1. 1. KHÁI NIỆM VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Năm 1990, thuật ngữ TMĐT chính thức được Hội đồng Liên hợp quốc sử dụng trong "Đạo luật mẫu về TMĐT" do Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế soạn thảo (UNCITRAL).
Cách hiểu này tương tự với một số các quan điểm vào cuối thập kỷ 90:
-
TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử(Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997).
-
TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997).
-
TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào th«ng qua một mạng máy tính làm trung gian, bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000).
Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại. Nói cách khác, thương mại điện tử là thực hiện các quy trình cơ bản và các quy trình khung cảnh của các giao dịch thương mại bằng các phương tiện điện tử, cụ thể là trên mạng máy tính và viễn thông một cách rộng rãi, ở mức độ cao nhất có thể. Các quy trình cơ bản của một giao dịch thương mại gồm: tìm kiếm (mua gì, ở đâu,..), đánh giá (có hợp với mình không, giá cả và điều kiện ra sao,..), giao hàng, thanh toán, và xác nhận. Các quy trình khung cảnh của một giao dịch thương mại gồm: diễn tả (mô tả hàng hoá, dịch vụ, các điều khoản của hợp đồng), hợp thức hoá (làm cho thoả thuận là hợp pháp), uy tín và giải quyết tranh chấp. Tất nhiên có những quy trình không thể tiến hành trên mạng như việc giao hàng hoá ở dạng vật thể (máy móc, thực phẩm,...), song tất cả các quá trình của giao dịch nếu có thể thực hiện trên mạng thì đều có thể tiến hành bằng các phương tiện điện tử.
EU: TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình). TMĐT cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua bán điện tử hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hoá được; chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử - EST (electronic share trading); vận đơn điện tử - E B/L (electronic bill of lading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến - Online procurement; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán...
UN: đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển TMĐT phù hợp:
Phản ánh góc độ quản lý Nhà nước (theo chiều dọc): TMĐT bao gồm:
-
Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT
-
Thông điệp
-
Các quy tắc cơ bản
-
Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực
-
Các ứng dụng
AEC (Association for Electronic Commerce): TMĐT là việc kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử. Định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là TMĐT.
UNCITRAL (UN Conference for International Trade Law ), Luật mẫu về Thương mại điện tử (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996): Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.
Nhà nước, khu vực tư nhân, cộng đồng những nhà chuyên môn, những người tiêu dùng - tất cả đều cho rằng thương mại điện tử là phương thức cách mạng trong việc thực hiện giao dịch thương mại ngày nay. Thương mại điện tử là một quá trình đang phát triển và tiến hoá liên tục.