Để ứng phó với những hiểm nguy rình rập từ những trang web "độc", bạn có thể tải về một số tiện ích, xem những đoạn video cảnh báo...
Lướt web là công việc thường xuyên của bạn, trong khi cạm bẫy từ những trang web độc hại lại có mặt khắp nơi. Làm thế nào để tránh? Hãy tham khảo một số cách thức mô phỏng lại quy trình tấn công vào máy tính dưới đây và cách thức phòng vệ.
Những trang web dùng Flash có thể chứa mã độc lây nhiễm vào máy tính của bạn. Để giúp bạn tự bảo vệ trước sự tấn công dựa vào Flash, hãy cập nhật plug-in của Flash, hay nếu dùng Firefox, bạn có thể cài add-on Better Privacy giúp sắp xếp để xóa các cookie của Flash cũng như cookie thông thường một cách tự động bất cứ khi nào bạn ngưng hay khởi động trình duyệt.
Các đường liên kết rút gọn cũng tiềm ẩn những mối đe doạ. Hacker thường giấu mã độc vào các đường dẫn URL rút gọn. Để "lột" chân tướng, bạn có thể dùng ứng dụng TweetDeck với tính năng xem trước toàn bộ đường dẫn trước khi bạn quyết định mở nó. Một số dịch vụ rút gọn đường liên kết phổ biến khác là Bit.ly hay TinyURL.
Tại các trang web cho phép tải video hay mô hình chia sẻ mạng ngang hàng (peer-to-peer), thì Trojan thường ngụy trang dưới bộ giải mã để lây nhiễm vào máy tính kèm mã độc. Trend Micro, công ty phần mềm bảo mật, đã đưa ra một ví dụ trên website của hãng về cách thức mã độc len lỏi vào máy tính khi người dùng lỡ cài một bộ giả mã xem phim giả mạo.
Smartphone cũng là đích nhắm của hacker để đưa dữ liệu giả mạo có chứa mã độc vào điện thoại. Ví dụ, một trò chơi trong danh sách của Android Market có thể là phần mềm gián điệp ẩn náu. Trên YouTube có đoạn phim về một trò chơi mà thực chất là phần mềm gián điệp, xem tại đây.
Một mối đe dọa khác đến từ tài liệu định dạng PDF chứa mã độc. Các tập tin PDF nhiễm mã độc là những tập tin đã bị chèn các chương trình độc hại. Bạn có thể dùng một trình đọc PDF khác là Foxit Reader.
Theo vecomhcm