Liệu một DN có thể chia nhỏ trang web của mình thành các thành phần nhỏ vẫn nhận ra nó từ những mảnh vụ đó?
Nếu để ý kỹ, ta có thể nhận thấy rằng vỏ chai Coca-Cola được thiết kế có chủ định để ngay cả khi vỏ chai bị vỡ thành các mảnh vụn, người ta vẫn nhận ra đó là các mảnh vỡ của vỏ chai Coca-Cola. Doanh nghiệp thương mại điện tử có thể áp dụng biện pháp này để đánh giá mức độ toàn vẹn trang web của nhãn hiệu của họ.
Để làm điều đó, DN cần làm rõ các vấn đề như sau: Điều gì sẽ xảy ra khi logo của trang web bị gỡ đi? Liệu một người truy nhập vào trang web không còn logo này còn nhận ra nhãn hiệu của DN hay không? Trang Web của DN có sử dụng ngôn ngữ theo một cách thuần nhất để nêu bật nhãn hiệu DN sử dụng hay không? Trang web có sử dụng các thuật ngữ khiến người ta nghĩ ngay đó là nhãn hiệu của DN hay là khiến họ lầm lẫn với nhãn hiệu của DN khác? Phần đồ hoạ có giúp phân biệt nhãn hiệu của DN hay không? Còn công cụ điều hướng? Liệu công cụ này có kèm theo dấu hiệu của nhãn hiệu DN hay không? Liệu nó có thống nhất với chính sách phi trực tuyến của DN? Liệu các biểu trưng trên trang web của DN có phản ánh bản chất của nhãn hiệu?
Liệu các công cụ giao tiếp của DN có mang tính nhất quán
Khi nhìn vào 10 trang ngẫu nhiên trong trang web của DN, 10 trang từ cuốn sách DN, và 10 trang quảng cáo mới nhất và 10 mẩu của tài liệu quảng bá khác kiệu người ta có thấy được tính nhất quán giữa các yếu tố này không? Liệu font chữ có nhất quán? Màu sắc, phong cách, đồ hoạ có thống nhất trong tất cả các tài liệu? Hay người ta sẽ chỉ đơn thuần nhận thấy một mớ bòng bong các dữ liệu?
Trang web của DN dành chó khách hàng hay bộ phận quảng cáo?
Trang web của DN có đề cập đến “lợi ích” hay vì “giá trị gia tăng” hay không? Sự khác nhau là gì? “Lợi ích” liên quan đến những ưu điểm kỹ thuật cụ thể mà không trả lời câu hỏi “cái gì trong đó cho mọi người”? Ngược lại, “giá trị gia tăng” đề cập đến tính tư lợi của khách hàng.
Từng câu, từng đoạn, từng chủ đề bán hàng trên web của DN phải chứa đựng yếu tố khách hàng chứ không phải là phòng kỹ thuật hay bất cứ ai khác phụ trách phát triển sản phẩm hay dịch vụ của DN. Giá trị gia tăng là kết quả người ta thu được do sử dụng sản phẩm. Liệu sản phẩm có thể khiến cho người tiêu dùng vui vẻ, thoải mái hay không? Liệu sản phẩm có giúp người tiêu dùng nâng cao hiệu quả công việc và tiết kiệm tiền bạc hay không?
Có rất nhiều DN thường quên mất rằng sự truyền đạt có thể khiến cho khách hàng cảm nhận rằng nhãn hiệu mang lại lợi ích cho chính họ. Để làm như vậy, nhãn hiệu phải được nhìn nhận từ góc độ khách hàng, chứ không phải phòng marketing. DN cần cung cấp giá trị gia tăng mà DN biết khách hàng cần.
Trên đây là ba bước cơ bản để DN đánh giá và điều chỉnh sự hiện diện trực tuyến của nhãn hiệu. Hai biện pháp còn lại sẽ giải quyết sự thích hợp về nội dung và khả năng trực giác của trang web.