Tin tức
Tìm hiểu đối tác qua google
16/11/2010

Tôi đang nói về việc tìm kiếm trên Google thông tin về những người đồng nghiệp, những triển vọng và khách hàng. Tại sao nhiều người tài năng lại bỏ qua những cơ hội không cần nhiều nỗ lực để tạo ấn tượng? Trong thời đại luôn có sẵn những thông tin hữu ích mà chỉ cần một vài phút tìm hiểu thì việc ít người tận dụng lợi thế đó cũng là điều đáng chú ý.

Bạn có lấy được những thông tin bạn cần khi bạn cần đến chúng không? Nhưng kinh nghiệm đặt ra một câu hỏi khác: tại sao bạn và những đồng nghiệp của bạn lại không nỗ lực một chút thôi để có được những thông tin mà các bạn nên có?

Tôi đã hỏi câu hỏi này trong các lớp học đào tạo quản lý trong vài năm liệu rằng có ai đó bận tâm đến việc tìm kiếm trước thông tin về tôi trên Google (hoặc gần đây hơn là Bing) hay không. Tôi chưa bao giờ thấy có nhiều hơn hai cánh tay giơ lên. Chưa bao giờ cả. Câu hỏi của tôi không xuất phát từ việc tự coi mình là trung tâm của vũ trụ hoặc thậm chí từ sự tò mò. Nó là câu hỏi tất yếu phải hỏi để đưa ra một luận điểm kinh doanh lớn hơn: thái độ quan trọng hơn năng khiếu trong việc thực hiện ý tưởng, sáng kiến.

Thậm chí khi việc có được những thông tin hữu ích nhanh chóng, dễ dàng và không hề tốn kém thì hầu hết mọi người đều không hề cố gắng một chút gì để làm được điều đó. Điều này thực sự gây sốc cho tôi. Tuy vậy không phải chỉ mình tôi gặp trường hợp như thế này. Các đồng nghiệp và khách hàng nói với tôi rằng họ hiếm khi thấy đồng nghiệp hoặc khách hàng của họ tìm kiếm thông tin về họ trên mạng. Chỉ trừ có một trường hợp: khi một ai đó tìm kiếm một công việc thì họ sẽ truy cập LinkedIn, Google và Facebook. Nói cách khác, nếu một ai đó cần một điều gì thì họ sẽ làm việc đó.

Lần cuối cùng bạn tìm kiếm trên Google hoặc Bing tên khách hàng của bạn là khi nào? Hoặc tên sếp của họ?

Trong 8 năm qua, tôi đã thực hành cái tôi gọi là Quy tắc Google: Tôi luôn luôn tìm kiếm trên Google thông tin về những người mà tôi gặp gỡ lần đầu tiên. Tôi có thể không ngần ngại hay e dè mà nói rằng điều này chứng tỏ được những nguyên tắc chuyên nghiệp có tính giá trị vượt trội. Tôi luôn luôn tìm thấy một số những nhân tố có liên quan hoặc những thông tin cực kỳ hữu ích. Hầu như lúc nào cũng vậy, mọi người đánh giá cao rằng tôi đã (a) có cố gắng làm gì đó và (b) cung cấp những thông tin hữu ích có liên quan vào trong cuộc nói chuyện của chúng tôi. (Cách ứng xử đúng mực giúp tôi không coi việc này là hành động có đi có lại).

Điều này không quá phức tạp; điều này không quá khó, điều này không hề vất vả. Tại sao nó lại không được mọi người thực hiện? Tôi không hề thấy ngại khi nói rằng tôi đã có một cuộc tranh luận với một người cần tới 90 giây để tìm hiểu một điều gì đó về công việc của tôi. (Tôi không nghĩ chỉ cần khoảng 60 giây nhưng một ngày nào đó tôi xứng đáng với 90 giây đó). Tôi cũng không hề ngần ngại nhận xét rằng tôi băn khoăn rất nhiều về năng lượng và sáng kiến của những cá nhân được coi là quá bận rộn - hoặc quá lười biếng- để dùng 60 giây để thực hiện một sự tìm kiếm.

