Làn sóng Thương mại điện tử trên thiết bị di động đang phổ biến khắp thế giới
06/07/2014
Sự phổ biến của các thiết bị di động thông minh đang tạo nên làn sóng thay đổi trong cách tiếp cận, xử lý thông tin và cả thói quen mua sắm của người sử dụng trên thế giới trong hai năm trở lại đây. Các chuyên gia kinh tế đang nhắc nhiều đến thuật ngữ m-commerce (mobile commerce – tạm dịch là thương mại di động) và tiềm năng kinh doanh của nó trước làn sóng này.
Với tính di động và là “bất ly thân” của nhiều người hiện nay, m-commerce được kỳ vọng sẽ mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn.
Hiểu rõ hơn về m-commerce
Để hiểu rõ hơn về m-commerce, xin nhắc sơ về e-commerce (Electronic Commerce hay còn gọi là thương mại điện tử). Theo đó e-commerce là thuật ngữ dùng để mô tả quá trình mua, bán, trao hàng hóa, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính mà phổ biến là mạng internet.
Tương tự, m-commerce có thể hiểu là các giao dịch điện tử được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị đầu cuối di động (end-user mobile) qua mạng không dây kết nối internet. Thiết bị đầu cuối di động ở đây bao gồm tất cả thiết bị cầm tay như điện thoại di động, PDA, máy tính bảng…
Tiềm năng của m-commerce
Về nguyên tắc vận hành, m-commerce không khác so với e-commerce tuy nhiên với tính di động và là “bất ly thân” của nhiều người hiện nay, m-commerce mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hơn mà e-commerce không có. Sự tiện dụng của thiết bị di động thông minh cũng là một lợi thế không nhỏ thúc đẩy dịch vụ thanh toán di động (mobile payment) phát triển bùng nổ.
Một trong số các lợi thế mà doanh nghiệp có thể khai thác từ m-commerce là “Định vị địa điểm” và “Định Danh người dùng”, đây là hai tính năng phù hợp với thị trường Việt Nam và có thể triển khai ngay.
Với “Định vị địa điểm trên điện thoại”, người dùng có thể thu thập thông tin về các dịch vụ/sản phẩm ở gần chỗ họ thông qua ứng dụng di động mua bán theo mô hình B2C (Business to Customers), ứng dụng gọi món ăn…. Điều mà các trang web không thể làm được.
Thứ hai là khả năng “Định danh người dùng”. Khi sử dụng di động, mỗi người đều có một số hoặc hai số điện thoại duy nhất để liên lạc. Đây là kênh tiếp thị cực kỳ chính xác mà không phải thông qua nhiều tầng trung gian để gửi một thông điệp, chiến dịch khuyến mãi đến khách hàng tiềm năng.
Xa hơn nữa, khi kết hợp hai yếu tố này lại, các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong quy luật cung-cầu. Hãy tưởng tượng khi một doanh nghiệp biết được khu vực A có X khách hàng đã mua điện thoại, họ có thể chào mặt hàng phụ kiện điện thoại cho những khách hàng này bằng tin nhắn hoặc thông qua ứng dụng mua bán trên di động với tỷ lệ mua hàng cao và chủ động hơn rất nhiều so với việc quảng cáo trên web.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