Thời cơ và thách thức đối với các Doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia Thương mại điện tử
25/12/2014
Đa số các Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên TMĐT sẽ là cầu nối giúp mở rộng thị trường, tham gia hội nhập tích cực.
Với một chi phí rất thấp, khả thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhanh chóng tham gia TMĐT để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
TMĐT ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Số người tham gia truy cập internet còn thấp nên chưa tạo được một thị trường nội địa. Mặt khác các cơ sở để phát triển TMĐT ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện: hạ tầng viễn thông chưa đủ mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây dựng, hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Tất cả điều là những rào cản cho phát triển TMĐT.
Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ trong nước và thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngoài, mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm sẽ thông qua TMĐT để đi vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy dù muốn hay không các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận và tham gia thương mại điện tử.
Không nên nghĩ tham gia TMĐT là phải mua bán hàng hoá và dịch vụ. Thực tế có thể tham gia TMĐT ở nhiều cấp độ khác nhau. Doanh nghiệp Việt Nam ngay từ bây giờ có thể tham gia TMĐT để:
- Giới thiệu hàng hoá và sản phẩm của mình;
- Tìm hiểu thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường
- Xây dựng quan hệ trực tuyến với khách hàng
- Mở kênh tiếp thị trực tuyến
- Tìm đối tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu
- Tìm cơ hội xuất khẩu
Quá trình tham gia TMĐT là quá trình doanh nghiệp từng bước chuẩn bị nguồn lực và kinh nghiệm. Nếu không bắt tay vào tham gia TMĐT thì sẽ bỏ lỡ một hình thức kinh doanh qua mạng – một hình thức kinh doanh phổ biến trong thế kỷ này.
Vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp khi triển khai TMĐT là nguồn lực. Đó là cán bộ am hiểu Công nghệ thông tin, kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên nếu không bắt đầu tư bây giờ thì cũng sẽ không bao giờ tiếp cận được.
Nhà nước ta đang hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận TMĐT, nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển internet và các ứng dụng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chấp nhận và tham gia TMĐT. Một số chính sách của nhà nước tập trung vào các vấn đề sau:
− Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đẩy mạnh học tập và ứng dụng internet trong nhà trường, các vùng nông thôn, trong thanh niên
− Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin ở các mức độ khác nhau
− Xây dựng chính phủ điện tử, cải cách hành chính để từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giao tiếp với người dân
− Xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT
− Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ
− Xây dựng các dự án điểm, các cổng thông tin để các doanh nghiệp từng bước tiếp cận đến TMĐT
− Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để tạo sự thông thoáng cho hàng hoá và dịch vu.
Với một chi phí rất thấp, khả thi, bất cứ một doanh nghiệp Việt Nam nào cũng có thể nhanh chóng tham gia TMĐT để đem lại cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
TMĐT ở Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Số người tham gia truy cập internet còn thấp nên chưa tạo được một thị trường nội địa. Mặt khác các cơ sở để phát triển TMĐT ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện: hạ tầng viễn thông chưa đủ mạnh và cước phí còn đắt, hạ tầng pháp lý còn đang xây dựng, hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển. Tất cả điều là những rào cản cho phát triển TMĐT.
Việt Nam đang trong quá trình tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ trong nước và thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp nước ngoài, mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm sẽ thông qua TMĐT để đi vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy dù muốn hay không các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận và tham gia thương mại điện tử.
Không nên nghĩ tham gia TMĐT là phải mua bán hàng hoá và dịch vụ. Thực tế có thể tham gia TMĐT ở nhiều cấp độ khác nhau. Doanh nghiệp Việt Nam ngay từ bây giờ có thể tham gia TMĐT để:
- Giới thiệu hàng hoá và sản phẩm của mình;
- Tìm hiểu thị trường: nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường
- Xây dựng quan hệ trực tuyến với khách hàng
- Mở kênh tiếp thị trực tuyến
- Tìm đối tác cung cấp nguyên vật liệu nhập khẩu
- Tìm cơ hội xuất khẩu
Quá trình tham gia TMĐT là quá trình doanh nghiệp từng bước chuẩn bị nguồn lực và kinh nghiệm. Nếu không bắt tay vào tham gia TMĐT thì sẽ bỏ lỡ một hình thức kinh doanh qua mạng – một hình thức kinh doanh phổ biến trong thế kỷ này.
Vấn đề khó khăn nhất đối với doanh nghiệp khi triển khai TMĐT là nguồn lực. Đó là cán bộ am hiểu Công nghệ thông tin, kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên nếu không bắt đầu tư bây giờ thì cũng sẽ không bao giờ tiếp cận được.
Nhà nước ta đang hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận TMĐT, nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển internet và các ứng dụng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chấp nhận và tham gia TMĐT. Một số chính sách của nhà nước tập trung vào các vấn đề sau:
− Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông, đẩy mạnh học tập và ứng dụng internet trong nhà trường, các vùng nông thôn, trong thanh niên
− Phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin ở các mức độ khác nhau
− Xây dựng chính phủ điện tử, cải cách hành chính để từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giao tiếp với người dân
− Xây dựng hành lang pháp lý cho các giao dịch TMĐT
− Phát triển hệ thống thanh toán dùng thẻ
− Xây dựng các dự án điểm, các cổng thông tin để các doanh nghiệp từng bước tiếp cận đến TMĐT
− Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để tạo sự thông thoáng cho hàng hoá và dịch vu.
Ý kiến bạn đọc
TIN TỨC MỚI
• 10 thương vụ "cá lớn nuốt cá bé" nổi bật nhất thế giới công nghệ trong năm 2016 (19/12/2016)
• Cạnh tranh bán lẻ trực tuyến ngày càng khốc liệt (16/12/2016)
• Phạm vi và đối tượng của Thương mại điện tử (16/12/2016)
• Năm 2016, thương mại điện tử tăng mạnh (15/12/2016)
• Cung cấp giải pháp tìm kiếm thông tin thương mại Thủ đô (15/12/2016)
• Thương mại điện tử Việt Nam 2016: "Tam quốc diễn nghĩa" Trung - Thái - Hàn, doanh nghiệp Việt gồng mình đấu với cả 3 (14/12/2016)
• Online Friday 2016 lập kỷ lục doanh thu (09/12/2016)
• Đại gia bán lẻ đua làm thương mại điện tử (04/12/2016)
• Để ngành hậu cần song hành cùng thương mại điện tử (02/12/2016)
• Cyber Monday khác gì với Black Friday? (02/12/2016)
TIN TỨC CŨ