Tôi có sai hay không công bằng khi suy nghĩ vậy không? Hoặc là tôi đã lý trí một cách lạnh lùng? Sau cùng, tôi có thể thấy rằng 60 giây đó là cho bạn. Chẳng lẽ tôi lại không xứng đáng với một sự đầu tư và tôn trọng có thể định lượng được như vậy sao? Điều đó không phải là vì tôi đang trông chờ mọi người tạo ra những cố gắng vượt trội nhưng khi bạn thất bại trong việc chuẩn bị thì có nghĩa là bạn chuẩn bị để thất bại.

Các công nghệ mới tạo ra những kỳ vọng mới- đó là lý do tại sao sự tràn ngập của mạng lưới xã hội và tìm kiếm trên mạng lại xã hội lại rất hiệu quả nhưng cũng tiềm tàng khả năng mất hiệu quả. Càng ngày kỳ vọng của tôi là những người tìm kiếm là những người "dám nghĩ dám làm" những người thể hiện sự tôn trọng và sáng tạo trong khi những người "không nghĩ không làm" là những người lười biếng không đáng tôn trọng càng ít đi. Ai cũng có thể là người thông minh nhưng nếu họ không thể bớt thậm chí một phút thời gian của mình để thể hiện sự nghiêm túc của họ trong việc liên hệ với tôi.

Một lần nữa, những kỳ vọng này không phải là duy nhất. Tôi có 1 đồng nghiệp thuộc danh sách Fortune 100 là người đứng đầu trong lĩnh vực của anh. Anh cảm thấy sốc khi một người bán lẻ xin được kinh doanh với anh mà lại chẳng bận tâm đến việc ít nhất thì họ cũng phải biết về anh và công việc của anh. Đột nhiên tôi nảy ra ý định tìm kiếm trên Google tên của anh, công ty và lĩnh vực sản phẩm của anh. Chỉ trong chưa đầy 1 giây, thì sự bực tức của anh là có thể hiểu được. Chỉ có kẻ ngốc mới phớt lờ những hiểu biết, kiến thức về người đàn ông này và công việc của anh. Rõ ràng là rất nhiều trong số những người bán lẻ của anh là kẻ ngốc.

Dưới đây là một bài kiểm tra nhanh: tìm trên Google hoặc Bing về bản thân bạn. Sau đó tự hỏi, nếu ai đó đã cố gắng bán hàng cho bạn, thuê tuyển bạn hoặc hợp tác với bạn, thông tin gì về bạn có thể hấp dẫn với họ nhất để đưa vào một cuộc nói chuyện? Bạn muốn họ đưa vào trong cuộc nói chuyện yếu tố nào hoặc những thông tin cần thiết nào? Tại sao họ lại không?

Tương tự vậy với những ghi chú cám ơn. Trong quá khứ, những ghi chú như vậy được coi là một dấu hiệu của sự chuyên nghiệp hoặc cá tính. Người nào tốn thời gian để bận tâm và lưu ý đến việc gửi cho bạn một ghi chú cám ơn về một món quà, một sự giúp đỡ, một cuộc phỏng vấn... là đáng được trân trọng và ghi nhớ. Dĩ nhiên, viết và gửi một ghi chú cám ơn khoảng chục năm trước thì mất nhiều công sức hơn so với việc gửi thư điện tử. Ngày nay và sau này, mọi người có vô số cơ hội để làm được những việc có ảnh hưởng lớn hơn mà lại chẳng mấy tốn công sức. Nhưng tuy vậy, họ lại chẳng làm.

Việc có quá nhiều người không cố gắng một chút thôi để làm một điều gì đó nói lên điều gì? Đây có phải là một bước hoặc một giai đoạn mà chúng ta đang trải qua không? Hoặc liệu điều này có cho thấy sự định hướng sai cho sự chuyên nghiệp trong tương lai hay không?

- Bài viết của Michael Schrage trên Harvard Business Publishing -

Theo Tuần ViệtNam
Ý kiến bạn đọc