Năm 2015 – 2016 Thương mại điện tử Việt Nam được dự báo như một chú sư tử sẽ bừng tỉnh sau giấc ngủ
26/12/2014
Các chuyên gia về thương mại điện tử (TMĐT) trong và ngoài ngành đều cho rằng TMĐT Việt Nam như một chú sư tử đang ngủ yên chưa được đánh thức.Ai cũng bàn về một năm 2015 - 2016 chú sư tử này sẽ bừng tỉnh và vươn vai cất tiếng gầm.Nhưng để đạt được điều đó, đòi hỏi TMĐT Việt Nam phải ẩn chứa trong mình một nội lực đủ lớn để có thể cất tiếng gầm vang xa. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một chút những số liệu thị trường để hiểu tiềm năng của TMĐT Việt Nam như thế nào?
1. Quy mô thị trường (Market size)
Đối với TMĐT, số lượng người có khả năng kết nối Internet liên hệ sống còn đến sự tồn tại và phát triển của ngành. Giống như một quốc gia cần có dân số mới chiêu mộ được quân đội, mới thu được thuế, càng nhiều người có khả năng kết nối, khả năng bán được hàng cũng theo đó tăng lên. Miếng bánh thị phần chính là đây.
Internet User SEA 2011 – source: Euromonitor
Internet User SEA 2016 – source: Euromonitor
Dựa vào số liệu trên của EuroMonitor, chúng ta quan sát ngay được trong vòng 5 năm ngắn ngủi, lượng người dùng Internet của Việt Nam đã tăng hơn gấp rưỡi, từ 28 triệu lên 43 triệu (153%). Ước đạt trên 40% tổng dân số. Một mức tăng trưởng có thể coi là tốt nhất nhì khu vực.
Điều đó có nghĩa là miếng bánh của thị trường TMĐT cũng vì thế mà tăng theo.
2. Tỷ trọng TMĐT (e-Commerce Penetration)
CP là một chỉ số quan trọng trong TMĐT, nó được đo bằng tỷ trọng của TMĐT so với thị trường thương mại truyền thống. Chúng ta hãy cùng nhìn sâu hơn vào sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến (số liệu này không bao gồm mảng dịch vụ):
e-Commerce vs Retail 2011 – source: Euromonitor
e-Commerce vs Retail 2016 – source: Euromonitor
Nếu chỉ tính riêng số liệu của Việt Nam, năm 2011, tỷ trọng TMĐT chiếm 0.25% thị trường (theo Euromonitor), đạt 154 triệu USD. Đến cuối 2016, dự kiến con số này tăng gần gấp 3 lần, đạt 0.71% với giá trị vốn hoá tăng gấp 6 lần đạt trên 900 triệu USD (tương đương 18,000 tỷ VNĐ). Chúng tôi xin nhấn mạnh lại, đây chỉ là góc nhìn của Euromonitor, bạn có thể có những đánh giá khác dựa trên những số liệu khác nhau.
Mời bạn xem thêm:Đông Nam Á: Amazon đang mất thị phần về tay Lazada?
Con số này phần nào phản ánh sự phát triển của xu thế bán lẻ trực tuyến khi Nguyễn Kim đặt kế hoạch doanh số TMĐT năm 2014 là trên 200 tỷ, Thegioididong.com là trên 1000 tỷ, FPT Retail là trên 500 tỷ… Bên cạnh đó, sàn TMĐT Sendo.vn vừa tuyên bố sẽ chiếm lĩnh vị trí số 1 trong mảng C2C, hiện tại giao dịch đo qua hệ thống của họ (nếu giữ ở mức hiện tại) trên dưới 500 tỷ trong năm 2014. Chưa kể đến 123mua.vn của VNG đang chuyển mình rất mạnh mẽ với xu hướng vận hành mới và một Project LANA gọn gàng, nhiều sức sống hơn.
