối dưới dạng e-store (cửa hàng bách hóa điện tử), và hết sức cần thiết đối với các chợ trực tuyến gọi là e-mall (khu mua sắm điện tử) nơi mà người chủ chợ cũng là chủ nhân của trang web dịch vụ mua bán. Công cụ này đòi hỏi ba yêu cầu gồm uy tín, giản tiện và phổ biến. Uy tín là để hạn chế rủi ro cả về chất lượng lẫn thời gian giao hàng, giản tiện là để mọi người có thể vào ra coi hàng và mua sắm, và phổ biến để có thể thu hút đông đảo người mua kẻ bán.
Bên cạnh việc đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, các hãng sản xuất sản phẩm tiêu dùng còn coi website là nơi để họ củng cố và phát triển thương hiệu của mình. “Không chỉ có nhiệm vụ bán hàng, website còn là kênh thông tin trực tiếp nhất giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng”, Jack Brown, chủ tịch hãng nghiên cứu In-Depth Research tại California nói.
Nhưng theo nhận định của các chuyên gia, xu hướng bán hàng trực tiếp qua Internet của các hãng sản xuất chưa thể đe dọa đến ngành bán lẻ bởi một lý do đơn giản: Chủng loại hàng hóa không thể nào đa dạng và phong phú như tại các siêu thị. Thêm vào đó, nếu muốn bán lẻ trực tiếp đòi hỏi các hãng sản xuất phải có một hệ thống kho bãi, vận chuyển và bán hàng cực khổng lồ.
Các nhà bán lẻ và các thương hiệu hàng tiêu dùng đang ngày càng khuyến khích khách hàng của mình đưa ra các đánh giá về sản phẩm trên website. Việc sử dụng phương pháp này càng nhiều sẽ giúp loại trừ bớt những thông tin ảnh hưởng không tốt đến sản phẩm – điều này có thể được giải thích là những bình luận tiêu cực được nêu ra với tần suất thỉnh thoảng sẽ không gây tổn thương tới doanh số.
Kết quả các cuộc khảo sát năm 2010 đã xác định được vai trò của thông tin đánh giá sản phẩm trong quá trình ra quyết định mua hàng. Khoảng 57% tin tưởng vào thông tin đánh giá sản phẩm, nhưng đây là là nguồn thông tin phụ so với các nguồn thông tin khác. 35% thì cho rằng những bài bình luận sản phẩm có nội dung khá thú vị nhưng lại tỏ ra e ngại về tính xác thực của chúng.
Theo Jeffrey Grau, chuyên gia phân tích của eMarketer, khi đưa ra quyết định mua sắm, khách hàng không chỉ tham khảo thông tin từ gia đình, bạn bè mà còn từ những người không quen biết nhưng có chung sở thích hay có cùng phong cách sống.
Xem tiếp tại đây!
 
Ý kiến bạn đọc