Sự kiện Tập đoàn BCVT Việt Nam (VNPT) được phép cung cấp dịch vụ chứng thực số ngày 15/9/2009 có ý nghĩa rất quan trọng và là cơ sở nền tảng cho các hoạt động, giao dịch thông qua môi trường mạng. Tiến tới, nếu chứng minh thư nhân dân điện tử, hộ chiếu điện tử được đưa vào sử dụng thì giao dịch giữa các tổ chức, cá nhân sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Liên quan đến CKS, có 3 khái niệm cần biết: chữ ký số (CKS), chứng thư số và chứng thực số. CKS do người sử dụng tạo ra sau khi được nhà cung cấp dịch vụ cung cấp chứng thư số. Chứng thực số được sử dụng để các đối tác của người sử dụng biết và xác định được chữ ký, chứng thư của mình là đúng. Khác với chữ ký thường có thể phải mất nhiều thời gian để giám định khi cần thiết, CKS có thể giám định, xác nhận nhanh với các công cụ điện tử. Chứng thực số được sử dụng CKS không giống với chữ ký bình thường ở chỗ mỗi lần ký, người sử dụng sẽ dùng một khoá bí mật để tạo chữ ký và mỗi lần ký sẽ là một chữ ký khác nhau (về thuật toán). Dựa vào các công cụ điện tử được cung cấp, các đối tác có thể kiểm tra chứng thư để xác định. Thêm một thực tế nữa cũng đang được thực hiện là cấp mã số thuế cá nhân và theo đại diện của Tổng cục Thuế ngày 17/9/2009, sau thời gian thử nghiệm, đã có hơn 1,5 triệu mã số thuế thu nhập cá nhân được đăng ký qua mạng Internet, nâng tổng số mã số thuế được cấp đến nay là 5 triệu người. Dự kiến đến hết tháng 10/2009, khoảng 4 triệu nhân viên còn lại sẽ được cấp mã số thuế. Những năm gần đây, mã số và mã vạch đã trở nên không thể thiếu trong lưu thông hàng hóa trên thị trường. Ngay với hệ thống siêu thị và không ít cửa hàng trong nước, mọi hàng hoá đều buộc phải có mã số, mã vạch để thuận tiện cho việc tính tiền tự động và lập báo cáo thống kê bán hàng. Với con người, mã số mã vạch cũng đã được ứng dụng cho việc cấp thẻ thư viện, làm giấy hẹn xử lý hồ sơ hành chính, quy trình khám chữa bệnh… Việc cấp giấy phép lái xe, CMND… cũng đang dần chuyển sang hình thức này. Trong chăn nuôi cá, thủy sản thì việc gắn mã số, mã vạch cũng là hết sức cần thiết. Theo đó, các hộ nuôi cần có hồ sơ từ nguồn gốc cá giống, chế độ dinh dưỡng, thuốc trị bệnh, thức ăn, điều kiện vệ sinh, ao nuôi… rồi sẽ được cấp mã. Hiện tại, việc xây dựng và cấp mã số, mã vạch đang được giao cho 2 đơn vị của Bộ NN&PTNT là Cục Quản lý Chất lượng và Cục Nuôi trồng Thuỷ sản. Vậy nhưng vẫn còn một loại mã số nữa là mã số bưu chính đến nay đã trở nên thông dụng ở 120 nước nhưng theo TS Nguyễn Quang A, có thể khẳng định là hàng chục triệu người sử dụng Internet ở Việt Nam chẳng biết gì về nó. Nhờ có mã bưu chính, việc chuyển thư tín và bưu phẩm diễn ra nhanh chóng và đỡ lầm lẫn do có thể tự động hoá được nhiều khâu trong phân loại, phân tuyến, theo dõi thư và bưu phẩm. Khi đối mặt với tình huống như vậy, ta mới cảm thấy nước ta chưa hội nhập thực sự với thế giới. Do bị coi là những vấn đề nhỏ nhặt nên người ta không để ý đúng mức đến những khía cạnh phát triển và hội nhập của những vấn đề đó. Chỉ xét những việc “nhỏ nhặt” như vậy mới thấy quá trình hội nhập đâu có đơn giản và cần sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước và mọi người dân. |
Tin tức
Chữ ký số - Mã số & Mã vạch
29/10/2009
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
TIN TỨC CŨ