Nếu nhìn vào quy mô thị trường, chưa cần đến sự xuất hiện của VinEcom, TMĐT Việt Nam trong năm 2014 vốn dĩ vô cùng sôi động và sẽ chứng kiến những cuộc “xác lập kỷ lục” ngoạn mục.
3. Bức tranh thị trường đầu 2014
Vietnam: 2014 Snapshot – source: We Are Social
Như vậy vào Tháng 1 năm 2014, dân số Việt Nam vượt ngưỡng 92 triệu người với hơn 36 triệu người dùng Internet (chiếm 39% dân số). Trong đó có những số liệu rất lạc quan là hơn phân nửa số người dùng Internet sở hữu tài khoản Facebook với hơn 20 triệu tài khoản và cứ 1 người Việt thì có trung bình 1.45 SIM card (con số này tương đương Singapore với 1.48 sim/người).
Với số lượng người có khả năng kết nối khổng lồ như vậy và còn tăng mạnh đến con số 43 triệu trong năm 2016. Thị trường TMĐT có quyền tự tin: nếu được quan tâm và đầu tư đúng mực, tiềm năng là vô cùng to lớn.
4. Kinh doanh ngành hàng nào? (Online Categories)
Rõ tiềm năng là thế, nhưng nếu kinh doanh thì kinh doanh cái gì?Để trả lời câu hỏi này chúng ta điểm qua số liệu các sản phẩm trên các sàn TMĐT để có câu trả lời chính xác nhất.
Sản phẩm được bày bán phổ biến nhất trên các sàn TMĐT – source: Blog VECITA
Hàng hoá phổ biến được mua – source: VECITA
Như vậy dựa trên số lượng sản phẩm trên các sàn TMĐT và số lượng giao dịch ta thấy hai loại mặt hàng phổ biến nhất vẫn là: Thời trang (Fashion) và Công nghệ (bao gồm điện thoai, điện tử và đồ gia dụng). Hai loại mặt hàng này chiếm trên 80% tỉ trọng listing và dĩ nhiên, trên 50% doanh số.
Số liệu của Euromonitor dự đoán đến cuối 2016, doanh số của ba nhóm ngành hàng chính này tăng trưởng gần như gấp đôi:
Online Categories – source: Euromonitor
5. Xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động (m-Commerce)
Trong khi e-Commerce vẫn còn trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh hay dân trong nghề vẫn nói vui với nhau là “dò đá qua sông”, người ta đã nói đến một xu thế tiếp theo của nó: Mobile eCommerce - thương mại điện tử trên nền tảng di động (viết tắt m-Commerce). Chúng ta hãy điểm qua một số thống kê để khẳng định xu thế này.
Vietnam: Internet Indication – source: We Are Social
Như vậy 34% dân số Việt Nam tại thời điểm Tháng 1/2014 có khả năng truy cập Internet bằng thiết bị di động.Như vậy 90% khả năng truy cập Internet của Việt Nam đến từ các thiết bị di đông.Và thời gian online bằng di động chiếm 30% so với tổng thời gian trung bình online bằngPC (Laptop, Desktop).
Trong đó số lượng người sở hữu điện thoại thông minh chiếm khoảng 20% và 60% dùng smartphone để mua sắm (trong khi có đến 95% số người dùng smartphone để tìm kiếm thông tin về sản phẩm)
Vietnam: Smartphone Usage – source: We are Social
Kết luận lại, chúng ta nhìn thấy tiềm năng của TMĐT Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ từ 2 tới 3 con số đến cuối 2016. Thị trường sẽ sôi động và còn sôi động hơn nữa với hàng loạt sự đầu tư của những tên tuổi lớn: Cdiscount (BigC), Rakuten, VinEcom…
Bên cạnh đó, đối với những start-up cung cấp giải pháp, chúng tôi khuyên các bạn nên tham dự vào những mảng sau để có thể “đi tắt đón đầu” xu thế công nghệ và xu thế TMĐT:
1. m-Commerce: Rao vặt, bán hàng cũ, sàn trao đổi hàng hoá, location-based services…
2. Các sản phẩm hỗ trợ TMĐT: thanh toán, giao hàng, giải pháp tích hợp…
3. Các sản phẩm “thông minh” để hiểu xu hướng: Data mining & BI, Social listening, Social ID mining
4. Sản phẩm hỗ trợ người bán: làm website TMĐT kiểu mì ăn liền, phần mềm POS + inventory control…
1. Quy mô thị trường (Market size)
Đối với TMĐT, số lượng người có khả năng kết nối Internet liên hệ sống còn đến sự tồn tại và phát triển của ngành. Giống như một quốc gia cần có dân số mới chiêu mộ được quân đội, mới thu được thuế, càng nhiều người có khả năng kết nối, khả năng bán được hàng cũng theo đó tăng lên. Miếng bánh thị phần chính là đây.
