Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn Thương mại điện tử sẽ phát triển nhanh nhất, tốc độ nhất ở Việt Nam vì một số yếu tố sau Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn Thương mại điện tử sẽ phát triển nhanh nhất, tốc độ nhất ở Việt Nam vì một số yếu tố sau: - Việt Nam gia nhập WTO, AFTA... trong năm 2005 - 2006. - Thương mại điện tử ở châu Á đang trên đà phát triển nhanh. - Theo kinh nghiệm thực tế của các quốc gia đã có nền Thương mại điện tử phát triển, quá trình 5 năm đủ để Thương mại điện tử phát triển nhanh nhất, sau đó sẽ gần đến mức bão hòa và tốc độ phát triển chậm đi. - Chủ trương của Chính phủ thúc đẩy Thương mại điện tử phát triển trong giai đoạn này. - Thương mại điện tử ở Việt Nam đã được phát triển cơ bản một cách tự phát, tức đã đi qua gần hết giai đoạn “tự phát, trứng nước”. - Các yếu tố CNTT, Internet, truyền thông... đã và đang phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho Thương mại điện tử phát triển với tốc độ nhanh trong 5 năm sắp tới. Doanh nghiệp nên áp dụng Thương mại điện tử như thế nào trong giai đoạn 2006 – 2010? Có thể chia thành hai hướng: Doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh truyền thống tận dụng Thương mại điện tử như một kênh hỗ trợ marketing, chức năng, phục vụ khách hàng, mở rộng thị trường...: Trước thực trạng toàn cầu hóa, doanh nghiệp Việt Nam phải tích cực tìm cách tồn tại và phát triển, cạnh tranh trong và ngoài nước. Trong đó, Thương mại điện tử giúp nhiều cho doanh nghiệp về marketing, đặc biệt là marketing ra thị trường quốc tế, giảm chi phí (chi phí marketing, chi phí nhân lực, chi phí bán hàng, chi phí liên lạc, chi phí mặt bằng...), bán hàng qua mạng, hỗ trợ khách hàng từ xa... Doanh nghiệp nếu chưa có website thì nên xây dựng website cho mình, nên chú ý làm thế nào để xây dựng website hiệu quả và marketing website hiệu quả. Doanh nghiệp đã có website thì nên kiểm tra tính hiệu quả của website, nếu cần thì phải xây mới website để đảm bảo tính chuyên nghiệp, vì website chính là show-room của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp cần đầu tư đúng đắn cho việc marketing website này. Về yêu cầu nhân sự chuyên môn, tùy theo đặc trưng của ngành nghề, dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể cần nhiều hay ít nhân sự có chuyên môn về Thương mại điện tử (lập trình web, thiết kế web, cập nhật thông tin, hỗ trợ khách hàng, marketing qua mạng, an toàn mạng...). Nếu doanh nghiệp không chuyên về CNTT và có quy mô không lớn thì doanh nghiệp nên chọn đối tác cung cấp dịch vụ thiết kế, lập trình website, an toàn mạng. Việc cập nhật thông tin, marketing qua mạng, hỗ trợ khách hàng phải là việc do doanh nghiệp đảm trách thường xuyên và chuyên nghiệp thì mới mang lại hiệu quả. Cuối cùng, và cũng quan trọng nhất, lãnh đạo doanh nghiệp phải am hiểu về lợi ích của Thương mại điện tử , cách áp dụng Thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả nhất. Doanh nhân có thể tự trang bị kiến thức Thương mại điện tử về chiến lược kinh doanh, marketing qua mạng... bằng cách đọc sách, tham gia các lớp huấn luyện đào tạo ngắn về Thương mại điện tử dành cho doanh nhân, tìm thêm kiến thức trên mạng Internet. Doanh nghiệp trong lĩnh vực Thương mại điện tử và các lĩnh vực hỗ trợ Thương mại điện tử: Thương mại điện tử mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới. Giai đoạn 2006 – 2010 sẽ có nhiều doanh nghiệp xuất hiện hoặc nhảy sang lĩnh vực mới này. Sẽ có nhiều website lớn với chức năng phức tạp xuất hiện, và nếu hoạt động tốt sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư, ví dụ: - Website sàn giao dịch - Website cung cấp thông tin (tin tức, thông tin chuyên ngành như du lịch, luật, đào tạo, tư vấn...) - Website phục vụ nhu cầu quảng cáo dựa trên cộng đồng người xem sẵn có của mình - Website bán hàng qua mạng (ít hay nhiều mặt hàng, kể cả phần mềm, chương trình ứng dụng) - Website đấu giá trực tuyến - Website dịch vụ marketing qua mạng |
Tin tức
Doanh nghiệp Việt Nam và chiến lược áp dụng thương mại điện tử trong 2006 – 2010
02/08/2013
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
TIN TỨC CŨ