Internet User SEA 2011 – source: Euromonitor
Internet User SEA 2016 – source: Euromonitor
Dựa vào số liệu trên của EuroMonitor, chúng ta quan sát ngay được trong vòng 5 năm ngắn ngủi, lượng người dùng Internet của Việt Nam đã tăng hơn gấp rưỡi, từ 28 triệu lên 43 triệu (153%). Ước đạt trên 40% tổng dân số. Một mức tăng trưởng có thể coi là tốt nhất nhì khu vực.
Điều đó có nghĩa là miếng bánh của thị trường TMĐT cũng vì thế mà tăng theo.
2. Tỷ trọng TMĐT (e-Commerce Penetration)
CP là một chỉ số quan trọng trong TMĐT, nó được đo bằng tỷ trọng của TMĐT so với thị trường thương mại truyền thống. Chúng ta hãy cùng nhìn sâu hơn vào sự phát triển của thị trường bán lẻ trực tuyến (số liệu này không bao gồm mảng dịch vụ):
e-Commerce vs Retail 2011 – source: Euromonitor
e-Commerce vs Retail 2016 – source: Euromonitor
Nếu chỉ tính riêng số liệu của Việt Nam, năm 2011, tỷ trọng TMĐT chiếm 0.25% thị trường (theo Euromonitor), đạt 154 triệu USD. Đến cuối 2016, dự kiến con số này tăng gần gấp 3 lần, đạt 0.71% với giá trị vốn hoá tăng gấp 6 lần đạt trên 900 triệu USD (tương đương 18,000 tỷ VNĐ). Chúng tôi xin nhấn mạnh lại, đây chỉ là góc nhìn của Euromonitor, bạn có thể có những đánh giá khác dựa trên những số liệu khác nhau.
Mời bạn xem thêm:Đông Nam Á: Amazon đang mất thị phần về tay Lazada?
Con số này phần nào phản ánh sự phát triển của xu thế bán lẻ trực tuyến khi Nguyễn Kim đặt kế hoạch doanh số TMĐT năm 2014 là trên 200 tỷ, Thegioididong.com là trên 1000 tỷ, FPT Retail là trên 500 tỷ… Bên cạnh đó, sàn TMĐT Sendo.vn vừa tuyên bố sẽ chiếm lĩnh vị trí số 1 trong mảng C2C, hiện tại giao dịch đo qua hệ thống của họ (nếu giữ ở mức hiện tại) trên dưới 500 tỷ trong năm 2014. Chưa kể đến 123mua.vn của VNG đang chuyển mình rất mạnh mẽ với xu hướng vận hành mới và một Project LANA gọn gàng, nhiều sức sống hơn.
Nếu nhìn vào quy mô thị trường, chưa cần đến sự xuất hiện của VinEcom, TMĐT Việt Nam trong năm 2014 vốn dĩ vô cùng sôi động và sẽ chứng kiến những cuộc “xác lập kỷ lục” ngoạn mục.
3. Bức tranh thị trường đầu 2014
Vietnam: 2014 Snapshot – source: We Are Social
Như vậy vào Tháng 1 năm 2014, dân số Việt Nam vượt ngưỡng 92 triệu người với hơn 36 triệu người dùng Internet (chiếm 39% dân số). Trong đó có những số liệu rất lạc quan là hơn phân nửa số người dùng Internet sở hữu tài khoản Facebook với hơn 20 triệu tài khoản và cứ 1 người Việt thì có trung bình 1.45 SIM card (con số này tương đương Singapore với 1.48 sim/người).
Với số lượng người có khả năng kết nối khổng lồ như vậy và còn tăng mạnh đến con số 43 triệu trong năm 2016. Thị trường TMĐT có quyền tự tin: nếu được quan tâm và đầu tư đúng mực, tiềm năng là vô cùng to lớn.
4. Kinh doanh ngành hàng nào? (Online Categories)
Rõ tiềm năng là thế, nhưng nếu kinh doanh thì kinh doanh cái gì?Để trả lời câu hỏi này chúng ta điểm qua số liệu các sản phẩm trên các sàn TMĐT để có câu trả lời chính xác nhất.
Sản phẩm được bày bán phổ biến nhất trên các sàn TMĐT – source: Blog VECITA
Hàng hoá phổ biến được mua – source: VECITA
Như vậy dựa trên số lượng sản phẩm trên các sàn TMĐT và số lượng giao dịch ta thấy hai loại mặt hàng phổ biến nhất vẫn là: Thời trang (Fashion) và Công nghệ (bao gồm điện thoai, điện tử và đồ gia dụng). Hai loại mặt hàng này chiếm trên 80% tỉ trọng listing và dĩ nhiên, trên 50% doanh số.
Số liệu của Euromonitor dự đoán đến cuối 2016, doanh số của ba nhóm ngành hàng chính này tăng trưởng gần như gấp đôi:
Online Categories – source: Euromonitor
5. Xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động (m-Commerce)
Trong khi e-Commerce vẫn còn trong giai đoạn chuẩn bị cất cánh hay dân trong nghề vẫn nói vui với nhau là “dò đá qua sông”, người ta đã nói đến một xu thế tiếp theo của nó: Mobile eCommerce - thương mại điện tử trên nền tảng di động (viết tắt m-Commerce). Chúng ta hãy điểm qua một số thống kê để khẳng định xu thế này.
Vietnam: Internet Indication – source: We Are Social
Như vậy 34% dân số Việt Nam tại thời điểm Tháng 1/2014 có khả năng truy cập Internet bằng thiết bị di động.Như vậy 90% khả năng truy cập Internet của Việt Nam đến từ các thiết bị di đông.Và thời gian online bằng di động chiếm 30% so với tổng thời gian trung bình online bằngPC (Laptop, Desktop).
Trong đó số lượng người sở hữu điện thoại thông minh chiếm khoảng 20% và 60% dùng smartphone để mua sắm (trong khi có đến 95% số người dùng smartphone để tìm kiếm thông tin về sản phẩm)
Vietnam: Smartphone Usage – source: We are Social
Kết luận lại, chúng ta nhìn thấy tiềm năng của TMĐT Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ từ 2 tới 3 con số đến cuối 2016. Thị trường sẽ sôi động và còn sôi động hơn nữa với hàng loạt sự đầu tư của những tên tuổi lớn: Cdiscount (BigC), Rakuten, VinEcom…
Bên cạnh đó, đối với những start-up cung cấp giải pháp, chúng tôi khuyên các bạn nên tham dự vào những mảng sau để có thể “đi tắt đón đầu” xu thế công nghệ và xu thế TMĐT:
1. m-Commerce: Rao vặt, bán hàng cũ, sàn trao đổi hàng hoá, location-based services…
2. Các sản phẩm hỗ trợ TMĐT: thanh toán, giao hàng, giải pháp tích hợp…
3. Các sản phẩm “thông minh” để hiểu xu hướng: Data mining & BI, Social listening, Social ID mining
4. Sản phẩm hỗ trợ người bán: làm website TMĐT kiểu mì ăn liền, phần mềm POS + inventory control…
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